Cơ chế gây chết người do Covid-19
Nhiều người đặt câu hỏi: Cơ chế gây chết người do Covid-19 là như thế nào, tại sao nó lại có thể giết người nhiều như vậy?
Theo các chuyên gia y tế, thông thường, virus tấn công và giết chết các tế bào. Yếu tố quyết định tính nghiêm trọng của bệnh là tình trạng miễn dịch theo tuổi tác, giới tính, di truyền và bệnh lý tiềm ẩn. Tổn thương ban đầu do virus có thể gây ra phản ứng miễn dịch quá mạnh, thậm chí phản tác dụng.
Matthew Frieman, một chuyên gia về virus tại Trường Y, Đại học Maryland cho biết: “Điều đầu tiên xảy ra sau khi nhiễm virus là các tổn thương nguyên phát và sự tấn công ồ ạt của tế bào gây viêm. Tổn thương này lớn đến mức hệ miễn dịch của cơ thể hoàn toàn bị choáng ngợp, gây ra phản ứng mạnh hơn, giải phóng thêm nhiều tế bào miễn dịch, dẫn đến những tổn thương khác”.
Virus covid -19 lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, các giọt dịch thể bắn vào trong không khí, phát tán virus một cách rộng rãi, khiến chúng dính lên các bề mặt. Người khỏe mạnh chạm vào và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Sau khi lây nhiễm, virus bắt đầu nhân lên trong tế bào đường hô hấp. Các chủng covid-19 gây cảm lạnh thông thường dễ dẫn đến viêm đường hô hấp trên. Theo giáo sư Frieman, nếu Covid-19 nhân lên nhanh chóng, trước khi cơ thể có cơ hội ngăn ngừa bằng phản ứng miễn dịch, hoặc nếu phản ứng miễn dịch xảy ra quá muộn, cơ thể không thể kiểm soát virus và bắt đầu trở nên rối loạn.
Vineet Menachery, một chuyên gia về virus tại cơ sở Y khoa Đại học Texas (Mỹ), đặt ra giả thiết, nCoV có cơ chế hoạt động tương tự SARS. Khi xâm nhập sâu vào phổi, nó có thể phá hủy phế nang – “túi đựng” oxy của cơ thể. Tổn thương gia tăng khiến mô phổi cứng lại. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm lượng oxy hiếm hoi đến các cơ quan khác. Thứ khiến cho chủng virus mới nguy hiểm là do bệnh nhân bị mất chức năng phổi, gây áp lực lên mọi cơ quan trong cơ thể bạn. Ở những bệnh nhân đã hồi phục, phản ứng của hệ thống miễn dịch thành công: giảm viêm và loại bỏ virus. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa rõ về kết quả lâu dài ở những người bệnh này. Có thể sau khi khỏi bệnh họ được bảo vệ bởi miễn dịch và sẽ không bị nhiễm lại. Họ có thể nhiễm lại với triệu chứng nhẹ hơn, mà thậm chí có thể không được bảo vệ gì hết.
Video đang HOT
L.P.
Theo daidoanket
Đừng bỏ quên điều này nếu muốn phòng dịch bệnh hiệu quả
Hàng rào phòng thủ trước dịch Covid-19 tưởng vô cùng mạnh mẽ với khẩu trang, nước rửa tay,... nhưng thật ra vẫn chưa thể nào toàn diện khi bất kỳ ai cũng có thể vô tình tạo ra "lỗ hổng" giúp mầm bệnh xâm nhập vào chính ngôi nhà mình mỗi ngày!
Ở nhà cả ngày vẫn chưa chắc an toàn!
Trước những thông tin đáng báo động về tỉ lệ gia tăng người bị lây nhiễm mỗi ngày, dịch viêm hô hấp do virus Covid-19 gây ra đã trở thành nỗi lo lớn nhất về sức khỏe và an toàn với bất kỳ cá nhân và gia đình nào hiện nay.
Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, hầu hết mọi người tin rằng việc hạn chế đến những nơi công cộng, đám đông... và "tạm trốn" tại gia sẽ giúp bản thân an toàn hơn bởi không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, cảm giác bảo vệ từ cơn sốt khẩu trang và nước rửa tay vô hình trung khiến chúng ta quên mất ngay tại ngôi nhà mình đang sống cũng có thể ẩn chứa biết bao nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là những mầm bệnh được chúng ta mang theo từ bên ngoài về nhà, rồi vô tình "tiếp tay phát tán" thông qua các vật trung gian như nắm tay cửa, mặt bàn, các bề mặt... khi vô tình chạm vào mà chưa kịp rửa tay.
Nhà không còn là nơi an toàn bởi mầm bệnh hoàn toàn có thể xâm nhập thông qua việc tiếp xúc với các bề mặt
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc trưng của virus Corona chủng mới là không lơ lửng trong không khí mà bám trực tiếp vào các bề mặt gỗ, sắt, đá... với thời gian khá lâu. Vì vậy, khi chưa hiểu đúng và đủ về cách phòng dịch hiệu quả, chúng ta sẽ dễ tập trung vào những lá chắn cho bản thân mà bỏ qua những mối nguy tiềm ẩn từ các bề mặt trong nhà, vô tình đặt chính mình và gia đình trước bao nguy cơ nhiễm bệnh. Không chỉ vậy, các bề mặt trong nhà vốn tồn tại vô số vi khuẩn, virus mà nếu không được lau chùi thường xuyên và đúng cách, sức khỏe gia đình cũng khó lòng được bảo vệ toàn diện.
Khi dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường, bên cạnh ý thức bảo vệ cá nhân khi ra ngoài cộng đồng, điều cần nhất là phải chú ý thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Nhất là khi con em sẽ có kỳ nghỉ học kéo dài và các gia đình cũng được khuyến khích ưu tiên sinh hoạt tại gia để phòng dịch.
Phòng dịch toàn diện đừng quên vệ sinh nhà cửa mỗi ngày
Theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế về các biện pháp phòng bệnh trong mùa dịch, việc thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy... bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà là điều quan trọng nhưng ít người chú ý. Tương tự việc đeo khẩu trang đúng cách, tránh tiếp xúc đám đông chưa biết rõ, thường xuyên rửa tay dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây và hạn chế dùng tay sờ lên mắt, mũi, miệng... vệ sinh các bề mặt trong nhà cũng cần được thực hiện với dung dịch, cách thức và tần suất phù hợp để phát huy tác dụng tốt nhất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng các chất diệt khuẩn có chứa Clo, phổ biến nhất trong gia dụng là Sodium Hypochlorite (có trong sản phẩm Vim, thuốc tẩy, nước Javel) là một trong những cách để khử khuẩn các bề mặt, tường nhà, sàn nhà hiệu quả. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng nồng độ để đảm bảo an toàn cho gia đình, đồng thời mang đến hiệu quả diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm... một cách tốt nhất.
Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống thường xuyên là cách phòng dịch hiệu quả mà nhiều gia đình thường bỏ quên
Cụ thể, bồn cầu cần được vệ sinh hằng ngày cùng dung dịch tẩy rửa đậm đặc, không pha loãng. Còn đối với không gian toilet, lavabo, sàn nhà, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầm xe đẩy, bề mặt inox quầy tính tiền... cần pha loãng dung dịch tẩy rửa với tỉ lệ 13 - 15ml/2,5 lít nước. Những bề mặt có tiếp xúc càng nhiều như tay nắm cửa, nút bấm thang máy thì càng cần lau chùi thường xuyên với tần suất tối thiểu 3-4 lần/ngày, tốt nhất là nên vệ sinh thường xuyên khi có thể.
Cùng với đó, việc tăng cường sức đề kháng và trang bị các kỹ năng, kiến thức phòng dịch cũng vô cùng quan trọng. Chỉ khi thực hiện đúng và đủ các biện pháp bảo vệ bản thân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, cả gia đình mới được bảo vệ toàn diện, từ đó luôn khỏe mạnh vượt qua mùa bệnh dịch nguy hiểm.
Một trong những sản phẩm thông dụng có chứa Sodium Hypochlorite là Nước tẩy rửa bồn cầu và nhà tắm Vim, với công dụng phá hủy tế bào vi khuẩn, diệt được cả các loại virus (siêu vi). Với tác dụng tiêu diệt đến 99.9% vi khuẩn các loại ngay khi tiếp xúc, Vim là một sản phẩm đa năng dùng được cho nhiều bề mặt, bảo vệ gia đình hiệu quả trong mùa dịch bệnh.
Theo dantri
Độc tính của Covid-19 (nCoV) không mạnh hơn SARS-CoV TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã khẳng định: "Độc tính của Covid-19 không mạnh hơn SARS-CoV". Độc tính của Covid-19 không mạnh hơn SARS-CoV Theo TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, virus Covid-19 (nCoV) có độc...