Cơ chế đặc thù sẽ giúp Sài Gòn sạch và xanh hơn?
Đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang cho rằng, hiện TPHCM đã có cơ chế đặc thù, HĐND TP đề nghị chính quyền thành phố trình đề án xã hội hóa việc xử phạt hành vi xả rác nơi công cộng vì nhiều quốc gia đã triển khai. “Tình trạng giao thông hỗn loạn, rác bừa bãi thì khó có hy vọng, thành phố đó, đất nước đó phát triển”, ông Quang nói.
Tại phiên thảo luận tổ của kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa IX diễn ra chiều 4/12, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang cho biết, mặc dù đã có quy định tăng mức xử phạt hành vi xả rác nơi công cộng, tuy nhiên việc áp dụng rất là ít.
“Dẫn chứng là việc xả rác ở kênh rạch, nơi công cộng, trung tâm thành phố… Chúng ta không đủ lực lượng xử phạt và cứ than là không thể tăng biên chế”, đại biểu Quang nói.
Đại biểu HĐND TPHCM tham dự kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa IX (ảnh Nguyễn Quang)
Cũng theo đại biểu này, hiện TPHCM đã có cơ chế đặc thù. Vì vậy, HĐND TP đề nghị UBND TP trình đề án để xã hội hóa việc xử phạt hành vi xả rác.
“Các nước xung quanh làm rất tốt như Thái Lan, còn đi xa hơn là Pháp. Ở Pháp, sau thời gian dài chính quyền làm không xuể thì người ta đã xã hội hóa và tình hình có chuyển biến”, ông Quang dẫn chứng.
Đại biểu Quang gợi ý có thể xã hội hóa bằng lực lượng thanh niên xung phong, đấu thầu cho các tổ chức tư nhân có đủ chức năng, thẩm quyền đứng ra xử phạt. Từ đó cung cấp nguồn ngân sách cho thành phố và cải thiện bộ mặt thành phố.
“Bất cứ nơi nào chúng ta thấy, tình trạng giao thông hỗn loạn, rác bừa bãi thì khó có hy vọng, thành phố đó, đất nước đó phát triển”, ông Quang nói.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP – cho biết, để tăng cường bảo vệ môi trường trên địa bàn thanh phố, đã có quy định tăng cường mức xử phạt.
Video đang HOT
“Chúng ta có khung xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định 155 rồi, quy định rất cụ thể từ xả rác cho tới hành vi không phân loại rác tại nguồn, vận chuyển rác không đúng quy định… Tuy nhiên, khó khăn nhất trong xử phạt là tổ chức lực lượng, đặc biệt là xử phạt xả rác không đúng nơi quy định trong cộng đồng dân cư”, bà Mỹ nói.
Người dân xả rác xuống dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (ảnh Quốc Anh)
Năm 2017, Sở Tài nguyên – Môi trường trao đổi với các quận, huyện rất nhiều về xử lý hành vi xả rác trong khu dân cư, tuy nhiên, đến nay hiệu quả xử lý chưa cao.
“Đó là do hành vi diễn ra nhanh, tức thời. Để lập biên bản xử lý vi phạm đòi hỏi phải có lực lượng đủ thẩm quyền xử lý”, bà Mỹ nói.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường cho biết, đã đề nghị địa phương tăng cường lực lượng xử phạt, bên cạnh cán bộ môi trường thì cần có sự phối hợp của lực lượng trật tự đô thị, thanh tra xây dựng. Bên cạnh củng cố lực lượng, cần bổ sung trang thiết bị ghi hình phục vụ xử phạt.
“Chúng tôi đã yêu cầu địa phương rà soát, thống kê nơi có nguy cơ vi phạm môi trường như thường xả rác, tiểu tiện không đúng quy định để lắp camera và gắn biển báo là có gắn camera để ngăn ngừa hành vi vi phạm. Sở đã trao đổi với địa phương tuy nhiên hiện nay vẫn rất khó”, bà Mỹ phân trần.
Với câu hỏi cơ chế đặc thù có thể xã hội hóa xử phạt hành vi xả rác của đại biểu Quang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để bàn bạc với các quận, huyện, trong đó có vấn đề nhân sự, nguồn lực, sau đó sẽ có tờ trình về công tác xử phạt xả rác trên địa bàn thành phố.
Quốc Anh
Theo Dantri
TPHCM: Phân cấp mạnh mẽ, nâng cao vai trò người đứng đầu
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, để tận dụng cơ hội phát triển từ cơ chế, chính sách đặc thù thì trong năm 2018 Thành phố tập trung đẩy mạnh phân cấp, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, sớm bổ sung các loại phí, phương án bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức...
Phát biểu tại kỳ họp thứ 6 của HĐND TPHCM khóa IX diễn ra ngày 4/12, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh điểm nổi bật kết quả TPHCM đạt được trong năm 2017.
Quy mô kinh tế thành phố đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tính trung bình mỗi ngày thành phố đạt GRDP là 2.900 tỷ đồng. TP huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 365.700 tỷ đồng, trung bình chi đầu tư mỗi ngày 1.000 tỷ đồng; thu ngân sách năm đạt 348.000 tỷ đồng, tức mỗi ngày thu 953 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân (ảnh Nguyễn Quang)
Theo Bí thư Nhân, năm 2017 thành phố có một số kết quả nổi bật là hoàn thành đóng góp ngân sách Nhà nước; được Quốc hội thông qua Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố; Bộ Chính trị có kết luận 21 cho 5 năm thực hiện Nghị quyết 16 về phát triển thành phố.
Bên cạnh đó, TPHCM cũng có nhiều thể nghiệm theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tế; công bố đề án xây dựng thành phố thông minh và ban hành quy chế tiếp nhận thông tin phản ánh qua 4 nguồn gồm: báo chí, kiến nghị của cử tri, giám sát của quốc hội, phản ánh khiếu nại của nhân dân.
"Nghị quyết 54 của Quốc hội đáp ứng hết sức kịp thời đặc điểm phát triển của thành phố trong thời kỳ hiện nay, góp phần tạo động lực phát triển TPHCM, đồng thời cho phép thành phố quyền chủ động và trách nhiệm cao hơn để quyết định nhanh hơn, kịp thời hơn sự phát triển TP", Bí thư Nhân nói.
Theo Bí thư Nhân, Nghị quyết đề cập 5 lĩnh vực là quản lý đất đai, quản lý đầu tư, quản lý ngân sách, cơ chế tài chính và thu nhập cho cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền TP.
Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cho rằng với dân số cao, tỷ lệ hồ sơ phát sinh lớn, trong thời gian tới TP phải thực hiện phân cấp để các sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện chia sẻ công việc với lãnh đạo thành phố.
Lãnh đạo HĐND TPHCM có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2018 về triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM (ảnh Nguyễn Quang)
Bí thư Nhân lưu ý rằng, từ 15/1/2018, Nghị quyết 54 của Quốc hội có hiệu lực. Vì vậy, HĐND TPHCM phải xem xét bổ sung các loại phí hoặc mức phí mà TP thực hiện trên địa bàn để điều tiết hành vi của người tiêu dùng và góp phần tăng thu; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, thuế môi trường.
"Đây là những việc Quốc hội cho làm nên thành phố phải chuẩn bị kỹ. Nếu trong 3 năm có điều kiện tăng thu các loại thuế, phí mà năm đầu tiên TP không chuẩn bị tốt, không tăng gì thì không có hiệu quả", ông Nhân nói.
Do đó, Bí thư Thành ủy đề nghị UBND TPHCM trình một số đề xuất liên quan đến thuế, phí để HĐND TPHCM thông qua và giữa năm 2018 áp dụng. Để thực hiện việc này thì phải gắn với quá trình lấy ý kiến của chuyên gia, nhân dân.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, năm 2018 là năm bản lề trong 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của TP. Vì vậy, TPHCM phải lắng nghe hơn nữa ý kiến của người dân; tập trung đẩy mạnh phân cấp; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy chính quyền các cấp với sự phát triển của thành phố, địa phương...
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trao đổi cùng lãnh đạo TPHCM bên lề hội nghị (ảnh Nguyễn Quang)
Bí thư Nhân mong UBND TPHCM sớm trình HĐND TP những quyết định liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù như cho chủ trương về các dự án đầu tư nhóm A của TP; xem xét điều chỉnh mức phí hoặc bổ sung phí, thuế trong năm 2018; phương án có thu nhập bổ sung cho cán bộ, công chức TP phấn đấu quý II/2018 triển khai.
Bên cạnh đó, UBND TP phải rà soát, sắp xếp bộ máy tổ chức của thành phố, cơ quan sự nghiệp của thành phố để HĐND TP cho ý kiến.
Quốc Anh
Theo Dantri
Cơ chế đặc thù là thời cơ để TPHCM đột phá, sáng tạo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, để được Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, TPHCM đã chuẩn bị 12 năm. Theo Bí thư Nhân, đây là thời cơ chính trị để thành phố đột phá, sáng tạo, tăng tốc phát triển. Phát biểu khai mạc tại Hội nghị...