Cơ chế đặc thù là thời cơ để TPHCM đột phá, sáng tạo
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, để được Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, TPHCM đã chuẩn bị 12 năm. Theo Bí thư Nhân, đây là thời cơ chính trị để thành phố đột phá, sáng tạo, tăng tốc phát triển.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này, nhất là trong bối cảnh TPHCM vừa được Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố.
Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra trong 2 ngày sẽ quyết định nội dung quan trọng về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố
Theo Bí thư Nhân, hội nghị lần này Đảng bộ TP sẽ thảo luận và ra Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ TP lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM và kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận số 21 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết để được Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù thì TPHCM đã có quá trình chuẩn bị 12 năm, từ năm 2005.
Người đứng đầu Đảng bộ TP nhận định, việc được thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù là thời cơ chính trị để TPHCM đột phá, phát huy sáng tạo để thành phố phát triển nhanh, tăng tốc bền vững.
“Đây là trách nhiệm lớn với cử tri cả nước và Quốc hội, thành phố phải làm xứng đáng với niềm tin của Quốc hội vào Đảng bộ TP. Do đó, nhiệm vụ của thành phố là phải triển khai nhanh Nghị quyết 54″, Bí thư Nhân nói.
Tại hội nghị, Bí thư Nhân cho biết công tác kiểm tra Đảng quyết liệt giúp Đảng bộ TP thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong công tác kiểm tra có nhiều điểm mới.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Đảng bộ TP, qua thực tiễn kiểm tra cũng chỉ ra một số hạn chế. Một số nơi người đứng đầu chưa làm tốt công tác tập trung, dân chủ, đoàn kết cấp ủy. Người đứng đầu về Đảng và chính quyền có một số quyết định sai.
“Đây là một trong số ít năm mà cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý bị xem xét kỷ luật nhiều”, ông Nhân nói.
Bí thư Nhân đề nghị hội nghị lần này phải làm rõ, xem xét vì sao có những sai phạm đó. Đây là điều rất đáng suy nghĩ. Ông mong muốn năm 2018 tình hình này sẽ có chuyển biến.
Theo Bí thư Nhân, từ thực tế trên có thể rút ra được bài học kinh nghiệm: “Sai phạm thì thường vụ cấp ủy đều biết nhưng đấu tranh, phê bình chưa đúng mức nên sai phạm kéo dài. Việc này cũng liên quan đến tính chiến đấu của thường trực, thường vụ cấp ủy”.
Video đang HOT
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại biểu bên lề hội nghị
Ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng trường hợp tại chợ An Đông quận 5. Theo ông Nhân, sở dĩ sự việc kéo dài nhiều năm, người dân bức xúc “xuống đường” là do cấp quản lý chưa đi sâu vào trọng tâm vấn đề, Ban quản lý chợ chưa thực sự quan tâm đến đời sống, hoạt động kinh doanh của tiểu thương, dẫn đến mất niềm tin. Đến khi thay Trưởng ban quản lý chợ thì tình hình thay đổi hẳn.
Theo Bí thư Nhân, để tiếp nhận và xử lý hiệu quả ý kiến phản ánh của người dân, hội nghị lần này sẽ bàn thảo để tiến tới ký ban hành quy chế tiếp nhận ý kiến của người dân. Công tác tiếp nhận phản ánh của người dân có hệ thống và chặt chẽ hơn.
Đánh giá về việc triển khai 7 chương trình đột phá của Đảng bộ TP, Bí thư Nhân cho biết một số chương trình thực hiện còn chậm. Ông Nhân cũng lưu ý về tính hiệu quả của các dự án hạ tầng giao thông.
Theo ông Nhân, thành phố bỏ tiền ra nâng đường sau đó thì nhà dân ngập. Để đảm bảo đời sống người dân thì tiếp tục kiến nghị hỗ trợ kinh phí cho dân nâng nhà. Ông đề nghị phải suy nghĩ về hiệu quả đầu tư các dự án để có cách làm tốt hơn.
Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ diễn ra trong 2 ngày, 1-2/12/2017.
Quốc Anh
Theo Dantri
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Cơ chế đặc thù cho TPHCM không gây bất lợi cho các tỉnh khác
"Cơ chế đặc thù của TPHCM không ảnh hưởng xấu đến các tỉnh. Không làm ảnh hưởng đến kế hoạch cân đối ngân sách trung hạn của cả nước. Nếu xấu thì Quốc hội không thông qua. Thành phố cam kết phát triển nhanh, hiệu quả, vì cả nước. Không gây bất lợi cho các địa phương" - Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định trước đông đảo cử tri quận 7 vào chiều 28/11.
Dân số TPHCM 15 triệu, đó là thảm hoạ!
Tại buổi tiếp xúc với đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, cử tri Lê Thị Liên Minh, một cựu giáo chức của địa phương bày tỏ niềm vui mừng trước việc Quốc hội có Nghị quyết giao TPHCM cơ chế đặc thù.
"Nghị quyết này rất quan trọng. Đây là điều nhân dân thành phố quan tâm, tâm đắc. Tuy chưa hiểu cơ chế đặc thù là thế nào nhưng hiểu TPHCM sẽ là đầu tàu của toàn quốc về mọi mặt", cử tri Minh hồ hởi nói.
Cựu giáo chức này cho rằng, muốn làm cơ chế đặc thù thành công thì phải có sự quyết tâm rất lớn của chính quyền và toàn thể nhân dân bởi đây là vinh dự nhưng cũng là trọng trách.
Cử tri Lê Thị Liên Minh, phường Tân Quy nêu vấn đề về cơ chế đặc thù cho TPHCM.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Liên Minh bày tỏ sự băn khoăn rằng: Các tỉnh lân cận, các tỉnh trong cả nước sẽ suy nghĩ như thế nào khi TPHCM có nhiều ưu đãi.
Cử tri này hỏi thẳng: "Người dân các tỉnh sẽ đổ xô vào thành phố của chúng ta. Nguy cơ dân số tăng là rất lớn. Nếu để dân số TPHCM tăng lên 15 triệu, đó là thảm hoạ", bà Minh nói.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc với cử tri quận 7 chiều 28/11.
Nữ cử tri này cho rằng, không riêng TPHCM, các đại biểu Quốc hội trong toàn quốc phải "vắt óc" tìm những giải pháp để giữ chân nhân dân tỉnh mình. Các địa phương phải đồng hành cùng TPHCM trong việc thực hiện cơ chế đặc thù bằng những giải pháp riêng, chí ít là tạo điều kiện cho người dân địa phương ở lại.
Trái cây, rau, hoa quả sẽ vượt gạo, dầu hoả...
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã dành khá nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi của cử tri cũng như cung cấp nhiều thông tin, giải pháp để phát triển TPHCM phù hợp với tình hình mới.
Mở đầu bài phát biểu, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "Cơ chế đặc thù của TPHCM không ảnh hưởng xấu đến các tỉnh. Nếu xấu thì Quốc hội không thông qua".
Ông Nhân cho biết, TPHCM đóng 27-28% ngân sách cả nước. Năng suất lao động cao, bằng 2,7 năng suất lao động cả nước. Do đó, dù hưởng cơ chế đặc thù, chắc chắn TPHCM không làm ảnh hưởng đến kế hoạch cân đối ngân sách trung hạn của cả nước. TPHCM cam kết phát triển nhanh, hiệu quả, vì cả nước, không gây bất lợi cho địa phương.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trả lời về cơ chế đặc thù của TPHCM.
"Nếu không gây bất lợi cho các địa phương, vậy TPHCM có bất lợi không?", ông Nhân tự đặt ngược vấn đề.
Để trả lời câu hỏi do chính mình đưa ra, người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cho biết, sau năm 1975, dân số của "Hòn ngọc Viễn Đông" là 3,7 triệu người. Hiện nay, dân số TPHCM đạt 9-10 triệu người. Theo tính toán, trong 40 năm qua, cứ 7-8 năm thêm 1 triệu người dân.
Mặc dù tốc độ dân số tăng... chóng mặt nhưng TPHCM không hạn chế nhập cư bởi Hiến pháp cho quyền tự do đi lại của người dân.
Nhìn ra thế giới, ông Nhân cho biết, thế kỷ trước, đa số dân số là nông thôn nhưng từ năm 2000 thì hơn 1/2 dân số toàn cầu là thành thị. Xu hướng nông thôn giảm đi, thành thị tăng lên. Do đó, việc dân số TPHCM cao hơn vẫn là chuyện tự nhiên.
Để lao động không vào TPHCM, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải có những giải pháp để người dân có việc làm, nâng cao thu nhập tại chỗ.
Hàng trăm cử tri tham dự và lắng nghe các phát biểu của Bí thư TPHCM về các vấn đề thắc mắc.
Theo đó, TPHCM sẽ là trung tâm sản xuất cây giống, trung tâm giống các con hải sản, vật nuôi chất lượng để cung cấp cho chăn nuôi, trồng trọt của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
"Sắp tới, TPHCM sẽ là trung tâm sản xuất hệ thống chuồng trại, là trung tâm khoa học công nghệ, hỗ trợ giống cây, giống con, hỗ trợ sản xuất cho các địa phương. Đồng thời, TPHCM sẽ đóng vai trò là trung tâm thương mại, tiêu thụ sản phẩm các vùng xung quanh. Nếu làm tốt thì vai trò các địa phương xung quanh tăng lên, sẽ giảm áp lực cho thành phố", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, lâu nay, ta cứ nghĩ xuất khẩu gạo, dầu lửa là nguồn thu lớn. Nhưng, đó là nguồn thu đáng tự hào của 10-20 năm trước. Nay xuất khẩu trái cây, rau và hoa sẽ vượt xa xuất khẩu gạo, dầu thô.
Xuất khẩu gạo 10 năm nay đang có xu hướng giảm hoặc đi ngang. Xuất khẩu dầu thô, cà phê cũng vậy. Xuất khẩu thuỷ sản lên dần dần, nay 7 tỷ và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt trên dưới 11 tỷ.
Tuy nhiên, niềm hy vọng lớn không phải ở xuất khẩu gạo, dầu thô, hải sản mà theo ông Nguyễn Thiện Nhân chính là trái cây, hoa quả, rau.
Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, năm 2025, xuất khẩu trái cây sẽ vượt gạo, cà phê.
Bài: Công Quang
Ảnh và Video: Nguyễn Quang
Theo Dantri
Đoạt mạng con nợ, nam thanh niên lãnh án tử hình Đến nhà đồng nghiệp đòi nợ không được, Quốc và con nợ xảy ra xung đột. Trong lúc ẩu đả, Quốc đâm chết đồng nghiệp. Ngày 29/11, TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Đông Quốc (sinh năm 1987, quê tỉnh Đồng Nai) tử hình về tội giết người. Bị cáo Quốc lãnh án tử hình. Gia...