Cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực cho các địa phương phát triển
Việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương.
Ngày 22/10/2021, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận ở tổ về cơ chế đặc thù đối với Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài việc áp dụng cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế, Quốc hội cần nghiên cứu xem xét chính sách đặc thù cho các tỉnh khác về lâu dài, đảm bảo công bằng cho các tỉnh chưa được hưởng cơ chế đặc thù. Phân tích các tiêu chí đặc thù được đề xuất trong dự thảo, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với Ban soạn thảo và cho rằng đây là nhóm các tỉnh có một số những đặc trưng nhất định.
Việc tạo các cơ chế đặc thù sẽ thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm tạo cơ chế huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương này. Quốc hội cần tính toán phù hợp tỉnh nào được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cách đặt vấn đề về cơ chế đặc thù đối với 4 địa phương là phù hợp, nhưng một số nội dung phải cân nhắc rất kỹ. Ví dụ như phần trăm để lại của số tăng thu ngân sách của địa phương, thì số tăng thu này phải dựa trên sự phân tích tình hình phát triển kinh tế – xã hội và dự đoán mức tăng ngân sách hàng năm của các địa phương như thế nào, mới xác định điều tiết giữa Trung ương với địa phương.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng, việc xây dựng các nghị quyết cần quán triệt quan điểm tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền của địa phương; đồng thời đảm bảo nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp của các địa phương.
Các đại biểu cơ bản nhất trí với quy định về hiệu lực thi hành áp dụng từ ngày 1/1/2022 và có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đề nghị quy định thời hạn thực hiện thí điểm các cơ chế đặc thù này nên tổng kết sớm trước thời điểm thí điểm để đảm bảo khi kết thúc thí điểm có thể triển khai áp dụng rộng rãi ngay, tạo đà phát triển cho các tỉnh và những địa phương có đặc trưng tương tự.
Video đang HOT
Các đại biểu cũng phân tích sâu về các cơ chế được áp dụng thí điểm trong nhóm 7 chính sách chung như: Chính sách dư nợ vay; ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố; thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn; công tác quản lý đất đai; quản lý quy hoạch… Từ đó, các đại biểu cũng nêu lên một số mặt trái khi thực hiện các cơ chế đặc thù.
Theo đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong việc thể chế hóa các chủ trương của Bộ Chính trị đối với các tỉnh, thành phố này. Đồng thời, xét về ý nghĩa lịch sử, văn hóa, chính trị, cũng như kinh tế, có thể khẳng định các địa phương chiếm một vị trí đặc biệt của nước ta nói riêng và mối quan hệ khu vực, quốc tế nói chung.
Tuy nhiên hiện nay, trong 4 địa phương thì chỉ có Hải Phòng tự cân đối được thu chi ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ cao hơn cho 3 địa phương còn lại, mới đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển. Đặc biệt, theo dự kiến, TP Thừa Thiên – Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng thực tế, tỉnh còn rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội.
Đối với việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, các đại biểu đánh giá đây một Quỹ hợp lý để bảo tồn, phát triển di sản. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng kinh phí ngoài ngân sách, kinh phí xã hội hóa, không sử dụng kinh phí ngân sách.
Các đại biểu đồng tình với Quốc hội và Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết tạo cơ chế để địa phương tiếp cận các nguồn vốn đầu tư tại chỗ, triển khai quy hoạch hiệu quả nhất. Các đại biểu cũng đề xuất cần có sự điều tiết hợp lý từ Trung ương để tránh sự mất cân đối và áp dụng quá chênh lệch giữa các cơ chế đặc thù (dư nợ vay, chi thường xuyên, quản lý đất đai, quản lý rừng…).
Trong phiên họp buổi sáng ngày 27/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các TP: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.
Sóc Trăng thực hiện chi trả đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động
Liên quan đến công tác giải quyết, chi trả chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, tỉnh đã thực hiện chính xác, đầy đủ, phục vụ kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng; đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19 xảy ra, góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống người lao động bị mất việc làm, thu nhập.
Cây "ATM gạo" của tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Chanh Đa/TTXVN
Trong thời gian dịch bệnh, tỉnh Sóc Trăng đã đa dạng, linh hoạt các phương thức chi trả (chi trả gộp 02 tháng, chi trả tại nhà); đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt (hiện tại bình quân có khoảng 81,61% số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, hoàn thành chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao).
Trong đó, năm 2020, đã chi trả đầy đủ, nhanh, gọn, kịp thời, an toàn cho 8.421 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng với 91 điểm chi trả đến tận cấp xã; 11.556 người hưởng trợ cấp thất nghiệp; 38.852 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và 15.050 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tổng số chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là trên 1.098,2 tỷ đồng.
9 tháng năm 2021, đã chi trả đầy đủ, nhanh gọn, kịp thời, an toàn cho 8.657 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng với 94 điểm chi trả đến tận cấp xã; 5.867 người hưởng trợ cấp thất nghiệp; 23.793 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và 12.920 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tổng số chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là trên 920 tỷ đồng.
Trước tình hình dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến việc sản xuất, kinh doanh, việc làm thu nhập của doanh nghiệp và người lao động, để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch, với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người lao động và người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Kết quả, đã sớm hoàn thành việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 1.091 đơn vị, tương ứng 35.396 lao động với số tiền được điều chỉnh giảm gần 10,6 tỷ đồng.
Tỉnh đã tổ chức Đoàn kiểm tra tình hình triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn; ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tính đến ngày 15/10, Bảo hiểm Xã hội Sóc Trăng đã giải quyết cho 4 đơn vị với 2.720 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền gần 15,25 tỷ đồng; xác nhận danh sách người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc cho 5.136 lao động của 149 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách.
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, với sự khẩn trương, quyết liệt sau 15 ngày thực hiện (từ ngày 01/10/2021 đến ngày 15/10/2021), Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã hoàn thành thông báo giảm đóng cho 1.062 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 33.137 người lao động, số tiền giảm đóng ước tính gần 20 tỷ đồng. Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã gửi danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 738/1.062 đơn vị (đạt 69,49%), với 28.221/33.137 lao động (đạt 85,16%); đã chi hỗ trợ cho 5.192 người lao động, với số tiền gần 11,47 tỷ đồng, qua đó góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho cả người sử dụng lao động lẫn người lao động trên địa bàn.
Kết quả phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt khá nhưng chưa bền vững
Theo ông Đàm Lực Sĩ, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh đến nay là 65.116 người, chiếm khoảng 10,15% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt 99,95% so với chỉ tiêu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giao, tăng 3% so với năm 2019. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.656 người, tăng 262,86% so với cuối năm 2019, chiếm khoảng 2,28% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
Số người tham gia bảo hiểm y tế là 1.252.098 người, đạt 99,94% so với chỉ tiêu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giao, bằng 98,14% so với năm 2019, tỷ lệ bao phủ đạt 95,15% theo Niên giám thống kê năm 2018, cao hơn 4,15% so với chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ giao (91%). Trong đó, 133.934 người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, bằng 119,54% so với năm 2019; 187.880 học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (đạt 83,87%), tăng 3,80% so với năm 2019.
Tuy nhiên, số người tham gia bảo hiểm y tế tính đến ngày 30/9/2021 giảm chỉ còn 956.530 người, tỷ lệ bao phủ đạt 79,99% (theo số liệu thống kê năm 2020 là 1.195.741 người), đạt 75,72% so với chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Trong đó, bảo hiểm y tế hộ gia đình có 177.900 người tham gia; bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có 121.465 người tham gia, đạt 54,50%.
Nguyên nhân số người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian gần đây chưa bền vững, giảm so với năm 2020 là do đầu năm 2021, một số xã được công nhận nông thôn mới nên đối tượng người sinh sống vùng kinh tế đặc biệt khó khăn không còn được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế với tổng số giảm 35.427 người. Từ ngày 01/7/2021, người dân tộc và người sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên toàn tỉnh giảm 350.539 người (69 xã/phường/thị trấn), do đó không thuộc diện được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc.
Đại biểu Quốc hội TPHCM nói về việc không được vượt qua "cơ chế đặc thù" Các đại biểu Quốc hội TPHCM đồng tình các chính sách, cơ chế đặc thù sẽ giúp từng địa phương phát huy thế mạnh để phát triển, đóng góp cho Trung ương. Tuy nhiên, việc thực hiện cần giám sát chặt chẽ. Ngày 22/10, đại biểu Quốc hội khóa XV tại các điểm cầu trên cả nước đã thảo luận tổ nội dung...