Cơ chế cấp tín dụng góp phần ổn định thị trường tiền tệ
Trả lời chất vấn trước Quốc hội về cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, đặt ra kiểm soát tăng trưởng tín dụng là một vấn đề và trên thực tế Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp này từ những năm 2011 và thấy đây là một biện pháp rất hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ ổn định trở lại.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội đã đề nghị Thống đốc làm rõ tính hợp lý của cơ chế cấp hạn mức tín dụng hằng năm cho các ngân hàng thương mại có phù hợp với tình hình hiện nay và xu hướng thế giới.
Đặt câu hỏi chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) cho biết, nhu cầu vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp đang khá cao, nhất là trong bối cảnh nước ta đang triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lại trong tình trạng là hết room tín dụng. Nhiều ngân hàng cả lớn và nhỏ đều đề xuất với Ngân hàng Nhà nước là nới thêm hạn mức tín dụng để góp phần hỗ trợ tăng trưởng.
Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tính hợp lý của cơ chế cấp hạn mức tín dụng hằng năm cho các ngân hàng thương mại hiện nay? Cơ chế này có phải can thiệp vào hoạt động của ngân hàng hay không? Khả năng nới room tín dụng trong thời gian sắp tới như thế nào?.
Ngay sau câu hỏi của đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ – điều hành phiên chất vấn, ghi nhận đây là câu hỏi rất hay và cho biết lần đầu tiên Quốc hội chất vấn việc phân bổ về hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại. “Từ trước đến nay chưa có nội dung này. Đây là nội dung mà hầu hết các tổ chức tín dụng giờ đang rất quan tâm”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề, việc cấp tín dụng bằng room và hạn mức rồi phân bổ hằng năm như vậy có mang tính hành chính hay không? Đảm bảo được công khai minh bạch như thế nào? Lộ trình bao giờ bỏ được việc này? Quản lý theo rủi ro và theo năng lực của tổ chức tín dụng?. “Đây là vấn đề rất quan trọng, đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu kỹ để trả lời thỏa đáng nội dung này”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của đại biểu quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng là một nội dung rất trọng tâm mà NHNN quan tâm trong điều hành. Trên thực tế, NHNN thấy rằng, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư dựa rất lớn vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hiện nay dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đang ở mức là 124% và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất, gần như trong số cao nhất các nước ở trên thế giới.
Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng hệ thống ngân hàng thì mỗi khi có các cú sốc như COVID-19, như là biến động của tình hình kinh tế thế giới mà doanh nghiệp và người dân khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh là lập tức sẽ ảnh hưởng luôn đến hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng mà mất khả năng chi trả… thì sẽ hệ lụy đến cả nền kinh tế.
Chính vì vậy, đặt ra kiểm soát tăng trưởng tín dụng là một vấn đề và trên thực tế Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp này từ những năm 2011 và thấy đây là một biện pháp rất hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ tín dụng ổn định trở lại.
“Trước đây khi không thực hiện kiểm soát về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng, các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng rất cao, có nhiều năm tăng trưởng tín dụng là trên 30%/năm, cá biệt có những năm tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên đến 53,8%.
Như vậy sẽ tạo ra cuộc đua lãi suất để huy động được nguồn tiền để cho vay…”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ và cho biết thêm: “đây là một giải pháp khá hiệu quả trong thời gian vừa qua và hiện nay đang áp dụng”.
Về cách thức, thường là đầu năm trên cơ sở chỉ tiêu lạm phát cũng như GDP của Quốc hội đề ra, NHNN sẽ đưa ra một chỉ tiêu định hướng cho cả năm và chỉ tiêu này có thể sẽ được điều hành phù hợp với tình hình thực tiễn, bởi vì chính sách tiền tệ cũng là ngắn hạn và nền kinh tế cũng sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố trong và ngoài nước và khách quan.
Về phân bổ cho các tổ chức tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đều có những nguyên tắc chung, trên nền tảng phân loại các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng nào có tình hình lành mạnh, quản trị tốt hơn thì được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Chia sẻ với Thống đốc là đối với lĩnh vực tín dụng và đặc biệt ngân hàng chúng ta phải an toàn và tránh những rủi ro, tuy nhiên, đại biểu Trịnh Xuân An tiếp tục đề nghị Thống đốc nghiên cứu thật kỹ cơ chế này, có nên chăng thực hiện nó trong thời gian tới nữa hay không?.
Cũng theo đại biểu, trong bối cảnh đang triển khai gói 2% của gói chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, khi cạn room tín dụng ngân hàng sẽ khó cho vay ra, tức là “có tiền mà lại không cho vay được, các ngân hàng muốn cho vay cũng khó”.
Trước quan điểm trên, một lần nữa Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng đỉnh: “cơ chế cấp hạn mức tín dụng khá hiệu quả trong thời gian qua, chính vì như thế mà đã ngăn chặn được những cuộc đua lãi suất để huy động cho vay tín dụng cao – có những năm tín dụng của nền kinh tế tăng đến 53,8%”.
“Từ góc độ của các tổ chức tín dụng, thì tổ chức tín dụng nào cũng mong muốn tăng trưởng tín dụng nhiều nhưng Ngân hàng Nhà nước phải đứng ở trên góc độ điều hành kinh tế vĩ mô, nếu đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức tín dụng thì chính sách tiền tệ sẽ không đạt được mục tiêu là kiểm soát lạm phát, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Để giảm áp lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng kỳ vọng thị trường vốn sẽ phát triển để “chia lửa” với ngành Ngân hàng. Khi thị trường vốn phát triển, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay trung, dài hạn từ những phân khúc thị trường này và chỉ vay vốn ngắn hạn phục vụ cho vốn lưu động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ hệ thống ngân hàng. Khi đó rõ ràng áp lực đối với việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN sẽ bớt đi.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Không để trục lợi trong triển khai gói hỗ trợ 2%
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội sáng 9/6, trả lời về vấn đề giải pháp triển khai gói hỗ trợ 2% hiệu quả để không xảy ra tình trạng trực lợi chính sách, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình triển khai Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành và Chính phủ họp nhiều cuộc để đưa ra quy định đảm bảo việc triển khai được thuận lợi, hạn chế được những khó khăn vướng mắc và không để trục lợi trong quá trình triển khai gói hỗ trợ này.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đối tượng với gói hỗ trợ này tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình nêu rất rõ. Đó là, nhóm đối tượng là nhu cầu vay vốn của một số ngành kinh tế đã được phân ngành là các tổ chức doanh nghiệp và người dân theo chuẩn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng đó, đối tượng này cho vay đối với những người mua nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ do Bộ Xây dựng công bố. Để triển khai có sự tham gia của các bộ liên quan và trong dự toán, lập quyết toán quy định có sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước đối với các dự toán khi thực hiện.
Về việc các doanh nghiệp có các khoản nợ cũ có các tài sản đảm bảo tiếp cận với gói hỗ trợ, gói này cho vay với các doanh nghiệp có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi. Trong Thông tư hướng dẫn triển khai của Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu phải cho vay đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành được hỗ trợ nhưng phải đảm bảo khả năng trả nợ. Trong quá trình thẩm định đánh giá, các tổ chức tín dụng đánh giá là doanh nghiệp không đủ điều kiện nay thì sẽ không tiếp cận được với gói hỗ trợ 2%.
Trước đó, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ khiến cầu tín dụng và khối lượng tín dụng tăng nên Ngân hàng Nhà nước đã tính toán, nghiên cứu để có lượng tín dụng bổ sung một cách phù hợp, đáp ứng nhu cầu khôi phục nền kinh tế để gói 2% có đủ dư địa về tín dụng.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước vẫn luôn quán xuyến nguyên tắc điều hành tín dụng trên các cơ sở về kiểm soát lạm phát. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, không chỉ về tổng cầu tín dụng nói chung, nhiều ngân hàng thương mại cũng đang đề xuất tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng để triển khai gói hỗ trợ. Việc này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước tính đến và sẽ có xem xét, tính toán trong điều hành để đưa ra mức room phù hợp, đáp ứng các mục tiêu trong quan hệ tổng thể của kinh tế vĩ mô.
Ngay từ đầu năm đến nay, sau khi đã phối hợp xây dựng cơ chế triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định nguồn vốn ngân hàng là kênh quan trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế và doanh nghiệp để tập trung vào hỗ trợ các nhiệm vụ phục hồi kinh tế nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng nhưng phải hướng tín dụng vào tất cả lĩnh vực trọng yếu, cần thiết có sự tập trung nhiều hơn để khôi phục nhanh. Vì thế, tín dụng đến gần cuối tháng 5 đã tăng 7,75% so với đầu năm 2022. So với thời điểm này của năm 2021 thì hầu hết tăng gấp đôi.
Tín dụng được tăng dàn trải trên tất cả lĩnh vực cần thiết, lĩnh vực ưu tiên. Chẳng hạn lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, vận tải, khách hàng, nhà hàng... có mức tăng trưởng lên tới 8,24%, gần gấp đôi năm 2021. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy các ngành, lĩnh vực này đã khôi phục sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các ngân hàng còn đẩy mạnh tín dụng bằng các giải pháp như giãn hoãn nợ, cơ cấu nợ, hạ lãi suất... nên đã góp phần đạt mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế vĩ mô.
Phó Thống đốc khẳng định, nhiệm vụ của ngành ngân hàng phải quản lý việc triển khai hỗ trợ lãi suất 2% được đúng đối tượng, đúng quy định, minh bạch, rõ ràng, không để trục lợi chính sách.
Theo đó, Thông tư 03/2022/TT-NHNN về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước đã quy định rất rõ ràng về các cấp trách nhiệm, kể cả địa phương trong việc xử lý vi phạm chính sách, có thể tiến hành thu hồi khoản vay nếu xác định doanh nghiệp, hộ kinh doanh vay vốn nhưng sử dụng vốn không đúng mục đích. Trong quá trình triển khai, Ngân hàng Nhà nước sẽ cử các đoàn thanh tra, giám sát cũng như phối hợp với các cơ quan kiểm toán, kiểm toán nhà nước... để quá trình triển khai của các tổ chức tín dụng đạt được theo mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được hạ chuẩn tín dụng, phải bảo đảm thực hiện hỗ trợ lãi suất đúng quy định, đúng đối tượng. Đây là chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính lo về vấn đề ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về đối tượng thụ hưởng, thực hiện hỗ trợ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, bước đầu triển khai có thể gây lúng túng, hay thiếu thống nhất nên các bộ, ngành cần phải tích cực phối hợp giải quyết sớm để tránh gây ách tắc.
Chính sách tiền tệ cần là "hậu phương" cho chính sách tài khoá Chính sách tiền tệ cần chịu trách nhiệm chính trong vai trò kiểm soát lạm phát, giảm thiểu rủi ro thị trường tiền tệ, tạo nguồn tài chính đủ rẻ, đủ ổn định cho các biện pháp hỗ trợ tài khóa... Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Hiện nay, nhiều chuyên gia đều đưa ra dự báo rằng, Việt Nam đang phải đối mặt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận
Có thể bạn quan tâm

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
Hậu trường phim
23:44:14 03/04/2025
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025