Cỗ chay giá bình dân hút khách
Nhiều khách hàng chọn mâm cỗ chay có giá bình dân từ 600.000 đồng – 700.000 đồng với 6-8 món.
Ăn chay trong dịp Rằm tháng Giêng không còn là chuyện lạ với nhiều gia đình người Việt và nó đã trở thành nét đẹp văn hóa trong tâm linh người Việt. Do không có nhiều thời gian tự làm cỗ chay, nên các gia đình thường đặt ở các nhà hàng. Vì vậy, cũng trong dịp này, nhiều nhà hàng chay đã đưa ra thực đơn hấp dẫn để đáp ứng yêu cầu của thực khách.
Cỗ chay gia đình, buffett chay với bạn bè
Nhu cầu ăn chay thực sự nở rộ trong vài năm gần đây, do nhiều người muốn có được bữa ăn giản dị, để thanh lọc cơ thể sau chuỗi ngày dài “chìm nghỉm” trong thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá rán…
Bác Phan Thị Toại (Quận Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ: “Hàng tháng, tôi dành riêng ngày Rằm để ăn chay. Còn Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy, cả nhà lại quây quần đông đủ để ăn cỗ chay. Con cái đều bận rộn cả, để làm được mâm cỗ chay cũng không dễ nên lựa chọn hàng đầu là đặt cỗ chay ở nhà hàng quen lâu năm, chất lượng đảm bảo mà thực phẩm tươi, sạch. Đồ mặn có gì thì đồ chay cũng có cái đó gà quay, tôm rán, giò xào, cá…hương vị không khác mấy. Nhưng ưng ý nhất là đều làm từ rau củ, vừa tốt cho sức khỏe lại giúp bớt ngán sau cả tuần Tết ăn hết mâm này, cỗ kia”.
Chọn ăn chay không chỉ giúp cơ thể được thanh lọc mà còn giúp chị Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) giữ được vóc dáng cân đối. Chị Bình tiết lộ: “Gia đình tôi chuộng nhất là các món chaynhư rau xào thập cẩm, gà xé, nộm…Sau Tết, ai cũng tăng cân nên cố gắng ăn chay được bữa nào hay bữa đó. Rằm Tháng Giêng, tôi cũng đặt một mâm cỗ chay gồm các món nộm là chủ yếu vừa thanh, vừa mát lại giúp cơ thể cân bằng, không tăng cân nữa”.
Mâm cỗ chay có giá 600.000 đồng cho dịp Rằm Tháng Giêng
Hai năm trở lại đây, gia đình chị Thu Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) đều bày cỗ chay để cúng tổ tiên. Năm ngoái, do chủ quan đặt muộn nên chị phải tất tả ngược xuôi mới tìm được chỗ đặt mâm cỗ nhưng chỉ được 4 món. Thậm chí, do đặt cận kề ngày Rằm, vợ chồng chị Trang còn bị hét giá đắt hơn vài trăm nghìn.
Chị Thu Trang chia sẻ: “Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, năm nay, tôi đặt nguyên mâm gần 10 món với giá hơn 700.000 đồng ngay từ trước Tết. Năm ngoái, tận ngày 13 Âm lịch mới gọi điện đặt mâm thì nhà hàng chay nào cũng từ chối vì kín khách. Nhiều người bây giờ ăn cỗ chay nên chỉ cần chậm chân cũng khó có được mâm cỗ như ý”.
Không chỉ có đặt mâm cỗ chay mà nhiều người cũng chọn bữa chay ngay tại quán để đãi gia đình. Với chủng loại món chay lên đến cả trăm, thậm chí năm nay nhiều nhà hàng còn đưa vào phục vụ nhiều món ăn mới như súp, nộm hải sản… mới lạ sẽ tăng sự đa dạng cho các thực khách.
Nem chay món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ chay
“Vì Rằm tháng Giêng năm nay không phải cuối tuần nên tôi chọn đặt bàn tại nhà hàng chay để gia đình cùng ăn. Đặt và ăn tại chỗ, các món nông hổi, tiện hơn rất nhiều. Mà ăn ở quán chay, không gian cũng thanh tịnh, không xô bồ như hàng quán đồ mặn nên cũng có thời gian để gia đình hàn huyên, tâm sự, ngẫm nghĩ nhiều chuyện”, cô Thúy (Tây Hồ, Hà Nội) tâm sự.
Video đang HOT
Rằm tháng Giêng không rơi vào ngày nghỉ nên các quán chay đều dự đoán nhóm khách văn phòng sẽ khá đông. Công việc bận rộn ngay từ đầu năm, chị Nguyễn Ái (Phố Tam Trinh, Hà Nội) chưa có thời gian tụ tập ăn tân niên cùng đồng nghiệp nên dịp Rằm tháng Giêng là cơ hội để cả phòng chọn buffett chay. Theo lời chị Ái, nếu đi ăn món mặn cũng tốn cả triệu đồng, trong khi ăn chay vừa nhẹ nhang, không bị ngấy mà giá cả rất hợp túi tiền.
Đậu phụ chiên xù
“Nếu tính chi li cụ thể mỗi bữa ăn cho 6 người tại nhà hàng cũng ngốn gần 1,5 triệu đồng. Trong khi ăn buffett chay cũng chỉ tốn tầm 600.000 đồng – 700.000 đồng, rẻ gần một nửa. Trong lúc tiết kiệm chi tiêu như bây giờ, đó cũng là số tiền đáng kể cho mỗi người”, chị Ái cho biết.
Phân khúc mâm cỗ bình dân đắt khách
Qua khảo sát một số cửa hàng phục vụ cỗ chay và món chay dịp Rằm tháng Giêng, đến nay vẫn tiếp tục nhận yêu cầu từ phía khách hàng. Theo lời quản lý một số quán chay, thường dịp Rằm tháng Giêng không đông bằng ngày Vu Lan nên đến sát ngày 15 âm lịch mới bắt đầu chốt sổ. Tuy nhiên, từ sau ngày mùng 10, lượng khách có thể tăng lên nên có thể những khách hàng đặt từ ngày 14 âm lịch khó được đáp ứng do nhân viên không chuẩn bị kịp.
Độc đáo món thịt gà thơm phức làm từ rau củ
Trong lúc nhiều người vẫn thắt chặt chi tiêu nhưng lượng khách đặt cỗ chay vẫn tương đối đông. Chị Thủy (Nhân viên bếp nấu đồ chay) chia sẻ: “Lượng khách vẫn tương đương năm ngoái, chưa có đột biến lớn, dự đoán sau ngày 13 Âm Lịch mới có tăng rõ rêt. Từ sau mùng 2 Tết, mỗi ngày đều tiếp nhận 3-4 yêu cầu của khách. Như dịp Rằm tháng Giêng năm ngoái, số suất nấu có thể lên đên hàng trăm và 30-40 mâm cỗ nên chúng tôi vẫn tiếp tục chờ khách đặt thêm”.
Món canh nấm thơm ngon, bổ dưỡng
Thông thường, khách hàng ưa thích lựa chọn dòng mâm cỗ chay có giá vừa phải, đáng chú ý là không nhiều người chọn những mâm giá bạc triệu. Theo lý giải của một số người nấu cỗ chay lâu năm, do đây là dịp ăn uống để tĩnh tâm nên nhiều người không muốn phô trương.
Nộm đu đủ thanh mát
Còn anh Long (quản lý nhà hàng chay ở Thái Hà, Đống Đa) những ngày này cũng tất bật vì lượng khách gọi đến đặt hàng bắt đầu tăng dần. Theo lời anh Long, như dịp Rằm tháng Giêng năm ngoái, lượng khách gấp 3-4 lần, với những khách đặt cỗ ngày 14 và 15/1 Âm lịch đành từ chối.
“Khách hàng chủ yếu lựa chọn mâm cỗ chay có giá trung bình từ 600.000 đồng – 700.000 đồng. Trong đó, chủ yếu có món gà, bò, món xào, nộm, canh, xôi… Đây là phân khúc mâm cỗ giá hợp lý, vừa túi tiền với nhiều gia đinh”, anh Long chia sẻ.
Mâm cỗ có giá trung bình thường bao gồm nem chay, rau củ thập cẩm, xôi, tôm tẩm bột rán, nộm, dồi, canh nấm.
Món dồi thơm ngon
Mức giá cỗ chay dao động từ 500.000 đồng lên đến hàng triệu đồng. Đi đôi với số tiền là số món cũng khác nhau, cụ thể mâm cỗ có 6 – 8 món có giá 600.000 đồng, 10-12 món có giá từ 800.000 đồng – 1 triệu đồng, có 12 món trở lên giá 1,2 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, mức giá này không biến động nhiều so với Rằm tháng Giêng năm ngoái và dịp trước Tết.
Đĩa rau củ thập cẩm thơm ngon, thanh mát cho thực khách
“Hiện nay, giá các loại rau củ quả tương đối ổn định. Thời tiết giai đoạn này thuận lợi, chưa có rét hại, rét đậm kéo dài nên giá rau củ không đội lên cao. Các quán chay đều đặt nguyên liệu cẩn thận trước cả tháng nên giá cả không biến động, giá từng mâm cỗ nhìn chung tương đương năm ngoái”, một nhân viên nhà hàng cỗ chay chia sẻ.
Tôm tẩm bột rán giòn tan
Cụ thể, giá trung bình tại một số quán chay với các món cơ bản như sau canh nấm 45.000 đồng/tô, bò xào 50.000 đồng/đĩa, nem dao động từ 50.000 đồng – 60.000 đồng/đĩa, cá kho 40.000 đồng – 45.000 đồng/đĩa, gà xé 50.000 đồng/đĩa, tôm tẩm bột 50.000 đồng – 55.000 đồng/đĩa, xôi từ 45.000 đồng – 50.000 đồng/đĩa….
Theo Eva
Đồ ăn bình dân thành đặc sản nhờ chút biến tấu
Chả cá thác lác, cơm chiên cá mặn, gỏi cơm dừa hải sản, heo tộc nướng... không mới nhưng sẽ tạo cho bạn cảm giác lạ miệng.
Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc. Người ta thường nạo thịt cá, quết nhuyễn với gia vị rồi chế biến bằng cách chiên vàng, hấp hoặc nấu canh... Ngoài ra, chả cá thác lác còn được biến tấu thành nhiều món ăn khác. Cá sau khi làm sạch được lóc thịt phi lê hai bên, phần xương cá để riêng. Dùng chày chần hơi mềm rồi dùng thìa nạo sạch thịt cá. Trong quá trình nạo, phải khéo léo để không làm rách lớp da cá. Tiếp tục quết nhuyễn phần thịt cá với các loại gia vị, sau đó nhồi thịt cá vào lại trong phần da cá rồi đem chiên vàng giòn cùng phần xương cá.
Chính nhờ cách chế biến này nên phần chả cá không chỉ mềm, dai mà còn hơi giòn giòn của da rất hấp dẫn. Phần xương cá cũng giòn rụm khiến người ăn thích mê. Khi thưởng thức món ăn này, chỉ cần thêm một chén muối ớt xanh để chấm kèm là bạn đã có một món ăn quen mà lạ rất ngon miệng.
Heo tộc nướng mọi được chế biến theo phong cách dân dã. Món ăn hấp dẫn thực khách nhờ phần da được nướng vàng giòn cùng hương thơm thoang thoảng của riềng, sả.
Gỏi cơm dừa hải sản được chế biến khá công phu. Ngoài thành phần chính là tôm, mực, món gỏi còn sử dụng phần cơm dừa thái thành sợi nhỏ. Chính thành phần này đem lại cảm giác beo béo giòn giòn lại hơi ngọt rất lạ miệng.
Cơm chiên cá mặn gà xé ớ quán cũng được nhiều thực khách ưa thích mặc dù đây là món ăn khá quen thuộc với nhiều người.
Cơm nắm ăn kèm khô cá dứa chiên giòn. Nghe tên có vẻ đơn giản nhưng món ăn này cũng mất khá nhiều thời gian. Từng nắm cơm trắng không được để nguyên mà lại chiên vàng lớp bên ngoài, phần khô cá cũng được chiên vàng giòn, ăn kèm là muối ớt xanh hoặc tương ớt.
Với những thực khách thích các món ăn dân dã, đồng quê thì khó có thể bỏ qua món ếch chiên giòn cùng với sả xé sợi. Điều khác lạ của món ăn này là vẫn giữ phần da của ếch trong quá trình chế biến, nhờ vậy nên không làm mất đi vị ngọt của thịt, lại tạo cảm giác dai dai giòn giòn thơm ngon.
Nếu muốn thưởng thức những món ăn thơm ngon này, bạn có thể ghé đến quán Muối Ớt Xanh - 41 Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, TP HCM. Quán mở cửa từ 10h30 đến 23h hằng ngày. Mỗi phần chả cá thác lác ở quán có giá 140.000 đồng. Những món ăn khác có giá từ 50.000 đồng.
Theo Eva
Quán cua bể bình dân mà 'xinh xắn' hiếm có khu phố cổ Cua bể vốn đắt đỏ nhưng các món ở đây giá chỉ 20.000 - 40.000 đồng. Nhắc đến quán bình dân ở khu phố cổ chắc ai cũng mường tượng ra không gian ăn uống... xấu xí cũ kỹ, thậm chí là xập xệ và không mấy vệ sinh. Bởi vậy, quán cua bể nhỏ xinh ở phố Nguyễn Siêu trở thành "hàng...