Cơ cấu tổ chức của Đài THVN sẽ thay đổi từ ngày 7/9
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ảnh minh họa
Ngày 22/7, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam gồm 32 đơn vị: Ban Thư ký biên tập; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kế hoạch – Tài chính; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Kiểm tra; Văn phòng; Ban Thời sự; Ban Khoa giáo; Ban Truyền hình tiếng dân tộc; Ban Truyền hình đối ngoại; Ban Văn nghệ; Ban Sản xuất các chương trình Giải trí; Ban Sản xuất các chương trình Thể thao; Ban Biên tập truyền hình cáp; Ban Thanh thiếu niên; Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự; Trung tâm Sản xuất phim truyền hình; Trung tâm Tư liệu; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ; Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình; Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng; Trung tâm Mỹ thuật; các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình; Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình; Trung tâm Tin học và Đo lường; Tạp chí truyền hình.
Video đang HOT
Cũng theo Nghị định, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các Ban và các đơn vị tương đương trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có Trưởng ban (và tương đương); giúp việc Trưởng ban có không quá 3 Phó Trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của các Ban và các đơn vị tương đương có các phòng và các tổ công tác.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 7/9/2014.
Trước đó, ngày 30/5, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Theo Nghị định, Đài Tiếng nói Việt Nam có 6 đơn vị giúp việc Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam gồm: 1- Ban Thư ký biên tập và Thính giả; 2- Ban Tổ chức cán bộ; 3- Ban Kế hoạch – Tài chính; 4- Ban Hợp tác quốc tế; 5- Ban Kiểm tra; 6- Văn phòng.
Đài Tiếng nói Việt Nam có 21 đơn vị sản xuất chương trình./.
Theo_VOV
Ủy ban ATGT Quốc gia hợp tác truyền thông với Đài Tiếng nói Việt Nam
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT) và Đài Tiếng nói Việt Nam vừa ký kết chương trình phối hợp tăng cường tuyên truyền trật tự an toàn giao thông trên các loại hình truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đánh giá cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về trật tự ATGT, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia - cho biết, thời gian qua, các cơ quan báo chí, truyền thông trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ tuyên truyền ATGT nên nhận thức của người dân đã thay đổi.
Thực tế, số vụ tai nạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí. Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia rất coi trọng vai trò của truyền thông trong gói giải pháp tổng thể nhằm giảm tai nạn. Vì thế, Bộ trưởng Đinh La Thăng tin tưởng chương trình phối hợp này sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trên cơ sở phát huy vị thế, thế mạnh của mỗi bên.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao hiệu quả thông tin tuyên truyền của báo chí
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành chức năng và cả các cơ quan truyền thông, tình hình trật tự an toàn giao thông sẽ tiếp tục được giữ vững, đạt mục tiêu giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TPHCM sẽ giảm.
Với chương trình được ký kết, Đài Tiếng nói Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai nội dung tuyên truyền về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực trật tự, ATGT đến thính giả nghe đài; vận động toàn dân tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông; kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố tích cực, điển hình; phê phán, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật; đề xuất kiến nghị, sáng kiến nhằm bảo đảm trật tự an toàn, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông; hướng dẫn giao thông trong các giờ cao điểm tại Hà Nội, TPHCM và tuyến Quốc lộ 1...
Ngoài ra, Đài Tiếng nói Việt Nam phát trên các chương trình phát thanh cập nhật liên tục về tình hình trật tự an toàn giao thông trên kênh VOV Giao thông Quốc gia, Hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1 và các hệ phát thanh khác đồng thời thông báo kịp thời tình trạng giao thông giúp người đi đường tránh được những điểm ùn tắc, tăng cường tương tác hai chiều với người tham gia giao thông và lực lượng cảnh sát giao thông.
Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ có trách nhiệm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và tạo điều kiện cho phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam hoạt động nghiệp vụ, từ đó mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn.
Theo Dantri
Báo chí Pháp: "Những mưu đồ đế quốc của Bắc Kinh khiến Việt Nam nổi giận" Ngày 20/5, tờ Thế giới (Le Monde) của Pháp có bài viết với tựa đề: "Những mưu đồ đế quốc của Bắc Kinh khiến Việt Nam nổi giận". Phóng viên tờ Nhân đạo (L'humanite) trả lời PV Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cũng bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ tham vọng bá quyền của Trung Quốc đe dọa đến hòa...