Cơ cấu điều khiển xu-páp trên xe đua F1
Dùng khí nén thay lò xo để hồi vị xu-páp là giải pháp mà các kỹ sư Renault sử dụng trên đường đua F1, nó cho phép động cơ có thể làm việc ở tốc độ 25.000 vòng/phút.
Renautl từng có thời gian dài ảnh hưởng trên đường đua F1, sự kiện đầu tiên là chiếc Grand Prix dành chiến thắng tại Le Mans vào năm 1906. Thời hiện đại, sự hiện diện của họ không chắc chắn như Ferrari, Williams hay McLaren. Dấu ấn quan trọng mà họ để lại không phải trong vai trò của một đội đua mà là nhà cung cấp động cơ.
Xe đua thường làm việc ở vận tốc cao, vòng tua máy cũng vượt khỏi giới hạn thông thường. Cấu tạo van truyền thống trở nên bất lực không theo kịp tốc độ xe vì lò xo đóng van không đủ nhanh như yêu cầu. Pít-tông va đập với xu-páp khiến động cơ dễ bị hỏng. Giải pháp tăng cứng hay sử dụng nhiều lò xo vẫn phát sinh những nhược điểm không thể bỏ qua. Vì thế Renault đã tạo ra hệ thống van lò xo khí nén.
Cơ cấu van lò xo khí nén của Renault.
Phát minh của Renault là thay thế lò xo thép bằng khí nén (thường là khí trơ) trọng lượng nhẹ, có khả năng phản ứng nhanh làm giảm khả năng va đập giữa van với pít-tông.
Khí nén được đưa vào trong ống kim loại đặt ở vị trí của lò xo như trên cơ cấu phân phối khí truyền thống. Xu-páp gắn chặt với vòng đệm di trượt dọc theo ống. Áp suất được duy trì nhờ bộ điều chỉnh áp suất, van một chiều.
Video đang HOT
Tần số riêng của khí nén gấp 8 lần tần số lò xo, nhờ đó động cơ có thể làm việc ở tốc độ không giới hạn, và thực tế động cơ trang bị công nghệ này thường làm việc ở vòng tua 25.000 vòng/phút.
Lò xo khí nén của Renault tạo ưu thế cho động cơ tubin. Tuy nhiên, độ tin cậy và khả năng điều chỉnh thấp nên công nghệ không thực sử phổ biến, cho đến năm 1989 khi William dành chiến thắng trên đua với động cơ V10 mà Renault cung cấp.
Vào thập kỷ 90, van lò xo khí nén đã được hầu hết các nhà sản xuất động cơ F1 chấp nhận và nhiều lần bước lên bục vinh quang cùng William (1993, 1994, 1996, 1997), Benetton (1994). Nigel Mansell, Alain Prost, Michael Schumacher, Damon Hill và Jacques Villeneuve cũng đã từng chiến thắng với động cơ của Renault.
Cho đến hiện nay, hầu hết các đội đua MotoCP như Yamaha, Suzuki hay Honda đều sử dụng van lò xo khi nén, chỉ riêng Ducati sử dụng hệ thống Desmodromic mà hãng sáng tạo ra.
Trong khi lò xo khí nén đã trở thành tiêu chuẩn trên đường đua F1 thì Renault lại bắt đầu nghiên cứu một hệ thống xu-páp thủy lực điều khiển điện tử không sử dụng trục cam nhằm mục tiêu giảm chi tiết và tăng khả năng điều khiển.
Thế Hoàng
Theo VNE
Đối thủ của Lamborghini Aventador LP700-4 từ Ferrari
Ferrari F620 GT (tên mã F152) là phiên bản "hậu bối" của 599 GTB, cho công suất dự kiến là 700 mã lực và khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,9 giây.
Những thông tin về một siêu xe thay thế cho Ferrari 599 GTB đã bị rò rỉ từ cách đây khá lâu, nhưng đây là lần đầu tiên, những thông số cụ thể của nó được tiết lộ đến công chúng.
Theo đó, các tín đồ của Ferrari hoàn toàn có lý do để ăn mừng vì với siêu xe mới này, họ sẽ có cơ hội sở hữu một "siêu phẩm" đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với siêu xe đình đám nhất của đối thủ Lamborghini hiện nay là Aventador LP700-4.
F620 được xây dựng dựa trên một kết cấu khung gầm hoàn toàn mới (có thể là bằng sợi carbon), với nhiều chi tiết "mượn" từ thiết kế của siêu xe bốn chỗ Ferrari FF nhưng lại hao hao giống với Ferrari California và tất nhiên không thể không mang những đặc điểm của "tiền bối" Ferrari 599 GTB.
Một bộ đèn pha công nghệ cao, nắp ca pô mới và hệ thống ống xả thể thao riêng biệt là những chi tiết hứa hẹn sẽ được trang bị trên siêu xe mới này. Riêng "trái tim" của siêu xe mới nhà Ferrari sẽ được "thửa" từ khối động cơ V12 dung tích 6,3 lít của Ferrari FF, nhưng cho công suất tối đa lên đến 700 mã lực.
Đây thực sự là một con số ấn tượng so với những Ferrari FF (660 mã lực), Ferrari 599 GTB (620 mã lực), Ferrari 458 Italia (570 mã lực) và ngang ngửa với "đối thủ đáng ghét" Lamborghini Aventador LP700-4.
F620 sử dụng hệ truyền động cầu sau thông qua hộp số ly hợp kép bảy cấp, kết hợp với nhiều công nghệ được lấy từ những chiếc xe đua F1. Siêu xe này có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,9 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa là 345 km/h.
Nhiều khả năng, Ferrari F620 GT sẽ được chính thức trình làng tại triển lãm Geneva 2012 diễn ra vào tháng 3 tới và bán ra vào thời điểm cuối năm.
Hải Đăng
Theo Infonet.vn
Hệ thống Desmodromic - sáng tạo của Ducati Cơ cấu phân khối khí Desmodromic (không lò xo) cho phép động cơ đạt được tốc độ lên tới 15.000 vòng/phút, gấp rưỡi so với loại dùng lò xo truyền thống. Trong cơ cấu phân phối khí truyền thống, lò xo luôn bị nén và có xu hướng tỳ van lên đế. Ở vòng tua lớn, hiện tượng cộng hưởng phát sinh. Ảnh...