Có cần xét nghiệm trước khi kết hôn?
Sắp tới em dự định sẽ kết hôn, gia đình em nhắc nhở em phải xét nghiệm trước khi cưới. Em còn khá trẻ nên về chuyện cưới xin em hầu như không biết gì, liệu có nhất thiết phải xét nghiệm trước khi kết hôn?
Hỏi: Sắp tới em dự định sẽ kết hôn, gia đình em nhắc nhở em phải xét nghiệm trước khi cưới. Em còn khá trẻ nên về chuyện cưới xin em hầu như không biết gì, hễ ai nhắc đến xét nghiệm là em lại sợ, em sợ người khác động kim tiêm hay dao kéo gì vào người.
Em xin được hỏi chuyên mục Cẩm nang cưới: Liệu trước khi kết hôn có cần phải đi xét nghiệm không? Và nếu cần thì phải xét nghiêm những gì, xét nghiệm như thế nào? Mong tòa soạn giúp em giải đáp thắc mắc, vì chỉ còn 2 tháng nữa là em cưới rồi.
Em xin cảm ơn!
(Lê Phương – Đống Đa, Hà Nội)
Cẩm nang cưới trả lời:
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì việc khám sức khỏe, cũng như thực hiện các thủ tục xét nghiệm là việc làm cần thiết và bắt buộc không chỉ đối với chị em phụ nữ mà còn cả với nam giới trước khi kết hôn.
Bạn đừng ngần ngại khi đến bệnh viện làm thủ tục xét nghiệm. Vì việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc sau này của bạn. Hiện nay tại các bệnh viện cũng như phòng khám đều có những dịch vụ khám chữa, xét nghiệm các bệnh phụ khoa trước khi cưới hỏi khá hiện đại và nhanh chóng, kết quả chính xác.
Cẩm nang cưới xin chia sẻ với bạn những xét nghiệm cần thiết trước khi kết hôn:
Đây là việc mà cô dâu tương lai nào cũng nên làm để đảm bảo sức khỏe, giữ hôn nhân hạnh phúc. Trong quy trình khám phụ khoa, cô dâu sẽ được soi tử cung, kiểm tra vòi trứng… Hiện nhiều phòng khám sản khoa, các bệnh viện cũng có gói khám dành riêng cho các cô dâu chuẩn bị đám cưới.
Những xét nghiệm, thăm khám này không mất nhiều thời gian và thường có kết quả sau 7 – 10 ngày. Nếu có một sức khỏe sinh sản ổn định, cô dâu sẽ tự tin và hạnh phúc hơn để bắt đầu cuộc sống gia đình. Trong trường hợp nếu kết quả khám không như mong muốn, uyên ương sẽ có sự chuẩn bị về tâm lý và cách giải quyết thích hợp trước đám cưới.
Video đang HOT
2. Xét nghiệm tinh dịch đồ
Với chú rể, việc xét nghiệm tinh dịch đồ cũng là điều quan trọng và nên làm. Đây là xét nghiệm giúp đánh giá khả năng sinh con của nam giới, nhằm giúp bạn chuẩn bị cho cuộc sống sau đám cưới. Các chú rể tương lai có thể tìm tới những phòng khám nam khoa, bệnh viện để thực hiện xét nghiệm. Trước ngày khám, chú rể nên kiêng đồ uống có cồn cũng như giữ tâm lý, sức khỏe ổn định.
Song song với việc khám tiền hôn nhân, cô dâu chú rể cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe cũng như các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Qua xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được một số bệnh như:
- Viêm gan B: Đây là bệnh có thể lây qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Vì vậy trước khi kết hôn, nếu nhiễm virut viêm gan B, uyên ương cần có biện pháp điều trị kịp thời
- Đường huyết và các chỉ số cơ thể: Xét nghiệm máu sẽ giúp cô dâu chú rể biết rõ lượng đường trong máu, tình trạng gan và các cơ quan trong cơ thể. Nếu có vấn đề bất thường, bạn cần kịp thời điều trị, tiêm ngừa để chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại.
4. Xét nghiệm HIV
Hiện nay việc “vượt rào” trước hôn nhân là điều không còn mới, vì vậy mà nguy cơ các bệnh lây lan qua đường tình dục cũng cao hơn. Để đảm bảo cho cuộc sống, cô dâu chú rể nên thẳng thắn chia sẻ cùng nhau vấn đề này và cùng đi khám. Có nhiều phòng khám chuyên biệt ở các phường, xã, nơi bạn có thể đăng ký xét nghiệm HIV và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác. Xét nghiệm này không tốn nhiều tiền và thông tin cá nhân của người bệnh sẽ được bảo mật.
5. Tiêm phòng các bệnh Rubella, viêm gan B, cúm…
Nhiều uyên ương kết hôn và muốn sinh con ngay sau đám cưới, như vậy, cô dâu sẽ phải tiêm phòng sớm, vì sau khi tiêm, cần kiêng có thai ít nhất 3 tháng hoặc 6 tháng. Việc tiêm phòng trước cưới nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của mẹ cũng như em bé trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh ra.
Thường cô dâu tương lai nên tiêm một số loại như phòng uốn ván, thủy đậu, vắc-xin cúm và mũi tiêm 3 trong 1 để ngăn ngừa sởi, quai bị, rubella. Cô dâu có thể đến những cơ sở y tế của quận, huyện, thành phố để tiêm chủng.
6. Tìm hiểu biện pháp tránh thai
Trái ngược với những người muốn có con ngay sau cưới, nhiều cô dâu chú rể lại muốn hoãn việc sinh con vì muốn ổn định cuộc sống, tận hưởng cuộc sống riêng hay công việc bận rộn. Lúc này, hai người nên cùng nhau tìm hiểu các biện pháp tránh thai như dùng thuốc, tiêm, dùng bao cao su… từ đó tìm ra cách hợp lý nhất với sức khỏe và điều kiện.
7. Kiểm tra “ núi đôi”, buồng trứng
Việc kiểm tra “núi đôi” cũng như buồng trứng rất qua trọng đối với người phụ nữ. Muốn giữ được hạnh phúc sau khi cưới, bạn phải chắc chắn một điều rằng cơ thể của mình hoàn toàn khỏe mạnh, và khả năng duy trì nòi giống của bạn cũng như chồng là hoàn toàn bình thường.
Hãy kiểm tra cơ thể trước khi quá muộn, để có thể điều trị kịp thời bệnh nếu như không may bạn mắc phải. Có thể kiểm tra “núi đôi” bằng những cách đơn giản, hoặc đến gặp bác sĩ để họ kiểm tra.
Nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 chân, kê gối dưới vùng vai và lưng. Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) sờ nắn khắp cả 2 vú thật kỹ để xem có khối u hay cục cứng nào xuất hiện trong vú không. Tiếp đó, lăn trên xương sườn kiểm tra lần nữa, và sau cùng dùng đầu 2 ngón tay cái và trỏ nặn núm vú xem có chất dịch gì tiết ra không. Nếu không thấy điều gì bất thường xảy ra thì có nghĩa bạn an toàn.
Trên đây là những việc làm cần thiết nhất bạn cần phải làm ngay trước khi cưới. Bạn có thể qua khoa sản của các bệnh viện hoặc Bệnh viện Phụ sản để khám chi tiết và được tư vấn cụ thể sau khi thăm khám và chẩn đoán. Bí quyết giữ hạnh phúc lớn nhất chính là sức khỏe. Chúc bạn hạnh phúc!
Theo Song Ngư
Gia đình Online
Làm sao biết tinh trùng đủ tốt
Em 31 tuổi, chồng 36 tuổi, đã cưới nhau được 2 năm nhưng chưa có con. Chồng em bị tinh trùng yếu đã đi khám 2 lần.
Lần đầu kết quả là: thể tích 4ml, ly giải 25ph, pH 7,5, mật độ 16x10^6/ml, tiến tới nhanh 1%, tiến tới chậm 28%, không tiến tới 16%, không di động 55%, tỷ lệ sống 45%, hình dạng bình thường 18%.
Đợt 2 chồng em đi khám sau 3 tháng thì được kết quả là: thể tích 1ml, ly giải 15ph, PH 7,5, mật độ 5x10^6ml, tổng số tinh trùng 5x10^6ml, tỷ lệ tinh trùng sống 41%, di động tiến tới 7%, di động không tiến tới 28%, bất động 65%, hình thái bình thường 3%, đầu 59%, cổ 45%, đuôi 26%.
Với kết quả khám 2 lần như vậy chất lượng và số lượng tinh trùng của chồng em có tăng lên ở lần 2 không hay giảm đi so với lần 1? Liệu chúng em có thể có con tự nhiên không hay phải thụ tinh trong ống nghiệm? Kính mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ. (Thương)
Ảnh minh họa: Givinglifeonline.com.
Trả lời:
Bạn thân mến,
Để trả lời những thắc mắc của bạn tôi xin chia sẻ đôi điều về xét nghiệm tinh dịch đồ. Đứng về chuyên môn, đây là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong điều trị hiếm muộn nhưng nó luôn gây ra những rắc rối cho các nhà chuyên môn bởi xét nghiệm này luôn có một tỷ lệ sai số đáng kinh ngạc. Theo một khảo sát năm 2006 về chất lượng xét nghiệm tinh dịch đồ được thực hiện ở 144 phòng xét nghiệm ở Australia với cùng một mẫu tinh dịch, kết quả đếm số lượng tinh trùng từ các cơ sở trên đưa ra có biên độ rất rộng từ 3,7 đến 102 triệu/ml.
Như vậy, sai số từ kết quả tinh dịch đồ không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả những nước có nền y học tiên tiến nhất với hệ thống xét nghiệm rất hiện đại. Để hạn chế được sai số này, các nhà chuyên môn đều thống nhất rằng xét nghiệm tinh dịch đồ phải được làm đúng quy chuẩn (từ thời gian kiêng giao hợp đến cách thức lấy tinh dịch, phương pháp làm, người làm được đào tạo quy chuẩn, trang thiết bị máy móc chuẩn, điều kiện phòng xét nghiệm...). Đã có rất nhiều máy móc hỗ trợ cho xét nghiệm này, nhưng cho đến bây giờ đa số nhà chuyên môn vẫn tin tưởng vào kết quả đánh giá bằng mắt thường của những nhân viên được đào tạo thuần thục hơn là các máy móc đắt tiền.
Do đó xét nghiệm tinh dịch nên được làm tại một cơ sở chuyên khoa về sinh sản hay hỗ trợ sinh sản quy chuẩn và xét nghiệm tinh dịch đồ đem so sánh nên đến từ một phòng xét nghiệm để đảm bảo cùng một điều kiện chuẩn. Còn khi làm ở hai hay nhiều cơ sở khác nhau, với các phương pháp khác nhau, người làm khác nhau thì sự sai số này không thể kiểm soát nổi và do đó không đem chúng ra so sánh được.
Về câu hỏi thứ nhất của bạn muốn biết chất lượng tinh trùng tăng lên hay giảm đi ở lần xét nghiệm thứ hai, thực sự khó trả lời bởi xét nghiệm của chồng bạn làm chưa đồng nhất. Kết quả của chồng bạn làm với hai phương pháp khác nhau (lần một theo chuẩn WHO 1999 (tiến tới nhanh, chậm...) và lần 2 theo chuẩn WHO 2010 (di động tiến tới, di động không tiến tới...) và tôi không rõ là hai lần xét nghiệm này trong cùng một cơ sở hay hai cơ sở khác nhau? Vì vậy chúng ta không đem so sánh được về sự tiến triển của tinh trùng mà chỉ lấy làm tham khảo.
Về câu hỏi thứ hai liệu vợ chồng bạn có con tự nhiên hay không, qua phân tích tôi thấy cả hai kết quả trên của chồng bạn đều chưa đạt được chuẩn ở ngưỡng giới hạn tối thiểu của tiêu chuẩn WHO tương ứng (bạn xem ngưỡng này trong tờ kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ mà các cơ sở khám bệnh đó trả phiếu cho chồng bạn).
Mặc dù tinh trùng của chồng bạn yếu, ít và chưa đạt ngưỡng tối thiểu nhưng không phải vợ chồng bạn hết hy vọng thụ thai tự nhiên. Chồng bạn nên đến khám ở các cơ sở nam khoa có uy tín để điều trị tình trạng tinh trùng ít, yếu. Để sớm có con, điều kiện lý tưởng nhất là vợ chồng bạn nên tìm tới một trung tâm hỗ trợ sinh sản (ở đó có cả phòng khám nam khoa, phụ khoa và đơn vị hỗ trợ sinh sản).
Những trung tâm như thế họ sẽ đánh giá chính xác toàn diện từ hai phía và tìm rõ nguyên nhân từ đâu để can thiệp trúng đích ngay. Hơn nữa, ở đó vợ chồng bạn có nhiều cơ hội lựa chọn điều trị, chẳng hạn điều trị nội khoa làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng của chồng bạn kết hợp theo dõi và hỗ trợ sự phát triển, trưởng thành của trứng một cách chủ động (phía vợ) để tăng hiệu quả thụ thai tự nhiên. Đồng thời trong trường hợp xấu nhất khi không thành công với điều trị này vợ chồng bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản luôn để đi đến đích sớm mà không mất thời gian làm lại từ đầu cũng như bỏ phí quãng thời gian vàng của độ tuổi sinh sản.
Chúc vợ chồng bạn luôn hạnh phúc và sớm có tin vui.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Theo VNE
5 dấu hiệu của bệnh ung thư âm đạo chị em chớ bỏ qua Phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào âm đạo định kỳ để sàng lọc và điều trị bệnh ung thư âm đạo ngay khi phát hiện tế bào bất thường. Do đó phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các triệu chứng ung thư âm đạo Chảy...