Có cần rút phích cắm máy giặt khi dùng xong? Hóa ra tôi đã làm 10 năm mà không biết
Theo khảo sát, hầu như mọi gia đình đều có thói quen sau khi sử dụng máy giặt thì không rút nguồn mà cắm cố định ngày này qua ngày khác.
Trong quá trình sử dụng những loại đồ điện, hầu hết mọi người đều có một thói quen không tốt đó là sau khi dùng xong quên rút phích cắm, điều này rất nguy hiểm. Dưới đây là 5 loại đồ điện mà chúng ta hay dùng trong cuộc sống, khi dùng xong bạn nhất định phải rút phích cắm, để tránh những trường hợp không may xảy ra.
1. Nồi điện
Là loại đồ điện mà ta phải dùng đến mỗi ngày. Nhưng khi dùng xong, nếu không rút phích cắm điện sẽ làm hao tổn điện vô ích. Nếu cắm điện trong một khoảng thời gian dài còn khiến nồi cơm bị cũ đi nhanh chóng, rút ngắn thời gian sử dụng. Nếu bạn cảm thấy rút phích cắm không tiện có thể mua loại ổ cắm có công tắc, chỉ cần ấn vào công tắc là có thể đóng tất cả.
2. Máy giặt
Theo khảo sát, hầu như mọi gia đình đều có thói quen sau khi sử dụng máy giặt thì không rút nguồn mà cắm cố định ngày này qua ngày khác. Họ không biết việc này có hại đến thế nào. Nếu ai có thói quen như vậy nên khắc phục ngay.
Bởi nơi để máy giặt thường là để ở những nơi khá ẩm ướt, ví dụ như để ở hành lang, chỉ cần mưa xuống là hành lang sẽ trở nên ẩm ướt. Nếu không cẩn thận khiến ổ cắm bị ướt thì việc rò rỉ điện là không thể tránh khỏi. Do đó bất kể là đặt máy giặt ở trong nhà vệ sinh hay hành lang đều phải ghi nhớ sau khi sử dụng xong thì tiện tay rút phích cắm, có thể tránh việc nguồn điện quá nóng, có tác dụng phòng ngừa rò rỉ điện.
Hầu hết các gia đình sử dụng bình điện năng. Trong quá trình sử dụng bình nước nóng điện, tốt nhất là nên đun cho nước nóng đến một nhiệt độ thích hợp là được, sau đó bạn nhớ tắt bình đi thì mới sử dụng.
Bình nước nóng điện nhiệt có chức năng giữ ấm, nếu không rút phích cắm, sẽ khiến bình vĩnh viễn ở trong trạng thái giữ ấm, đợi đến khi nhiệt độ của nước hạ xuống nó sẽ tự động làm nóng. Chưa nói về tốn tiền điện, việc này cũng có mối tai họa ngầm rất lớn, khi tắm mà điện bị rò rỉ sẽ gây kết quả chết người.
Video đang HOT
4. Tivi
Nhiều người thường có thói quen tắt TV bằng remote để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ. Con số này, qua các thí nghiệm, có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày.
Đặc biệt, năng lượng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại TV được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn. Chính vì vậy, từ bây giờ, hãy tập cho mình thói quen tắt điện nguồn từ TV hoặc thậm chí là rút luôn phích cắm, để có thể “giảm tải” cho hóa đơn tiền điện của gia đình.
5. Điện thoại
Hiện nay chúng ngày càng không thể rời xa được chiếc điện thoại. Khi sạc pin cho điện thoại, mọi người phải chú ý sau khi sạc xong, nhất định phải rút phích cắm ra, không được để phích cắm cắm nguyên trên ổ cắm. Làm như vậy sẽ đẩy nhanh tốc độ hư hỏng của phích cắm, các đầu cắm bị nóng lên gây ra hiện tượng chập cháy, có nhiều khả năng sẽ gây nên các chuyện ngoài ý muốn.
8 mẹo giúp giảm "kịch kim" hóa đơn điện trong nhà, cái thứ 5 cực ít người biết
8 mẹo giúp giảm "kịch kim" hóa đơn điện trong nhà, cái thứ 5 cực ít người biết
1. Tủ lạnh
Tủ lạnh là một trong số những thiết bị luôn hoạt động 24/7 bên trong căn nhà, và tiêu tốn một lượng điện năng ở mức trung bình. Tuy nhiên, việc sử dụng tủ lạnh không đúng cách sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện lên đáng kể.
Người dùng nên hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên khi không cần thiết, dẫn đến thoát nhiệt, để tiết kiệm điện. Mức nhiệt độ của tủ lạnh cũng chỉ nên để ở chế độ từ 1 - 9 độ C. Nên nhớ rằng cứ giảm xuống 10 độ là tủ lạnh sẽ tiêu thụ thêm 25% lượng điện năng.
2. Quạt điện
Các tỉnh miền Bắc bước vào giai đoạn Thu - Đông làm giảm nhu cầu sử dụng điều hòa và quạt làm mát. Tuy nhiên, ngay cả khi không sử dụng thì những thiết bị này vẫn tiêu tốn một lượng nhỏ điện năng.
Do đó, người dùng nên thường xuyên lau chùi cánh quạt và những bộ phần bên ngoài, nếu bật quạt thì bật ở tốc độ vừa phải. Sau khi sử dụng xong thì nên rút phích cắm của quạt ra khỏi ổ điện.
Ngoài ra, cũng nên cân nhắc sử dụng quạt trần thay vì điều hòa, ngay cả trong những ngày oi bức, vì khả năng tạo luồng không khí và chi phí điện thấp hơn rõ rệt.
3. Máy tính bàn, laptop, TV
Khi sử dụng các thiết bị như máy tính, laptop, TV, người dùng nên để độ sáng màn hình ở mức vừa phải. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng (ScreenSave) để vừa đỡ tốn điện, lại giúp bảo vệ cho máy tính.
Ngoài ra khi tắt TV, thì không nên sử dụng remote, mà nên tắt bằng cách ấn vào nút nguồn, hoặc rút điện ra khỏi ổ cắm đối với máy tính, laptop.
4. Máy giặt
Với các hộ gia đình hiện đại ngày nay, máy giặt là thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên việc vận hành máy giặt sẽ "ngốn" một lượng điện khá lớn, và rất nhiều khối nước sẽ được tiêu thụ.
Do đó, nếu muốn tiết kiệm, chỉ nên sử dụng máy giặt khi gia đình bạn đã có đủ lượng quần áo để giặt, còn nếu quần áo ít thì có thể chờ hoặc nên giặt bằng tay để tiết kiệm điện và nước.
5. Nồi cơm điện
Không nên nấu cơm bằng nồi cơm điện quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng từ 30 đến 45 phút để giảm thời gian hâm nóng. Bên cạnh đó, nhớ tắt nồi cơm điện sau khi đã sử dụng xong, tránh duy trì chế độ hâm nóng suốt ngày đêm vừa lãng phí điện, vừa không mang lại tác dụng gì.
Người dùng cũng nên lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để điện tiếp xúc tốt hơn, tránh lãng phí điện.
6. Bình nóng lạnh
Giống như khi nấu cơm, chỉ nên bật bình nước nóng từ 30 - 45 phút trước khi tắm. Ngoài ra, có thể điều chỉnh mức nhiệt trên bình nước nóng ở mức phù hợp với nhu cầu sử dụng, không nên để quá nóng để tránh lãnh phí. Cũng nên sắp xếp thời gian tắm rửa bằng nước nóng của các thành viên trong gia đình gần nhau để tiết kiệm điện. Sau khi đã sử dụng xong thì nên tắt ngay.
Đối với các gia đình có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cùng nhu cầu luôn cần nước nóng thường trực, có thể chuyển sang dùng các ấm giữ nhiệt, ấm đun nước, hoặc chỉnh chế độ trên bình nóng lạnh về mức thấp để bật duy trì trong ngày.
7. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ lâu hơn gấp 25 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện, và thắp sáng hiệu quả hơn, người dùng nên chuyển sang dùng đèn LED thay vì bóng sợi đốt hay bóng đèn neon truyền thống.
8. Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động
Ngày nay với việc mô hình smart-home đang dần trở nên phổ biến, các giải pháp phát sáng thông minh bằng cảm biến nhận diện chuyển động đang được các hộ gia đình người Việt áp dụng rộng rãi tại căn hộ, căn chung cư nơi mình sinh sống.
Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chỉ bật sáng bóng đèn khi phát hiện ra chuyển động trong phòng, nên có thể được sử dụng hiệu quả ở khu vực hành lang, cửa chính, phòng tắm, khu bếp,...
Một thống kê từ Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc sử dụng máy cảm biến chuyển động có thể cắt giảm lượng điện lãng phí lên tới 30%.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Hóa đơn cuối tháng giảm ngay nếu áp dụng những cách tiết kiệm hay nhất khi sử dụng thiết bị điện cho gia đình Sử dụng các phương pháp tiết kiệm điện không chỉ giúp bạn giảm hóa đơn thanh toán cuối tháng mà còn giúp tăng tuổi thọ các thiết bị điện trong gia đình. Tiết kiệm điện luôn là vấn đề mà các hộ gia đình, cá nhân quan tâm, nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhu cầu sử dụng điện năng tăng...