Có cần giấy chứng nhận kết hôn?
Nhiều người quan niệm tình cảm mới quan trọng, giấy đăng ký kết hôn chẳng có ý nghĩa gì. Suy nghĩ đơn giản ấy kéo theo những rắc rối khó ngờ.
Về quê đám giỗ ở Tiền Giang tuần trước, gặp người em họ, tôi hỏi: “Vợ chồng em có tin vui chưa?”. Em trả lời gọn lỏn: “Tụi em bỏ nhau rồi”. Tôi ngạc nhiên vì vợ chồng em cưới nhau chưa đầy 3 tháng mà lại chia tay. Nhưng không chút buồn phiền, em nói: “May mà chưa đăng ký kết hôn nên mọi thứ đều đơn giản”.
Tiện cho đường ai nấy đi
Cưới nhau mà không cần đăng ký kết hôn đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Họ cho rằng không muốn ràng buộc nhau hoặc có bỏ nhau cũng dễ. Em họ của tôi vô tư thổ lộ: “Do không đăng ký kết hôn nên tụi em chẳng phải làm đơn từ, ra tòa, hòa giải gì cho mệt. Vợ chồng mới cưới cũng chẳng có tài sản gì để chia. Em cho vợ cái xe tay ga mua sau cưới như một phần đền bù. Thế là xong!”.
Tờ giấy chứng nhận kết hôn không chỉ thừa nhận hôn nhân đúng pháp luật mà còn là sợi dây kết nối tình cảm giữa vợ và chồng. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Khi 2 người tự nguyện sống chung, sẵn sàng đăng ký kết hôn, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững. Giấy đăng ký kết hôn sẽ là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là động lực để người vợ, người chồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn để giữ cuộc hôn nhân cho mình.
Video đang HOT
Không đăng ký kết hôn để “tiện đường” bỏ nhau là trường hợp anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Khó khăn lắm anh mới thuyết phục được hai bên gia đình bỏ qua định kiến người Nam, người Trung cho làm đám cưới với Trần Thị Bông (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Lấy nhau xong, vợ chồng đi thuê nhà trọ ở quận 8, TP HCM. Thương con, mẹ Hưng cho tiền mua miếng đất cất nhà. Nhưng chỉ sống được với nhau 1 năm thì Bông bỏ Hưng, công khai chung chạ với một người đàn ông khác. Nền đất dự định cất nhà được Hưng đem bán rồi chia cho Bông một nửa, đường ai nấy đi. “Trước khi cưới, tụi mình thỏa thuận nếu sau một thời gian sống hạnh phúc với nhau thì mới đăng ký kết hôn nhưng mọi thứ không như mong muốn. Giờ thì “lý lịch” của mình và vợ đều… sạch sẽ” – Hưng bộc bạch.
Trăm sự rắc rối
Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là tờ giấy tác hợp hôn nhân hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm vợ chồng với nhau mà còn rất quan trọng khi hữu sự. Do không được gia đình hai bên đồng ý nên chị Trần Thị Hoa tự nguyện sống chung với bạn trai như vợ chồng, không làm đám cưới cũng chẳng đăng ký kết hôn. Chăm chỉ, chịu khó nên gần 10 năm chắt chiu vợ chồng chị mua được căn nhà ở ngoại thành TP HCM. Vì không rành thủ tục giấy tờ và bận con nhỏ nên chị để anh đứng tên nhà. Năm ngoái, anh bị tai nạn giao thông, qua đời. Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai, chị lại bị nhà chồng bồi thêm nỗi đau khác. Cô em chồng dọn đến ở, đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do: “Đây là nhà anh tôi, anh tôi mất rồi thì chị đi đi”. Phải mất rất nhiều thời gian đi kiện, chị Hoa mới đòi lại được căn nhà của mình. “Tôi cứ nghĩ sống với nhau quan trọng ở tình cảm vợ chồng chứ đâu ngờ những rắc rối nảy sinh khi chọn cuộc sống hôn nhân không hợp pháp” – chị Hoa nói.
Cũng vì không đăng ký kết hôn mà rất nhiều người phải khó khăn đáo tụng đình mới đòi lại được tài sản. Như trường hợp bà Lý Thị Minh, nhà ở quận 12, TP HCM. Thấy hoàn cảnh ông Nguyễn Tuấn Khải, người hàng xóm, lâm vào cảnh gà trống nuôi con, vợ bỏ theo người tình, bà tình nguyện đến chăm lo cho hai cha con. Nhờ giỏi giang buôn bán nên bà dần dà mua thêm được nhiều đất đai, tài sản. Gia đình bà rất êm ấm, hạnh phúc cho đến khi người vợ trước của chồng bà trở về đưa đơn ly hôn và đòi chia tài sản. Bà chưng hửng khi biết bà và ông Khải không được luật pháp công nhận là vợ chồng. Bà phải ròng rã mấy năm trời nhờ hết luật sư này đến luật sư kia hỗ trợ pháp lý mới đòi lại được một phần tài sản mà bà đã gầy dựng.
Theo VNE
Sẽ bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn
"Sắp tới, công dân không phải lưu giữ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn nữa", ông Nguyễn Công Khanh, CT Cục Hộ tịch-Quốc tịch-Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết.
Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch-Quốc tịch-Chứng thực (Bộ Tư pháp)
Bỏ cấp giấy khai sinh, giấy kết hôn
Theo ông Khanh, sắp tới, khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, nhiều giấy tờ sẽ được cắt giảm. Dự thảo luật đã đưa ra quy định, không cấp giấy tờ hộ tịch cho người dân như hiện nay. Ví dụ các loại giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, khai tử... sẽ không còn.
Tới đây, khi đi làm thủ tục hành chính, người dân không cần chuẩn bị nhiều hồ sơ giấy tờ nữa. Lúc cần, họ sẽ được cấp bản trích lục xác nhận về những thông tin hộ tịch. Đến năm 2020, khi việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thiện, kể cả trích lục cũng không còn cần thiết nữa. Mọi loại giấy tờ hộ tịch đều được hủy bỏ.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, một trong những tiêu chí xây dựng luật là đặt sự thuận lợi của người dân lên hàng đầu. Còn cơ quan quản lý Nhà nước gặp khó khăn thì phải chịu.
Trước đó, ông Nguyễn Công Khanh cho rằng công tác hộ tịch tại Việt Nam còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Quản lý hộ tịch chủ yếu vẫn bằng sổ sách, giấy tờ và cất vào trong tủ. Sự hạn chế này khiến việc đăng ký hộ tịch bị chậm. Nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng kịp thời, chờ đợi kéo dài.
Ở nhiều nước hiện nay, sau khi một người đăng ký khai sinh, thông tin này sẽ được chuyển đến cho rất nhiều cơ quan khác nhau. Cơ quan bảo hiểm, cơ sở y tế, trường học đều cập nhật thông tin đó. Sau này, có thủ tục liên quan đến người đó, các cơ quan này chỉ cần kiểm tra hệ thống máy tính là ra tất cả dữ liệu. Công dân không mất công khai lại thông tin cá nhân, xin chứng nhận, xác thực chỗ nọ, chỗ kia. Cán bộ làm thủ tục không mất công kiểm tra, nhập lại thông tin. Chỉ trừ trường hợp công dân có những thay đổi thông tin phải đăng ký lại.
"Việt Nam cũng đang hướng đến điều này", ông Khanh nói.
Thủ tục hộ tịch hết làm khó dân
Ông Khanh phân tích, quy định về hộ tịch hiện nay mới chỉ hướng đến sự thuận lợi cho cơ quan Nhà nước nhưng chưa tạo thuận lợi cho người dân.
Đôi khi người dân cần giải quyết thủ tục liên quan đến hộ tịch nhưng không biết đến cơ quan nào. Nhiều người đi không đúng cửa và phải đi lại rất nhiều lần. Ở đồng bằng, thành thị, việc làm thủ tục thuận lợi nhưng không dễ với người nông thôn, miền núi. Từ làng bản lên đến huyện có khi hết một, hai ngày đường.
Trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch cũng rất rắc rối. Nhiều cán bộ hộ tịch lại quan liêu hóa, ngồi một chỗ đọc hồ sơ. Thấy thiếu giấy tờ gì, họ lại đòi hỏi người dân phải chạy đi làm bổ sung rất khổ sở, mất thời gian.
Ông Khanh dẫn chứng, cách đây không lâu, chính một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp gọi điện thẳng tới Cục Hộ tịch, phàn nàn thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu ngoại quá phức tạp. Bố có hộ khẩu Hà Nội, mẹ có hộ khẩu TP.HCM. Cháu đang ở Hà Nội mà đứa trẻ cứ phải về TP. HCM để đăng ký. Tại sao không đăng ký ở chỗ bố?
Theo ông Cục trưởng, dự án Luật Hộ tịch mà Bộ Tư pháp đang chủ trì soạn thảo sẽ giải quyết nhiều vấn đề nêu trên.
Theo Xahoi
Lý do chàng không muốn kết hôn Chàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc ly hôn của bố mẹ, chưa thoát khỏi ám ảnh quá khứ hay đơn giản là không muốn bị ràng buộc. 1. Ảnh hưởng bởi sự ly hôn Anh ấy không muốn kết hôn có thể bởi sự đổ vỡ từ chính gia đình mình, cảnh vợ chồng, các con nheo nhóc mỗi người một...