Có cân bằng mới sống sót
Trong và sau đại dịch, từ khóa mà chúng ta sử dụng để giải quyết mọi vấn đề là cân bằng.
Hãy kết nối trực tiếp với người thân gần gũi nhất, hiểu rằng cả đời sống bên nhau, chưa chắc đã kết nối hoàn toàn được với nhau.
Mới ở nhà được chừng mười ngày trong thời gian cách ly xã hội, con gái thứ hai của tôi đã quá sốt ruột, lại tìm cách xin đi làm việc tại chuỗi cửa hàng tiện ích, được phép mở cửa trong thời gian cách ly vì COVID-19. Trước đó, con làm tại một cửa hàng thời trang nên khi cửa hàng buộc phải đóng cửa, con cũng nghỉ việc.
Có điều lạ, đó là trước khi cửa hàng thời trang đóng cửa, con gái tôi đã bị khó thở, đau họng. Con khá lo lắng bởi cho dù đã đeo khẩu trang khi bán hàng, nhưng làm sao biết được con vi-rút vô hình, sát thủ lặng lẽ kia lại không lẩn qua cái khẩu trang hai lớp con đeo? Chưa kể, con còn chơi với một bạn có mẹ làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai, một ổ dịch lớn tại Hà Nội.
Con đã tìm các điểm xét nghiệm COVID-19 gần nhà, để sẽ đi xét nghiệm nếu tình trạng khó thở, viêm họng trầm trọng hơn. Nhưng thật may, sau một tuần, con gái tôi đã khỏe hoàn toàn. Con tin là mình chỉ bị viêm đường hô hấp thông thường do thay đổi thời tiết. Vậy nhưng, chỉ mới khỏe được vài ngày, ở nhà, con đã cuồng tay chân, muốn ra ngoài làm việc, dù công việc bán hàng, tiếp xúc nhiều người, rủi ro là khá lớn.
Tôi hiểu con gái mình là một cô gái nhiều năng lượng, thích cuộc sống sôi động và tiếp xúc bên ngoài. Dù đang là sinh viên, nhưng con đã đi làm thêm cùng lúc hai việc. Cho nên, ở nhà mà chỉ học, không làm việc và tiếp xúc bên ngoài, con thấy khó cân bằng. Tôi đã yêu cầu con không xin đi làm cho chuỗi cửa hàng tiện ích kia ít nhất hết tháng Năm, và tôi thuê con làm việc cho tôi ở nhà.
Về sự bình an và hạnh phúc trong tổ ấm của mình, nơi trú ẩn an toàn nhất, cũng là câu chuyện khá thú vị. Muốn có được điều đó, thì phụ nữ hay đàn ông, đều phải sử dụng kỹ năng sống cân bằng. Nhớ lại thời điểm giữa tháng 2/2020 khi COVID-19 bắt đầu tấn công sang lục địa già châu Âu, tôi đã liên lạc với nhà thơ Sándor Halmosi (Hungary) để hỏi thăm và chúc anh được mạnh khỏe, an toàn.
Video đang HOT
Sándor Halmosi chú ý đến chữ “an toàn” mà tôi sử dụng, và anh đề nghị thay bằng chữ “cân bằng”. Anh giải thích, rằng cuộc sống của chúng ta giống như con tàu đi trên đại dương, biển có lúc lặng, lúc sóng to gió lớn, lúc bão tố… chỉ có biết cách cân bằng là chúng ta sẽ vượt qua tất cả và tiến về đích.
Tôi ngẫm nghĩ mãi về cách dùng chữ của Sándor Halmosi. Anh không chỉ là một nhà thơ, còn là một diễn giả về những khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng xã hội, nên ẩn sau chữ nghĩa anh chọn, hẳn có nguyên do sâu hơn. Và tôi đã hiểu ra điều đó, khi chiêm nghiệm hiện tượng xảy ra thời điểm Hà Nội trở thành vùng dịch với ca nhiễm COVID-19 thứ 17, nhiều người đã ào ào đi mua nhu yếu phẩm suốt đêm 6/3, tạo nên một làn sóng vơ vét hàng, tạo điều kiện cho một số thương nhân trục lợi, nâng giá, bán hàng giả.
Những người đó tìm sự an toàn trong tích trữ nhu yếu phẩm, dù không cần thiết, tạo ra sự rối loạn nhất thời trong thị trường, tăng sự rối loạn tinh thần cho chính họ và cộng đồng. Những người biết cân bằng, sẽ không bao giờ hành động như vậy. Họ sẽ cân bằng đi tới đích mà không để bất cứ làn sóng nhất thời nào nhấn chìm.
Trở lại vấn đề của con gái tôi, cũng như một số người khác, gặp bất ổn tinh thần khi ở nhà toàn thời gian trong giai đoạn cách ly, có người bồn chồn không yên, có người bức xúc, có người trầm cảm… Đó là hệ lụy của cách ly bên cạnh tác động hữu ích của việc giảm nguy cơ lây lan rộng COVID-19.
Trò chuyện với tiến sĩ Daniel Dobrev (Bulgaria) về vấn đề này, ông cho biết, COVID-19 đã thiết lập đời sống song trùng cho chúng ta. Nó tạo ra sự phân chia xã hội mới. Xã hội hiện tại được thêm một dạng phi xã hội. Chúng ta đang ở một cuộc chiến với kẻ thù vô hình, thì dường như, kẻ thù chính của chúng ta lại là bản thân mình.
Trong và sau đại dịch, từ khóa mà chúng ta sử dụng để giải quyết mọi vấn đề là cân bằng. Hãy kết nối trực tiếp với người thân gần gũi nhất, hiểu rằng cả đời sống bên nhau, chưa chắc đã kết nối hoàn toàn được với nhau. Bỏ bớt kết nối ảo nhiễu loạn, cân bằng tinh thần, cân bằng việc làm, giữ nguồn năng lượng dồi dào để tập trung vào việc làm ngay có ích và ít tạo áp lực.
Vì vậy, đại dịch lại chính là dịp để chúng ta nhận ra và rèn luyện kỹ năng cân bằng.
Dâu trẻ méo mặt khi đêm tân hôn chưa kịp động phòng thì mẹ chồng vác gối sang nằm giữa và phản ứng của chồng khiến cô "cạn khô lời"
Vậy mà mẹ chồng em lại nhìn thấy rồi sang chỗ ngồi của thông gia để trách cứ. Đến nỗi bố em nóng mặt và nói với em: "Con bảo con rể đừng làm thế, bà thông gia không thích như vậy đâu".
Kết hôn cả tuần rồi nhưng em và chồng vẫn chưa một lần được nằm cạnh nhau các chị ạ. Kể ra thì thật oái oăm. Nhưng quả thật tối nào cũng vậy, mẹ chồng em luôn tìm cách để phá đám các con.
Em có thể hiểu được phần nào tâm lý của mẹ chồng. Là góa phụ từ khi còn rất trẻ. Bà một mình nuôi con trai khôn lớn. Vì thế mẹ chồng em luôn xem con trai mình là vàng bạc. Trước đây chồng em từng nói, mẹ anh bị bệnh khó ngủ, đêm lại rất hay mơ gặp ác mộng.
Vậy nên đêm nào cũng vậy, chồng em vẫn luôn trải đệm nằm ngoài cửa phòng mẹ. Nhờ vậy, mẹ chồng em mới an tâm đi ngủ.
Sau này khi có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn, em cũng dần nhận ra tính cách mẹ chồng. Trong mắt mẹ chồng em, không một ai có thể đụng vào con trai mình. Hồi ấy em và chồng có chơi đùa với nhau. Vô tình em làm anh bị xước ở mặt. Vậy mà mẹ chồng gọi em sang tận nhà để nói về chuyện này. Bà dặn: "Cháu sắp về làm dâu nhà bác. Vậy nên bác cũng chẳng giấu cháu làm gì. Trong nhà này, không có chuyện vợ bắt nạt chồng như cháu làm với con trai bác. Nếu còn một lần nào nữa, bác sẽ bảo bố mẹ dạy lại cháu đấy".
Bà dặn: "Cháu sắp về làm dâu nhà bác. Vậy nên bác cũng chẳng giấu cháu làm gì. Trong nhà này, không có chuyện vợ bắt nạt chồng như cháu làm với con trai bác". Ảnh minh họa: Internet
Nghe mẹ chồng nói, em có chút hoảng hốt. Không ngờ chỉ vì một vết xước nhỏ mà bà lại trách em như vậy. Thế nhưng sau chuyện này, em cũng rút ra bài học của bản thân rằng không bao giờ cãi nhau với mẹ chồng.
Mặc dù vậy, vào ngày cưới của vợ chồng em, mẹ chồng vẫn hằn học em vì một chuyện vô cùng nhỏ. Hôm ấy em bị say xe, di chuyển cả quãng đường dài, mấy ngày trước đó lại bận rộn chuẩn bị đám cưới nên mệt mỏi là chuyện bình thường.
Vậy mà mẹ chồng em lại nhìn thấy rồi sang chỗ ngồi của thông gia để trách cứ. Đến nỗi bố em nóng mặt và nói với em: "Con bảo con rể đừng làm thế, bà thông gia không thích như vậy đâu".
Chuyện vẫn chưa kết thúc. Vào đúng đêm tân hôn của vợ chồng em, mẹ chồng lại tiếp tục gây khó dễ. Khi bọn em chuẩn bị tắt đèn đi ngủ thì nghe tiếng đập cửa bên ngoài. Lúc đầu chồng em không ra mở cửa. Mẹ chồng liền đứng khóc bên ngoài.
Đến giờ là một tuần mà vợ chồng em vẫn ngủ cùng mẹ chồng. Ảnh minh họa: Internet
Thấy khó xử, em mở cửa cho mẹ chồng vào thì bà xông vào giường ngủ và chen vào nằm giữa. Mẹ chồng em bảo nằm một mình không ngủ được. Lâu nay bà đã quen với việc có con trai nằm bên ngoài cửa phòng rồi.
Chẳng hiểu sao lúc ấy chồng em lại nháy mắt ra hiệu để mẹ ngủ cùng. Cuối cùng cả đêm hôm ấy, chồng và mẹ chồng em ngủ ngon lành còn em thì thao thức suốt đêm. Đến giờ là một tuần mà vợ chồng em vẫn ngủ cùng mẹ chồng. Nói chuyện thì chồng em bảo để mẹ quen dần. Nhưng cứ đà này, mẹ chồng em sẽ quen việc ngủ cùng các con mất thôi. Các chị có cách nào hay không, chỉ giúp em với.
Hạnh Trang
Theo Phụ nữ Sức khỏe
Cuộc hôn nhân "địa ngục" của cô gái 20 tuổi và quyết tâm vùng lên "Lúc đó, em nhịn không nổi nữa mới quay sang cười khẩy: 'Ok ly hôn, tôi hết chịu đựng được anh rồi, anh chờ đó, tôi sẽ viết đơn'", cô gái tâm sự. Trong cuộc sống chẳng phải sự lựa chọn nào của chúng ta cũng hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cái chính là phải mạnh mẽ thế nào để giải quyết...