Có cả triệu xe máy không bao giờ đổi được chủ
Từng có hơn 20 năm làm nghề sữa chữa và buôn bán xe máy, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) đã khẳng định khi trao đổi với PV.
Theo anh Dương, thủ tục sang tên đổi chủ vô cùng rườm rà và phức tạp. Ảnh minh họa: Phạm Hải
Thủ tục rườm rà
Xung quanh câu chuyện xe chính chủ làm nóng dư luận suốt tuần qua, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) cho biết, các nhà quản lý chưa lường hết được những khó khăn của người dân khi làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
“Chỉ có người nghèo mới mua xe cũ. Nhưng tại sao khi mua xe cũ người ta không muốn làm thủ tục sang tên, đổi chủ trong khi ai cũng muốn chính chủ? Thực tế câu trả lời không phải vì mất bao nhiêu tiền mà do thủ tục hành chính vô cùng phức tạp và rườm rà”, anh Dương đặt vấn đề.
Cụ thể, anh Dương cho biết, anh đã từng đi sang tên, đổi chủ cho nhiều người và nhận thấy có quá nhiều thủ tục hành chính rắc rối. Thời gian kéo dài, nếu trong tỉnh, có qua “cò” cũng phải mất 2 tuần, còn ngoại tỉnh có thể phải mất hàng tháng.
Theo anh Dương, thủ tục hành chính này đã có từ nhiều năm trước nhưng nếu chưa trực tiếp đi đổi chủ cho xe, nhiều người sẽ không thể hình dung nó gồm những thủ tục và quy trình cơ bản ra sao.
Trước hết, người mua xe phải gặp chủ xe để xin giấy mua, bán, cho, tặng… xe máy. Sau đó nhờ họ mang CMTND ra chính quyền sở tại xin xác nhận có dấu đỏ, chữ ký của chính quyền địa phương. Sở dĩ phải đến “xin” vì hiếm chủ xe nào chủ động ra chính quyền trình báo.
Sau đó người mua xe mang xe đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú để rà số khung, số máy. Sau đó họ sẽ đối chiếu với bản gốc ban đầu, nếu trùng khớp tuyệt đối về kích cỡ, số, khoảng cách… mới có thể làm thủ tục.
Video đang HOT
Tại đây, cơ quan công an sẽ thu lại đăng ký, biển số xe và yêu cầu người mua xe nộp lệ phí trước bạ. Thủ tục này hoàn tất từ một vài ngày đến 1 tuần.
Khi người mua xe nhận lại, hồ sơ sẽ được đóng dấu giáp lai, không được bóc. Nếu ai vô tình bóc ra, coi như hồ sơ đó bị hủy.
Tiếp đó người mua xe cầm hồ sơ này, mang xe đến nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp cho cơ quan đăng ký xe để xin cấp lại đăng ký mới.
Tại đây, người mua tiếp tục phải nộp thuế và phí trước bạ một lần nữa, phải chờ đợi đến lượt để bấm số ngẫu nhiên, biển 5 số đối với xe trên 70cc và biển 4 số đối với xe dưới 50cc. Giai đoạn này, nhanh nhất sẽ phải mất 1 tuần.
Theo anh Dương, quy trình cơ bản nói trên có thể thực hiện được trong các trường hợp tìm được chủ xe, xe còn số khung, số máy.
Khổ chủ tìm chính chủ
Có một thực tế, hầu hết xe cũ đều đã qua tay nhiều người, rất khó tìm được chủ xe. Qua quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, đục đẽo, ăn mòn… nên số khung, số máy hầu hết không còn nguyên vẹn. Đồng nghĩa hàng triệu xe sẽ không thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
Anh Dương dẫn ví dụ một chiếc xe 82-70 đời 81 được mua đi bán lại qua nhiều chủ ở nhiều nơi và chủ sở hữu hiện tại là ông B ở Hà Tĩnh. Chủ xe chính chủ là bà Phan Thị A. (phường C, quận D, Hà Nội).
Giờ muốn sang tên, ông B phải tìm gặp bà A. Tuy nhiên trong đăng ký xe chỉ ghi bà A ở phường C, chứ không ghi ngõ, số nhà cụ thể do vậy việc tìm bà A như mò kim đáy bể, đặc biệt đối với người dân từ quê ra.
Ngoài ra, trường hợp bà A có thể đã mất hoặc chuyển tới sinh sống ở nơi khác hoàn toàn có thể xảy ra. Hoặc ngay cả khi tìm được nhà rồi nhưng năm lần, bảy lượt cũng chưa chắc gặp được bà A, do bà ấy đi du lịch, công tác… Với một số người khó tính hay là cán bộ (trước là công nhân), họ còn sợ mình đến thăm dò, trộm cắp, lừa đảo…
Chưa hết, trong trường hợp ông B mua phải chiếc xe mà bà A đã bị lừa từ trước thì giờ sẽ không biết giải quyết thế nào.
Anh Dương nhận định với những thủ tục rườm rà và việc xác định chủ xe khó khăn như vậy thì hầu hết người dân sẽ tìm cách chống chế hoặc mua xe mới. Điều này sẽ gây nhiều phiền toái, bức xúc và lãng phí cho xã hộikhi nhiều chiếc xe vẫn còn tác dụng sử dụng nhưng họ buộc phải bỏ. Người nghèo sẽ càng nghèo thêm.
“Ví như chiếc xe tàu chạy tốt hiện tại chỉ có giá từ 1,5-2 triệu đồng. Nếu không thể sang tên đổi chủ, bị phạt 1 triệu đồng thì không khác gì tịch thu không của họ. Trong khi việc mua xe để mưu sinh là hoàn toàn chính đáng”, anh Dương phân tích.
Liên hệ ngay tại Nam Định, anh Dương cho biết giai đoạn 2004 – 2005, UBND tỉnh ra quy định người có bằng lái xe mới được đăng ký xe. Ở Ninh Bình không có quy định này nên dân dồn sang Ninh Bình, mượn hộ khẩu để đăng ký. Giờ nhiều người tại Ninh Bình đã mất hoặc nhiều nhà đóng cửa im ỉm qua năm này tháng khác do đi làm ăn xa.
Theo anh Dương, tỷ lệ xe không chính chủ hiện nay phải tới 70% chứ không phải số liệu 40% như công bố. Do đó các nhà hoạch định nên xem xét NĐ 71 dưới góc độ xã hội để tạo điều kiện cho người dân.
Theo xahoi
Sinh viên lo lắng vì chưa "sang tên" cho xe máy
Hàng nghìn sinh viên tỏ ra bât ngờ, lo lắng thâm chí bức xúc với mức phạt mới vì chưa kịp "sang tên" cho xe.
Tiên phạt quá sức
Xe không chính chủ phân lớn thuôc sở hữu của người lao đông thu nhâp trung bình, thâp vì không đủ khả năng tài chính đê mua xe mới, chính chủ và với sinh viên khi sử dụng xe của bô mẹ, anh chị đê lại, mua xe tại chợ xe cũ, mức phạt 1 triêu vì không thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện được đánh giá là "quá sức".
" Phạt 1 triêu quá nhiêu, với những người có mức thu nhâp thâp tháng thu nhâp từ 3 đên 4 triêu chưa đăng ký xe chính chủ mà bị bắt thì họ ăn và sông thê nào? Với sinh viên thì còn tê hơn vì vân phải xin tiên bô mẹ hàng tháng, nêu đi làm thêm được vài đông môt lân bắt xe cũng hêt tong. Mình nghĩ luât này được thi hành thì nên giảm mức phạt xuông 200- 400 nghìn đông thì phù hợp hơn", bạn Dương Tiên Dũng (SV ĐH Thăng Long) người đang sở hữu môt chiêc xe không chính chủ cho biêt.
Xe Dũng đang đi là xe của anh trai chuyên nhượng, sau khi biêt thông tin xử phạt những ai không làm thủ tục sang tên đôi chủ cho xe đã chia sẻ: "Phải nhanh chóng thuyêt phục bô mẹ mua xe thôi, ai bày cách cho tôi với...". Sau dòng chia sẻ của Dũng, nhiêu bạn đã hiên kê vê viêc đi bộ, đi xe đạp.
" Nêu vì không có xe máy rôi phải mượn xe của bạn đê đi có viêc gâp, lúc ây cũng là đang đi xe không chính chủ và đương nhiên là chẳng có giây chuyên nhượng quyên sở hữu nào ở đây khi bị bắt thì vân nộp phạt, nộp phạt 1 triêu có quá nhiêu?" Hoàng Tuân (SV ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG) nói. Tuân phân tích: "Mặc dù mình đi học bằng xe buýt và nhu câu vê viêc đi xe máy ít nhưng không phải không có, đôi xử với những sinh viên không đủ điêu kiện đê mua xe máy như mình và nhiêu bạn khác như vây có quá khắt khe không?"
Sai phạm vì xe không chính chủ thêm khó cho sinh viên (Ảnh minh họa).
Tiêp thêm tiêu cực
Mặc dù Nghị định 71 đã được ban hành từ giữa tháng 10 và trả lời báo chí trước đó Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội khẳng định: "Ngay sau khi NĐ 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT, Công an TP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Đơn vị cũng tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung NĐ, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo ATGT" nhưng phải đên chiêu tôi ngày 09/11 nhiêu sinh viên đã giật mình khi đọc thông tin này qua các bài báo và chia sẻ trên mạng xã hôi.
" Mình thây các bạn chia sẻ các bài báo và các status trên Facebook mới biêt luật được áp dụng vào ngày mai, mình còn chưa biêt phải làm thủ tục như thê nào, hình như phải nộp thuê, có sô hộ khâu, thông tin cá nhân thì sẽ được làm..." Dương Tiên Dũng cho biêt. Quang Đạo (SV ĐH Thủy Lợi) cũng cùng bức xúc: " Sẽ lại phải làm những loại giây tờ thủ tục loằng ngoằng, lại phải chịu thêm những hạch sách theo mình là không cân thiêt".
" Mình thây bản thân mình và nhiêu bạn mặc dù biêt luât được ban hành đê phòng ngừa hâu quả do tai nạn và chông ùn tắc nhưng rât khó đê có thê châp nhận môt mức hình phạt quá cao so với đời sông của không chỉ sinh viên mà nhiêu người đi làm khác. Thêm vào nữa mình sợ luật này sẽ lại nảy sinh ra những tiêu cực, liệu người thực thi luât có làm nghiêm?
Như mình gặp các lôi vi phạm như không gương, không đèn, không sử dụng tín hiệu xin đường... sau khi yêu câu kiêm tra giây tờ, chủ phương tiên thâm chí không mang theo giây tờ xe, chưa nói đên viêc chính chủ hay không chính chủ thì mức phạt thường là 200, 300 nghìn, tùy vào sô tiên trong ví của người vi phạm và sau đây chủ xe sẽ tiêp tục đi vây thì siêt chặt thêm đê làm gì, đê thay vì 200, 300 là 500 nghìn đê xử lý cho nhanh?" bạn Thanh Hoa (SV HV Ngân hàng) cho biêt.
Mạng xã hội Facebook đang truyên nhau bức thư của một sinh viên gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trong đó có đoạn: " Nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc đánh úp người dân? Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài ngày họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày mai 10/11/2012 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường".
Còn trên Facebook của Minh Anh: " Từ hôm nay mình sẽ tập sống theo lề thói mới: mọi sự chính chủ. Bắt đầu bằng việc bây giờ ngủ trên giường chính chủ. Sáng mai dậy đánh răng bàn bàn chải chính chủ. Chải đầu bằng chiếc lược chính chủ. Phương tiện đi lại chính chủ duy nhất là đôi chân nên mọi hẹn hò từ nay khép lại...".
Theo VNN
Không xử phạt xe mượn hợp pháp Sau một ngày thực hiện Nghị định 71 với lỗi phạt xe không sang tên đổi chủ, Đại tá Đào Vịnh Thắng - quyền Trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền người dân. Tuy nhiên, nếu vi phạm lần hai sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Sau ngày đầu ra quân xử phạt theo...