Cố ca sĩ – nhạc sĩ Duy Khánh: Huyền thoại Bolero
Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian…
Giọng hát Duy Khánh (1936-2003) sớm có sức cạnh tranh một thời với các giọng ca Hùng Cường, Nhật Trường và Chế Linh. Tuy mỗi người một màu sắc khác nhau nhưng Duy Khánh có làn hơi khỏe và ngân dài khó ai địch nổi. Hơn nữa, Duy Khánh lại chuyên hát dòng nhạc quê hương tạo nên “đặc sản” cho riêng mình.
Cả cuộc đời Duy Khánh chỉ hát về quê hương với âm sắc ngọt ngào trong sáng pha chút u buồn nhưng không ủy mị.
Một trò chơi “Trời cho”
Ngay khi biết cậu nhỏ Diệp (Nguyễn Văn Diệp, tên khai sinh của Duy Khánh) cứ ca hát suốt ngày chả chịu học hành, ông bố đã cấm tiệt. Nhưng cậu nhỏ Diệp đâu dễ bỏ thói quen. Mỗi khi đi học hay đến trường, cậu Diệp thường trốn đi tập hát. Nhiều đêm cậu còn đóng kín cửa, chui đầu vào chum gạo hát véo von cho đến sáng mới thôi.
Giọng hát tự nhiên trong trẻo vang ngân được ông trời ban cho đã tạo nên tính cách lãng mạn bay bổng của Diệp. Cậu mong ước sau này trở thành ca sĩ làm rạng danh gia tộc thuộc dòng dõi “Quận công” từ thời ông nội để lại. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, Diệp được gia đình cho chuyển từ quê Quảng Trị vào Huế học lên Trung học toàn phần (1952).
Cố nhạc sĩ, ca sĩ Duy Khánh lúc trẻ.
Được vào Huế như chim sổ lồng, cậu Diệp chỉ tập trung vào đàn ca sáo nhị, hát hò thâu đêm. Diệp trở thành ca sĩ chính của ban nhạc trẻ ở Huế. Cậu còn được mời về Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn ở các rạp chiếu bóng. Thậm chí, dù mới chỉ 16 tuổi, Diệp còn được hát chung với ca sĩ nổi tiếng Tuyết Mai lúc bấy giờ. Cậu tự lấy nghệ danh cho mình là Tăng Hồng và mạnh dạn dự thi đơn ca tại đài Pháp Á tổ chức ở Huế (1955).
Ai ngờ, giọng hát của Tăng Hồng đoạt giải Nhất với ca khúc “Trăng thanh bình”. Giải thưởng như một sự khẳng định tài năng ca hát của Diệp. Năm sau cậu bỏ học trốn gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp.
Sài Gòn vào năm 1956 đang nở rộ trào lưu tân nhạc. Không khí âm nhạc rất sôi nổi cùng với sự hiện diện lừng lẫy của Thanh Thúy, Thái Thanh, Thái Hằng, thêm nữa nào là Phạm Duy, Duy Trác, Nhật Trường, Chế Linh, Hùng Cường…
Ca sĩ Duy Khánh (Duy từ tên Phạm Duy; Khánh là tên bạn thân của Diệp từ nhỏ) lúc đó không mấy được chú ý. Không ngờ, chỉ mới nghe Duy Khánh hát thử, nhạc sĩ Phạm Duy lập tức mời anh tham gia chương trình ca nhạc Hoa Xuân. Đặc biệt Duy Khánh được chọn cùng danh ca Thái Thanh hát hai ca khúc của Phạm Duy thì mọi sự thay đổi hẳn đối với Duy Khánh. Đó là thời điểm năm 1965, Duy Khánh nổi lên trên bầu trời âm nhạc với hai ca khúc “Con đường cái quan” và “Mẹ Việt Nam”.
Có thể gọi đây là hai bản trường ca đòi hỏi giọng hát cao vút, ngân vang mới biểu hiện được tư tưởng của tác giả. Duy Khánh trình bày chững chạc và có chiều sâu nội tâm. Có thể nói, chỉ giọng nam cao (Terno I) của Duy Khánh mới đủ sức thể hiện được hai tác phẩm này. Từ đó, các ca sĩ gạo cội có cái nhìn khác hẳn với giọng hát của Duy Khánh. Họ nể trọng và thán phục tài năng thiên bẩm của anh.
Sau này người nghe còn nhắc đến tác phẩm “Hòn Vọng phu” qua cặp song ca Duy Khánh – Hoàng Oanh. Ít có nam ca sĩ hát lại bài này vì thấy giọng hát của Duy Khánh đạt tới đỉnh khó vượt qua. Còn nữa, với ca khúc “Vọng ngày xanh”, người nghe cũng đã quen với giọng hát cao vút Thái Thanh. Coi như đó là bài hát độc quyền của Thái Thanh. May ra chỉ có Hùng Cường mới thể hiện phần nào so với Thái Thanh khi biểu diễn ca khúc này. Nhưng đến khi Duy Khánh trình bày thì khác hẳn. Anh đã gây sự náo nhiệt trong khán giả. Đến đoạn kết phải ngân lâu thì Duy Khánh đã thể hiện một khả năng kéo dài bất tận. Khán giả bật dậy vỗ tay tới bốn lần tán thưởng mà tiếng hát Duy Khánh vẫn ngân nhẹ nhàng và dần tan biến vào trong khoảng lặng.
Không ai khác, nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng của tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh (Huế)”. Ông còn nói ca sĩ Duy Khánh có thể ngân dài tới 21 nhịp và chuyển từ thấp lên cao, vượt quãng hai bát độ một cách thanh thoát như chim bay.
Nỗi buồn xa xứ
Video đang HOT
Mâu thuẫn nội tâm trong cuộc đời của Duy Khánh đã được báo hiệu từ những ngày anh bước chân sang xứ người (1988). Tưởng như cuộc đời sẽ đổi thay khi cả gia đình được người em bảo lãnh sang Mỹ, nhưng có ngờ đâu, tâm hồn Duy Khánh lại trở nên bạc nhược mệt mỏi. Lòng anh luôn luôn muốn trở về, tâm hồn anh bị xao động vì nỗi nhớ quê hương. Giọng hát đã pha những nghẹn ngào tiếc nuối.
Bên cạnh đó, những sáng tác của Duy Khánh luôn ẩn chứa nỗi sầu thương. Ân oán cuộc đời anh trao gửi hết vào lời ca khi hát về nỗi buồn xa xứ. Mỗi lời cất lên là một nỗi ám ảnh cố hương. Hãy lắng nghe rằng: “ Anh ơi, cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương. Xin anh còn giữ vẹn câu thề. Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê. Ngày mai ta xa nhau rồi, nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi. Quê cũ mừng vui” (Xin anh giữ trọn tình quê).
Cho dù đây là bài hát anh đã sáng tác từ hồi 1966 với lời nhắn nhủ người khác đã chia tay bạn bè thân thương khi bỏ xứ xa quê. Vậy mà giờ đây anh hát cho chính mình, khóc vì đã dấn thân tha hương xứ người.
Cố nhạc sĩ, ca sĩ Duy Khánh thập niên 70.
Phải nói, ca sĩ Duy Khánh là một nhạc sĩ chuyên sáng tác những ca khúc về tình yêu quê hương xuất sắc. Những chùm bài hát về Huế của anh rất đặc sắc và có những bài sống mãi với thời gian như: “Ai ra xứ Huế”, “Sầu cố đô”, “Thương về miền Trung”, “Thư về em gái thành đô”, “Bao giờ em quên”… Anh cũng là một trong số ít ca sĩ có khả năng sáng tác ca khúc như Từ Công Phụng, Chế Linh, Nhật Trường và Đức Huy.
Thực ra Duy Khánh cũng là một trường hợp hiếm có khi vừa mới vào nghề ca hát, anh đã sáng tác khá sớm. Thậm chí từ năm 1959 anh đã có sáng tác rất nổi tiếng là “Thương về miền Trung” hay “Ai ra xứ Huế”. Nhiều người ngỡ ngàng vì anh mới ngoài 20 tuổi chưa có tiếng tăm gì trong làng ca hát nhưng lại mọc mũi sủi tăm qua những sáng tác đầu tay. Chỉ một năm sau, Duy Khánh đã có sáng kiến xuất bản nhạc bướm với chủ đề “1001 Bài ca hay nhất” (1960). Bản nhạc bướm phát hành được nhiều nhạc sĩ ủng hộ vì bản in đẹp và dễ bán. Bản nào cũng được minh họa trình bày khá hấp dẫn.
Trong thời gian sống ở Mỹ, nhạc sĩ Duy Khánh lập trung tâm nhạc Trường Sơn để tự sản xuất đĩa hát và quy tụ những nhạc sĩ nổi tiếng ra mắt Album. Đáng chú ý, Duy Khánh còn mở lớp dạy nhạc cho các con em Việt kiều, ngay tại trung tâm của mình. Lớp học luôn hướng tới tình yêu quê hương qua rất nhiều cung điệu truyền thống.
Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian. Những sáng tác của anh khởi đầu từ thập niên 60 chan chứa nỗi niềm tình quê. Nếu tính từ ca khúc “Đêm nào trăng sáng” (1959) đến “Điệu buồn chia xa” (1994), Duy Khánh đã viết 38 tác phẩm và phát hành 50 Album ca nhạc. Trong thời gian 15 năm sống trên đất Mỹ anh khó sáng tác hơn trước. Nhiều đêm anh đã khóc vì mong muốn được trở về. Nỗi buồn tha hương day dứt tâm hồn anh.
Nhớ quá mẹ hiền, nhớ quá anh em
Khán giả không thể quên đôi mắt đọng sầu của Duy Khánh mỗi khi anh hát ca khúc “Xuân này con không về” và “Người lính già xa quê hương”. Mười lăm năm tha hương. Tết nào anh cũng hát với nấc nghẹn trong con tim. Mọi người vừa nghe vừa nhỏ lệ cùng anh qua lời ca: “ Nhớ quá mẹ hiền, nhớ quá anh em. Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi. Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về. Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm. Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương“.
Thật tiếc cho người nghệ sĩ tài hoa này không thực hiện được ước nguyện của mình. Mỗi lần định về lại một lần lỡ hẹn. Đúng đầu xuân năm 2003, Duy Khánh vĩnh viễn ra đi trong cơn bạo bệnh. Đó chính là căn bệnh suy sụp trong tâm hồn.
Dự tang của anh, mọi người thầm lặng đi theo sau xe tang mà vẫn nghe lời anh ngân nga vẳng lên trong không trung: “ Hương Giang thuyền không chỗ đậu. Ngự viên có bướm hoa vàng. Hay là hài xưa yêu dấu. Đưa người đẹp ấy sang ngang” (Bao giờ em quên). Duy Khánh được khán giả vinh danh là một “huyền thoại” của dòng nhạc Bolero ở Việt Nam.
Bội Kỳ
Theo cand.com.vn
Chàng trai 9X gây 'bão' với màn song ca cùng Hari Won: 'Tôi nhiều lần bật khóc vì sự khắc nghiệt của gia đình và khó khăn với nghề hát'
Phan Đặng Trùng Dương, chàng trai gây "bão" với màn song ca với Hari Won khiến Trấn Thành "phát điên" lần đầu trải lòng về sự khắc nghiệt của nghề ca hát.
Sở hữu nhan sắc điển trai thuộc hàng "cực phẩm" cùng giọng hát giàu tình cảm, sâu lắng, Phan Đặng Trùng Dương đã khiến Trấn Thành "phát điên" khi biểu diễn tình tứ bên Hari Won trong chương trình Giọng Ải Giọng Ai mới đây. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau chất giọng ngọt ngào ấy là hành trình gian nan để theo đuổi con đường ca hát của chàng trai 9X.
Trùng Dương song ca tình tứ cùng Hari Won trong gameshow mới đây (Ảnh: NVCC)
Gặp Trùng Dương trong một trưa Sài Gòn nắng gắt, ấn tượng đầu tiên ở anh chàng này chính là thần thái tự tin, cool ngầu nhưng trong ánh mắt lại thể hiện một điều gì đó ở sự trăn trở, khát khao thực hiện đam mê và cũng đầy tâm sự.
Trò chuyện cùng Dương mới thấy, đằng sau sự tự tin ấy là cả một câu chuyện dài. Ở đấy, là sự cấm cản từ gia đình trong việc thực hiện đam mê, là những lần nước mắt đã rơi trước sự khắc nghiệt của nghề ca hát. Và cũng ở đấy, là sự vỡ òa cảm xúc đến bật khóc nghẹn ngào khi nghe những người anh, người chị nghệ sĩ động viên, ủi an trong con đường nghệ thuật quá đỗi hào nhoáng nhưng cũng lắm chông chênh.
Hotboy 9X Phan Đặng Trùng Dương (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ cảm xúc khi song ca cùng Hari Won mới đây, Trùng Dương cho biết: "Thật sự Dương rất bất ngờ và không nghĩ bản thân mình có thể đi đến vòng cuối cùng của chương trình. Và đặc biệt, Dương thấy khá may mắn khi được song ca cùng chị Hari Won - một trong những ca sĩ Dương cực kì yêu thích. Tuy nhiên, Dương cũng chịu khá nhiều áp lực bởi chị Hari Won là một ca sĩ đi hát khá nhiều nên khi đứng chung sân khấu và cùng hát với chị, Dương hơi rụt rè. Đặc biệt hơn nữa là có anh Trấn Thành ngồi đó nữa nên Dương càng áp lực hơn (cười lớn)".
Màn song ca giữa Trùng Dương và Hari Won khiến Trấn Thành "phát điên" và "đứng ngồi không yên" (Ảnh: NVCC)
Thế nhưng, không lâu sau nụ cười giòn tan ấy là nốt trầm sâu lắng nơi đáy mắt chàng trai trẻ. Trùng Dương tâm sự: "Dương có niềm đam mê ca hát mãnh liệt so với chuyện học. Tuy nhiên, theo định hướng của gia đình, Dương cần có một công việc ổn định để lo cho tương lai. Đó cũng là một trong những lý do Dương quyết định chọn học ngành Kiến Trúc để ba mẹ vui. Bên cạnh có, việc cân bằng giữa chuyện đi học và đi hát thật sự rất khó khăn mọi người ạ. Một ngày của Dương chỉ loanh quanh chuyện đi học, làm bài rồi đi hát xong khuya lại làm bài tiếp. Mặc dù rất vất vả nhưng Dương sẽ cố gắng hết mình để vừa đi học lẫn được thực hiện đam mê ca hát".
Trùng Dương theo học ngành Kiến trúc tại trường ĐH Hutech TP HCM (Ảnh: FBNV)
Hotboy trường đại học Hutech tâm sự rằng trong quá khứ, anh từng nhiều lần bật khóc vì rào cản, sự khắc nghiệt của gia đình khi quyết định theo đuổi nghề ca hát.
"Thật sự ba mẹ không hề đồng ý chuyện cho Dương tham gia nghệ thuật. Không chỉ ba mẹ Dương, Dương nghĩ người cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có công việc ổn định. Bởi vì theo quan niệm của người lớn, nghệ thuật là một nghề gì đó không có sự ổn định và rất khắt nghiệt. Vì thương con, xót con nên ba mẹ Dương không muốn Dương theo nghề này. Dương đã phải đấu tranh nhiều năm liền và không ít lần có những giọt nước mắt đã rơi. Nhưng cuối cùng, thấy sự quyết tâm của Dương, ba mẹ đã đồng ý", Trùng Dương bộc bạch.
Sở hữu giọng hát cao vút và đầy tình cảm, tuy nhiên Trùng Dương vẫn không ngừng cố gắng trau dồi để hoàn thiện hơn về kĩ năng thanh nhạc. Chàng trai 9X mong muốn sẽ thử sức đầu quân ở một công ty giải trí chuyên nghiệp và dành hết sức cho âm nhạc.
Sau màn song ca ấn tượng cùng Hari Won, Trùng Dương may mắn "lọt vào mắt xanh" của Trịnh Thăng Bình và được nam ca sĩ ngỏ lời hỗ trợ anh trong sự nghiệp ca hát. Hotboy 9X đã bật khóc trước lời đề nghị từ đàn anh và cho biết: "Thật sự rất rất bất ngờ. Vì con đường mình đi chông gai lắm! Mình cần một cơ hội và cơ hội ấy chưa từng đến với Dương. Nhờ chương trình mà Dương gặp được anh Trịnh Thăng Bình và anh hứa hỗ trợ cho mình về âm nhạc. Cảm xúc lúc đấy đối với Dương vỡ òa và không nói nên lời".
Khoảnh khắc đời thường đáng yêu của chàng trai 9X (Ảnh: FBNV)
Phan Đặng Trùng Dương cũng thổ lộ thêm rằng trong làng giải trí Việt, nghệ sĩ mà anh chàng nể phục nhất là NSƯT Hoài Linh. MC Trấn Thành là người Trùng Dương vô cùng quý trọng, kính mến, còn ca sĩ Bùi Anh Tuấn lại chính là nhân vật đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về âm nhạc cho Dương, giúp Dương khai thác được niềm đam mê cháy bỏng và nhận ra nhiều điểm thiếu sót của bản thân.
Trùng Dương đam mê ca hát và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp dù gặp nhiều khó khăn (Ảnh: NVCC)
Nói thêm về các hoạt động trong một ngày bình thường của mình, hotboy 9X cho biết: "Nói ra sợ một người không tin nhưng một ngày chủ yếu của Dương là ngoài chuyện đi học thì Dương dành hết cho âm nhạc. Hễ cứ rảnh là Dương hát. Thật sự có những người bạn cùng trang lứa rủ rê đi chơi, café ăn uống nhưng để thấu hiểu về Dương, có thể chia sẻ với Dương về ước mơ, đam mê âm nhạc thì vẫn chưa. Chính vì thế, hiện tại đối với Dương âm nhạc vẫn là trên hết".
Theo saostar