Có bệnh cứ nằm mà chờ chết
Tiêm vaxin giả, hút vacxin ra không tiêm cho trẻ, để trẻ sơ sinh ngã ngay trong bệnh viện, sản phụ chết vì bác sĩ tắc trách, đánh tráo thủy tinh thể… Và còn gì nữa đây vậy trời! Nếu thế, có lẽ, cứ ốm thì nằm ở nhà chờ chết thôi.
Đợt gần đây nghe người ta kháo nhau, đọc báo chí thấy viết nhiều vụ tai nạn nghề nghiệp hay các vụ tắc trách do bác sĩ mà tôi rùng mình. Tôi nghĩ, cái chuyện liên quan tới sức khỏe, tính mạng của con nười tại sao lại có thể cẩu thả, tắc trách. Người ta sinh ra chỉ có một mạng, làm gì có hai mà cho mình thử nghiệm, đùa bỡn. Bác sĩ thì càng không nên thế.
Thật ra, tôi còn không hiểu, bác sĩ sinh ra để cứu người hay để làm gì vậy. Và chúng tôi cần phải làm cách nào mới thực sự nhận được sự tận tâm cứu chữa của những người gọi là y đức, gọi là nhân đạo vì đồng loại như vậy? Hay là, mỗi nhà phải cho một người đi học làm bác sĩ, để tự tay con cái cứu chữa người thân của mình, có máu mủ ruột già thì mới yên tâm?
Đau xót lắm khi mất đi một đứa con… mà ta mang nặng đẻ đau. Còn đau đớn hơn khi người chồng mất đi cả vợ và con trong cùng một lúc. Những tưởng sẽ được đón đứa con của mình chào đời cùng với tiếng khóc đầu tiên, những tưởng sẽ được nhìn thấy ánh mắt rạng ngời hạnh phúc của người vợ hiền, nhưng rồi lại là tiếng khóc tang thương. Ai cũng mong được sống, vì người ta sinh ra là để sống cho thật tốt. Thế nên, khi ốm đau, người ta tìm tới bệnh viện để hi vọng được tiếp tục sống trên thế gian này với những người thương yêu.
Một liều vacxin có thể chữa được bệnh cho trẻ, ngăn chặn được các bệnh về sau này nhưng bớt đi một liều, người bệnh sẽ khó mà phát triển bình thường được, hoặc lớn lên cũng mắc chứng bệnh ấy vì không được tiêm đúng liều. Bệnh viện là nơi người ta tin tưởng nhất để trao gửi cả thân thể và tính mạng của mình, niềm hi vọng cuối cùng cũng bị dập tắt thì nói được gì hơn?
Cô bạn tôi còn kể câu chuyện rất đau lòng khi đi xét nghiệm máu. Đó là câu chuyện có thật, cô ấy đã nói trong sự xót xa. Vì con cô ấy bị bệnh, muốn đi xét nghiệm để có kết quả sớm, điều trị kịp thời. Khi vào viện, người ta yêu cầu xét nghiệm máu, nhưng báo là phải sang ngày hôm sau mới có kết quả, không thì chiều tối. Nếu vậy, có kết quả rồi cũng không còn thời gian khám, mà người ở tỉnh xuống thủ đô. Nghe người bên cạnh mách đưa cho họ ít tiền, thế là cô bạn tôi vội chạy theo, đút phong bì vào tay người cầm tờ xét nghiệm để hi vọng nhận được kết quả tốt. Y như rằng, nửa tiếng sau có kêt quả xét nghiệm máu rồi.
Đó là câu chuyện tôi kể ra đây, hi vọng rằng đó sẽ là một câu chuyện hữu ích và cũng cho &’thiên hạ’ thấy rằng, chuyện kết quả có trước hay sau không nằm ở vấn đề khám trước khám sau, mà nằm ở… cái phong bì. Vậy người dân nên làm thế nào nếu như họ không có tiền?
Nói như vậy không có nghĩa là bệnh viện, bác sĩ nào cũng nhận phong bì, và bác sĩ nào cũng tắc trách, cũng khiến dân tình lo lắng. Đó chỉ là câu chuyện về sự vô tâm của một số người đã khiến những người lương thiện, những người không phải là bác sĩ, những người nhà bệnh nhân mất đi niềm tin. Họ chỉ hi vọng người thân của mình được khỏe mạnh. Vì vậy, câu chuyện về những sai sót gần đây chỉ mong sẽ là hồi chuông cảnh tình, là tiếng đánh động với những ai đang xao nhãng trách nhiệm cứu người.
Van xin các bác sĩ, những người đã và đang làm việc trái với lương tâm, hành động không đúng y đức của mình, hãy thức tỉnh, hãy làm những việc mà bổn phận của mình nên làm. Chúng tôi đi làm, lương ba cọc ba đồng, chúng tôi cũng sống. Các bác sĩ cũng vậy, hãy nhận những đồng lương và làm việc của mình giống như chúng tôi đây. Đừng để bạn bè người thân thất vọng khi một ngày nào đó, tên của các bạn xuất hiện đầy trên mặt báo vì làm việc thiếu y đức. Vì người ta nói &’cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra’. Nếu không cố gắng sẽ không có sự đền đáp. Và nếu làm việcđúng lương tâm, ắt sẽ nhận được điều tốt đẹp.
Hi vọng, các bệnh viện sẽ không còn chuyện &’con sâu làm rầu nồi canh’ như thế này nữa. Chúng tôi, những người dân, không có người thân làm bác sĩ, không có người quen trong bệnh viện và… không có tiền, đã quá mệt mỏi rồi!
Theo VNE
"Bố con chết mất, các cô chú ơi !..."
Nhìn bố quằn quại vì đau, bé Thùy Trang vừa khóc vừa thốt lên cầu cứu chúng tôi: "Bố con đau thế này chết mất thôi". Mắc ung thư bàng quang đã qua 2 lần phẫu thuật, giờ đây anh Huế chỉ còn nước nằm nhà chờ chết, bởi gia cảnh quá nghèo.
Theo địa chỉ ghi trên lá đơn kêu cứu, chúng tôi đến xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Vừa đến đầu thôn Thận Trại, thì được anh Đào Văn Hoàng phó chủ tịch UBND xã đón và dẫn đường. Qua câu chuyện với anh Hoàng, tôi được biết "Hoàn cảnh gia đình anh Vũ Văn Huế là trường hợp đặc biệt khó khăn, và hết sức bi đát ở địa phương. Anh Huế liên tiếp bị tai nạn lao động, rồi mắc bệnh ung thư, giờ họ kiệt quệ lắm rồi, chẳng còn khả năng chữa trị tiếp nữa, đến 2 đứa con đang đi học, cũng đang đứng trước nguy cơ phải bỏ dở..."
Anh Vũ Văn Huế bị mắc ung thư bàng quang, đã qua 2 lần phẫu thuật, và 1 lần xạ trị, hiện sức khỏe của anh rất yếu.
Căn nhà cấp 4 trống hoác của gia đình anh Huế
Ngôi nhà cấp 4 trống hoác của anh Vũ Văn Huế (42 tuổi) nằm lặng lẽ, tận cuối thôn Thận Trại. Nhìn quanh tài sản trong nhà chẳng có gì đáng giá, ngoài chiếc giường ọp ẹp anh đang nằm dưỡng bệnh, và cái bàn gỗ đã cũ mục dùng để tiếp khách được kê ngay dưới bàn thờ tổ tiên. Thật khó có thể hình dung cái hình hài tiều tụy với cái đầu trọc lốc, những vết mổ lớn ở bụng và 2 túi chất thải đeo hai bên sườn kia, vốn là người đàn ông, vạm vỡ, khỏe mạnh, là chỗ dựa cho cả gia đình.
Video đang HOT
...Vì gia cảnh quá khó khăn, không có tiền chữa trị tiếp nên anh xin về nhà nằm chờ chết.
Cố gắng nén hơi thở khó nhọc, đưa ánh mắt buồn thảm chào khách, rồi lại nhăn mặt, nhắm nghiền mắt lại, có lẽ cơn đau lại hành hạ anh... Lớn lên ở miền quê nghèo, rồi lập gia đình với "tài sản" chỉ có hơn 2 sào ruộng. Để lo cho 2 đứa con ăn học, vợ chồng anh Huế- chị Hồng phải làm mọi thứ có thể. Anh thì đi xách vữa phụ hồ, chị thì làm thuê một ngày 12 tiếng cho một cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp Đồng văn.
Do mẹ vẫn phải hàng ngày đi làm thuê 12 tiếng, nên thường xuyên bên cạnh chăm sóc bố là cháu Vũ Thùy Trang
Thương đứa con gái Vũ Thùy Trang ( 15 tuổi) bị chàm đến hết nửa khuôn mặt, nên năm 2012 vợ chồng anh Huế bòn mót, vét bán mọi đi thứ gọi là có giá trị trong nhà, và vay mượn thêm anh em họ hàng, để đưa con lên Hà Nội chữa trị. Sau nhiều lần điều trị, khuôn mặt bé Trang dần trở lại bình thường, vết chàm chỉ còn 1 chút nơi con mắt trái. Vui mừng xen lẫn lo âu, chàm trên mặt con gái đã mờ đi, nhưng khoản nợ hơn 20 triệu thì không biết lấy gì để trả. Nên anh chị càng phải gắng sức làm việc để mong có tiền trả nợ và tiếp tục chữa bệnh cho con.
Trang vốn bị vết chàm lớn trên mặt, năm 2012 bố mẹ đã phải vay mượn để chữa trị cho em.
Đứa con trai lớn Vũ Quang Phúc, đang học năm thứ 2 đại học Công nghiệp Hà Nội, đối diện với nguy cơ phải bỏ học...
Tháng tư năm ngoái, hôm đó, dù trong người đã thấy mệt nhưng anh Huế vẫn cố đi làm, khi đang xách xô vữa trèo lên giàn giáo thì anh bị hoa mắt ngã nhào xuống gãy chân trái. Hơn hai tháng nằm viện, vì không có bảo hiểm y tế nên chi phí điều trị rất tốn kém, nợ lại chồng lên nợ. Đến việc lên viện rút đinh đóng nẹp chân, cũng chẳng có tiền nên anh cứ để "Mặc kệ nó".
2 anh em thương bố vô cùng, nhưng cũng chẳng biết phải làm sao?
Thật là "Họa vô đơn chí", thời gian gãy chân nằm ở nhà, anh Huế thấy bụng mình nổi lên một cục lại thấy đi tiểu thường xuyên ra máu, cơ thể mệt mỏi. Vì không có tiền lại không muốn gia đình thêm lo lắng, anh giấu biệt mọi người...Đến khi chị Hồng tình cờ phát hiện trên bụng chồng mình có một khối u, thì nó đã rất to chuyển màu và cứng ngắc như viên đá. Hoảng hốt, chị lại tức tốc chạy vay khắp làng trên, xóm dưới để có tiền đưa anh lên Hà Nội.
Người cha già đã khóc cạn nước mắt vì con, còn gì đau đớn hơn khi từng ngày chứng kiến căn bệnh qoái ác hành hạ con trai.
Anh Huế được chỉ định lập tức nhập viện và ca phẫu thuật được thực hiện ngay sau đó, bác sĩ bảo chậm thêm vài ngày nữa nếu khối u vỡ sẽ không thể cứu được. Qua 2 lần phẫu thuật anh Huế phải được xạ trị đều đặn hàng tháng. Vậy là để có tiền níu kéo sự sống cho chồng, chị Hồng không còn cách nào khác là lại đi vay nợ, từ vay ngân hàng, vay bà con hàng xóm, vay lãi ngày...Nợ cứ chồng chất nợ, các khoản nợ đã lên tới gần 200 triệu. Vừa xạ trị được đợt đầu tiên, thì số tiền vay mượn đem theo cũng hết. Bĩ cực chẳng còn cách nào khác, anh Huế nằng nặc xin về nhà phó mặc mọi sự cho số phận.
Bệnh nặng, gia cảnh lại quá nghèo,anh Huế bất lực phó mặc mạng sống cho số phận.
Nghe tiếng kêu khóc thảm thiết của đứa cháu gái, tưởng chuyện chẳng lành đã xảy đến với con, bác Vũ Văn Cự (bố anh Huế), lập cập từ nhà bên chạy sang. Nhìn con trai quằn qoại trong cơn đau xé ruột, rồi kiệt sức lịm đi. Ngồi thừ bên con, từ trong khóe mắt sâu thẳm của người cha già chắt ra hai giọt nước lăn nhanh qua 2 gò má nhăn nheo... Còn gì đau đớn hơn khi "Lá vàng khóc lá xanh...". Thương con vô cùng nhưng giờ bác cũng chẳng biết phải làm sao.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2017: Chị Vũ Thị Hồng (vợ anh Huế), xóm 9B, thôn Thận Trại, xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
ĐT 0164 251 7680
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Hối hận vì cam chịu để chồng ngoại tình mà con trai bị đẩy vào chỗ chết Giờ đây trong Lan chỉ tồn tại hai chữ uy nhất là " hối hận" mà thôi. Lan hận chính bản thân mình, sự cam chịu mù quáng đã khiến cô đẩy tính mạng con trai mình vào bước đường cùng. Lan hận mình cam chịu mù quáng để rồi đẩy tính mạng con trai vào bước đường cùng. (Ảnh minh họa) Dù...