Cô bé xấu số và kẻ vô gia cư điên loạn (Kỳ 3)
Người mà gia đình Smarts tin tưởng đã bị bắt vì là nghi can bắt cóc bé Elizabeth
Những nghi can của vụ án
Charlie Miller là một trong hàng chục người bị cảnh sát thẩm vấn vì bị tình nghi liên quan tới sự biến mất của bé Elizabeth Smart. Sở dĩ cảnh sát nghi ngờ Miller là vì anh ta chuyên giao sữa cho gia đình Smarts và hàng xóm lân cận. Tuy nhiên, từ lời khai của Miller, cảnh sát phát hiện ra một manh mối đáng chú ý.
Theo lời khai của Miller, thứ Hai, ngày 3/6 vào lúc 7h (43 giờ trước khi Elizabeth bị bắt cóc) anh ta nhìn thấy một chiếc xe màu xanh đi chầm chậm ở vòng xuyến Kristianna. Miller đi xe đâm phải chiếc ô tô này và nhìn thấy người lái xe đội chiếc mũ lưỡi trai màu sáng. Sẽ không có gì bất thường khiến Miller phải chú ý cho tới khi chiếc ô tô màu xanh di chuyển loanh quanh và một lúc sau lại đi sau anh này. Sợ rằng kẻ lạ mặt có mục đích xấu, Miller viết lại biển số 266HJH của chiếc xe và gọi cảnh sát.
Nghi can Bret Michael Edmunds
Tại công viên Tự Do ở thành phố Salt Lake, cảnh sát kiểm tra hàng loạt bãi đậu xe để tìm kiếm chiếc xe có BKS 266HJH. Trong đó, họ phát hiện một chiếc tuy biển số không giống hẳn với biển cần tìm nhưng có màu xanh khá giống với lời Miller miêu tả. Hai viên sỹ quan cảnh sát lập tức chặn đầu chiếc xe nhưng người tài xế nhanh chóng nhấn ga, tăng tốc và lao vút đi.
Một ngày sau đó, một cậu bé đang chơi bỗng phát hiện một chiếc biển số xe ô tô là 266HJH. Cậu mang chiếc biển số này về nhà và cha cậu đã báo cho cảnh sát. Dựa trên dấu vân tay thu được trên chiếc biển, cảnh sát phát hiện đó là vân tay của một người đàn ông 26 tuổi tên Bret Michael Edmunds, người đang bị truy nã vì hành vi tấn công một sỹ quan cảnh sát.
Elizabeth, cô bé bị bắt cóc lúc nửa đêm.
Edmunds là một kẻ có dáng người rất thấp, phù hợp với lời miêu tả của bé Mary Katherine về người đã bắt cóc chị gái mình. Không những thế, Edmunds còn là người đã làm thuê cho những người hàng xóm của gia đình Smarts nên hắn lập tức bị đưa vào diện nghi can số một. Cảnh sát muốn thẩm vấn nghi can này về những vấn đề liên quan nhưng Edmunds đã biến mất.
Nghi can đứng đầu danh sách
Dầu vậy, Bret Michael Edmunds vẫn chỉ là một trong nhiều người bị tình nghi. Một người khác, Richard Albert Ricci, sau đó lại nổi lên đứng đầu trong danh sách nghi phạm. Ricci theo ngành hội họa và làm việc cho gia đình Smarts mùa xuân năm 2001. Đây là một người khá thân mật và hay nói. Cả nhà Smart rất quí Ricci. Thậm chí, Ed Smart từng tặng chiếc Jeep Cherokee màu trắng đời 1990 cho nghi can này để trả công đã làm việc cho gia đình. Tuy nhiên, cảnh sát kiểm tra hồ sơ của Ricci và phát hiện người này từng đi tù vì tội ăn cắp. Hắn cũng là người nghiện ma túy và rượu. Thói quen của Ricci mỗi khi tới gia đình nào đó làm thuê là tìm cách “cuỗm” đồ đạc trong phòng của những đứa trẻ.
Video đang HOT
Tổ ấm của gia đình nhà Smarts
Cảnh sát còn phát hiện một điều tồi tệ hơn trong quá khứ của Ricci. Người đàn ông 48 tuổi này dính án tù từ khi mới 19 tuổi. Năm 1983, anh ta đã bắn một sỹ quan cảnh sát Salt Lake trong một vụ cướp nhà thuốc. Vóc dáng người này cũng khá giống với thủ phạm mà Mary Khatherine miêu tả.
Hiện Ricci đang là nhân viên chính thức của một trạm y tế địa phương. Ngày xảy ra vụ Elizabeth bị bắt cóc lại rơi đúng vào ngày nghỉ của Ricci. Một người hàng xóm của Ricci nói rằng anh ta đã than phiền sẽ bị dính líu tới vụ bắt cóc vì từng làm việc cho nhà Smarts.
Ed Smart cảm thấy sốc khi người mình tin tưởng là nghi can trong vụ án.
Ricci và vợ cho phép cảnh sát lục soát nhà mình mà không cần lệnh khám nhà hay những giấy tờ cần thiết. Kiểm tra vườn cà chua của nhà này, cảnh sát phát hiện nhiều lọ nước hoa, trang sức và những chai rượu được chôn bên dưới. Ed Smart phát hiện những món đồ này là của nhà mình đã từng bị mất trộm. Trong nhà của Ricci, cơ quan công an cũng tìm được một con dao rựa và chiếc mũ sáng màu.
Ed Smart cảm thấy sốc và khó tin được người mà mình yêu mến, tin tưởng lại có thể làm hại con gái của anh. Tuy nhiên, tới lúc này, Ed vẫn phải tin vào thực tế Ricci là nghi can bắt cóc vì những vật chứng liên quan.
Ngày 14/6, cảnh sát bắt khẩn cấp Ricci để điều tra hành vi bắt cóc.
Theo Khampha
Cô bé xấu số và kẻ vô gia cư điên loạn (Kỳ 2)
Chứng kiến chị mình bị bắt cóc lúc nửa đêm, bé Mary quá sợ hãi không thể làm gì.
"Tại sao lại bắt tôi"
6 tháng sau cuộc gặp vô tình giữa Lois Smart và kẻ lang thang tự nhận mình là Emma, chừng 2h ngày 5/6/2002, bé Mary Katherine Smart, 9 tuổi thức giấc vì nghe tiếng động nhẹ. Cô bé phát hiện chị gái là Elizabeth Smart, 14 tuổi không còn nằm bên cạnh và một người lạ mặt đang ở trong phòng - đó là một người đàn ông. Mary Katherine cảm giác rằng đó không phải là bố hay một trong những người anh em của mình.
Lúc này, Elizabeth Smart mặc bộ đồ pi-gia-ma đang bị khống chế đi lại giữa phòng tối. Bé vấp phải cái gì đó và Mary Katherine nghe thấy tiếng chị kêu: "Ối".
Người đàn ông nói thì thầm bắt bé phải im lặng và đe dọa sẽ giết bé và cả nhà nếu cô bé không nghe lời. Giọng kẻ này rất nhẹ và Mary ngờ ngợ từng nghe thấy ở đâu đó.
Cảnh tượng bất ngờ trong đêm tối đã làm cô bé chết điếng. Mary Katherine giả vờ vẫn đang ngủ say, nhưng qua cặp mắt mở lim dim, bé thấy đôi tay người đàn ông và bộ tóc đen dài đằng sau lưng hắn. Người đàn ông đeo chiếc mũ lưỡi trai và áo vét-tông màu sáng và dường như không cao hơn Elizabeth nhiều lắm. Mary Katherine đoán rằng hắn đang cầm một khẩu súng.
"Tại sao lại bắt tôi" Elizabeth Smart hỏi.
Mary Katherine không chắc chắn nhưng cô bé nghĩ rằng cô nghe được câu trả lời là: "làm con tin, lấy tiền chuộc".
Chiếc giường 2 chị em Elizabeth và Mary Katherine ngủ cùng.
Gã lạ mặt nói Elizabeth lấy giầy và cô bé bật một chiếc đèn sáng để tìm đôi giày đế mềm. Sau đó bé rời phòng cùng với gã lạ mặt.
Mary Katherine nằm đợi cho tới khi nghĩ mọi việc đã an toàn. Sau đó bé bò ra khỏi giường và đi nhón chân tới ô cửa sổ. Bé nhìn ra tiền sảnh và nhìn thấy Elizabeth cùng người đàn ông đang đi qua phòng ngủ của các anh em trai. Cảm thấy kinh hãi vì sợ người đàn ông quay lại và bắt mình đi, Mary chạy trở lại giường và nhắm chặt mắt lại. Cô bé 4 tuổi nằm im ở đó tới gần 2 tiếng đồng hồ sau đó, quá sợ hãi không thể di chuyển.
Chừng 4h, Mary Katherine mới tung chăn và lấy hết can đảm đi tới phòng ngủ của bố mẹ. Bé đánh thức cha dậy và nói rằng Elizabeth đã đi rồi.
Ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu ông bố Ed Smart là con mình vừa gặp ác mộng. Tuần vừa qua là một tuần khó khăn với bé. Ông nội của bọn nhóc đã qua đời 1 tuần trước đó và lễ tang mới kết thúc. Elizabeth và Mary Katherine đã chơi đàn hạc trong nhà tang lễ. Ed Smart cũng biết rằng Elizabeth đôi khi ra ghế sô-pha ở ngoài phòng khách ngủ vì Mary Katherine thường quẫy đạp khi ngủ.
Nghĩ thế, Ed ra khỏi giường và đi sang phòng ngủ của 2 con. Mary liên tục gào lên: "Bố không tìm được chị ấy đâu. Một ông đã tới và bắt chị ấy đi rồi. Ông ấy có súng".
Elizabeth Smart
Và khi không thấy Elizabeth trong phòng, lục tung các phòng còn lại cũng không thấy cô con gái đâu, Ed kinh hoàng gọi cảnh sát: "Con gái tôi bị mất tích. Lạy Chúa. Làm ơn tới nhanh lên".
Cảnh sát có mặt tại gia đình lúc 4h13. Và cuộc tìm kiếm Elizabeth bắt đầu.
"Làm ơn để con tôi đi"
Cảnh sát không phải là những người đầu tiên tới gia đình Smart khi vụ việc xảy ra. Trong cơn điên cuồng tìm con gái, Ed đã gọi điện cho một vài người bạn, hàng xóm, họ hàng và tất cả những ai anh hi vọng có thể làm được điều gì đó. Hàng chục chiếc xe đã đậu phía bên ngoài khi cảnh sát tới nơi. Những người này nóng lòng muốn giúp gia đình nhưng họ không nhận ra rằng sự hiện diện của họ càng làm hỏng hiện trường vụ án. Mãi tới 6h54, cảnh sát mới có thể niêm phong ngôi nhà, sau 3 giờ đồng hồ Ed gọi 911.
Theo điều tra ban đầu, kẻ bắt cóc đã đột nhập vào nhà qua cửa sổ nhà bếp. Hắn để lại dấu vết là dấu chân đầy bụi cỏ bên chiếc cửa sổ mà gia đình Smart quên khóa khi đi ngủ. Vị khách không mời này đã cắt tấm vải chắn nắng bên cửa sổ rồi vào trong nhà mà không hề gây ra tiếng động, làm phiền giấc ngủ của ai.
Những chú khuyển nghiệp vụ cố gắng ngửi mùi của Elizabeth nhưng cũng chỉ quanh quẩn vài mét quanh căn nhà rồi mất dấu. Không có dấu vết của chiếc ô tô lạ nào quanh khu vực, cảnh sát kết luận rằng Elizabeth và kẻ bắt cóc đã đi bộ rời khỏi hiện trường. Và nếu cả hai đi bộ rời khỏi căn nhà lúc 2h sáng, họ đã đi được một đoạn đường khá dài.
Hai vợ chồng Ed và Lois
7h30, truyền hình và phát thanh địa phương đưa tin đồng loạt về vụ bé Elizabeth bị bắt cóc. Tới 9h, 100 sỹ quan cảnh sát và người tình nguyện tỏa đi tìm kiếm nạn nhân theo hình bé được phát trên tivi hay những tờ rơi. Trực thăng cảnh sát cũng bay lượn trên vùng đã được dự đoán.
Gordon B. Hinkley, chủ tịch một hội tôn giáo đã nhờ hệ thống nhà thờ tại 5 bang chuyên phát tán hình ảnh của Elizabeth và tất cả các thành viên của hệ thống đều tham gia tìm kiếm nạn nhân.
Tom Smart, anh trai cả của Ed và là phóng viên của tờ Deseret Morning News, đã trở thành phát ngôn viên của gia đình. Hàng ngàn áp phích in hình Elizabeth được phát đi, 800 cảnh sát các địa phương lân cận được điều động trong công cuộc tìm kiếm. Họ nhận định và tập trung vào khu vực Utah tới Đông Nam Idaho và Oregon, nơi đã xảy ra 2 vụ bắt cóc trẻ em gần đây.
Một điều nghi vấn là gần đây, gia đình Smarts đã rao bán căn nhà trị giá cả triệu đô la mới được tu sửa và nâng cấp. Vì thế có thể thủ phạm vụ bắt cóc liên quan tới vấn đề này. Cảnh sát đã lên danh sách những người trong lĩnh vực nhà đất, thợ sửa chữa, nhà đầu cơ... đã từng tới gia đình để thẩm vấn. Họ cũng kiểm tra các máy tính của gia đình xem liệu có kẻ nghiện tình dục nào đã vào phòng chat trực tuyến với nạn nhân hay không. Tuy nhiên, những cố gắng đó không mang lại kết quả gì vì Elizabeth không sử dụng mạng internet.
Cảnh sát cũng trao giải 10.000 đô la cho những ai có thông tin hữu ích giúp điều tra được vụ việc này.
Ngày 5/6, đông đảo phóng viên báo và truyền hình tới nhà Smarts. Họ muốn đưa tin cũng như góp phần trong việc lan tỏa hình ảnh bé Elizabeth. Trong cơn buồn phiền và quá xúc động, Ed đã nói trước micro: "Elizabeth, nếu con nghe được điều này, mọi người sẽ làm tất cả những gì để cứu con".
Bật khóc, ông bố tội nghiệp nói trong nghẹn ngào với kẻ bắt cóc: "Làm ơn để con tôi đi, làm ơn".
Ngày hôm sau, vợ chồng Ed và Lois tuyên bố ngoài tiền trao thưởng 10.000 đô la của cảnh sát, họ sẽ tặng 250.000 đô la cho bất kỳ ai có thông tin giúp cứu con họ trở về.
Theo Khampha
Người đàn bà dưới hình dạng nữ sinh (Kỳ 3) Thường xuyên đóng vai cô nữ sinh 16 tuổi, người đàn bà cuối cùng cũng bị lộ tẩy. Yêu người thua 12 tuổi Treva dường như nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng mới này. Mặc dù cô ta không giống như nhiều học sinh còn lại, các bạn cùng lớp vẫn chấp nhận và cô chơi thân với một vài người trong...