Cô bé mồ côi học giỏi dù phải nhặt rác mưu sinh
Hai tuổi mất mẹ, ba năm sau người cha cũng qua đời vì bạo bệnh, dù cuộc sống gian khổ nhưng Trà My học rất giỏi. Sau buổi đến trường, cô bé lên 10 lại cùng bà lang thang trên phố hay tìm đến bãi rác nhặt phế liệu mưu sinh.
Nhiều năm nay, bất kể ngày nắng hay mưa, bà Lê Thị Thoa (ở phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) vẫn cùng cô cháu nội nhỏ tuổi cặm cụi đi nhặt rác. Trong căn nhà ọp ẹp nằm bên bờ sông không có tài sản gì đáng giá ngoài những bộ quần áo cũ của hai bà cháu và đồ phế liệu xếp ngổn ngang. 70 tuổi, bà Thoa được xem là người đàn bà bất hạnh nhất phường vì đã chịu quá nhiều mất mát.
Dù trải qua ba đời chồng, nhưng người chết, người bỏ đi nên bà Thoa vẫn chỉ một mình. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà sống cùng đứa cháu nội Bùi Thị Trà My năm nay 10 tuổi. Chẳng có người thân thích, không nghề nghiệp, nên ngày ngày hai bà cháu lầm lũi mưu sinh với nghề nhặt rác.
Mỗi ngày, sau giờ lên lớp, bé Trà My lại cùng bà đi nhặt rác mưu sinh. Ảnh: Lê Hoàng.
Bà Thoa kể, mẹ của Trà My mất vì bệnh ung thư khi bé chưa tròn hai tuổi. “Ngày nhỏ, tôi vẫn thường dối cháu rằng mẹ đang nằm ngủ trong cái rương, khi nào cháu ngoan, được nhiều điểm mười rồi mẹ sẽ dậy chơi với cháu. Sau này khi lớn hơn nó đã hiểu ngày nào cũng ngoan, cũng nghe lời bà và học rất giỏi thì mẹ cũng mãi mãi không thể quay về nữa”, bà Thoa nhớ lại.
Ba năm sau ngày mẹ mất, bố Trà My cũng qua đời. Những ngày đầu đưa Trà My về nuôi, bà Thoa phải bế cháu đi ăn xin khắp nơi. Khi bé lớn hơn một chút, bà để Trà My ở nhà một mình rồi đi nhặt rác kiếm tiền nuôi cháu. Cô bé lớn lên bằng tình thương, sự đùm bọc của bà và sự sẻ chia của những người hàng xóm.
Tuổi thơ của Trà My là những ngày chờ bà trong tiếng khóc khản giọng vì đói lả, hay cùng bà rong ruổi khắp con đường, ngõ hẻm nhặt ve chai bán lấy tiền mua gạo và sách vở. Bà Thoa bảo, nhiều hôm không kiếm được đồng nào, bữa cơm của hai bà cháu lại trông chờ sự hảo tâm của hàng xóm. Có hôm bà phải nhịn ăn nhường phần cơm cho cháu.
Vài năm gần đây, căn bệnh khớp tái phát khiến bà Thoa không còn đi lại được nhiều. Trung bình mỗi ngày, hai bà cháu chỉ kiếm được dăm bảy nghìn từ bán ve chai. Số tiền ít ỏi đó bà Thoa dành dụm một phần mua gạo, một phần cho cháu mua sách vở, đồ dùng học tập. Hôm nào trên đường đi nhặt rác, gặp được người bà con tốt bụng cho cơm hay thức ăn thừa thì hai bà cháu không phải dùng đến số tiền bán ve chai.
Cũng bởi không có tiền trả tiền điện nên đã lâu trong căn nhà ẩm thấp của hai bà cháu không còn ánh điện, thay vào đó là đèn dầu hay nến sáp. Bà Thoa bảo, mấy lần định mua bóng điện về lắp cho cháu học bài, nhưng thương bà đau bệnh, không có tiền thuốc thang nên Trà My lại gàn: “Cháu học bằng nến là được rồi, nhà mình không có tiền nên đừng lắp điện nữa, bà để dành mua gạo thôi”.
Dù sớm chịu cảnh mồ côi, ăn không đủ no nhưng năm nào Trà My cũng đạt học sinh giỏi. Ảnh: Lê Hoàng.
Dáng cao gầy, làn da đen vì nắng gió, Trà My có phần trưởng thành và sống tự lập hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Một ngày của em bắt đầu bằng việc dậy sớm ôn bài rồi đạp xe đến trường đi học. Trưa về, bé vào bếp nấu cơm giúp bà. Buổi chiều, cô bé lại cùng bà đi nhặt ve chai. Khi màn đêm buông xuống, dưới ánh nến leo lét, Trà My lại ngồi ôn bài cho buổi học ngày mai…
Có người hỏi đi nhặt rác có ngại bẩn hay bạn bè trêu, Trà My chững chạc trả lời: “ Sao lại sợ, cháu không thấy bẩn. Vì những thứ đó nên bà nội mới nuôi cháu được đến hôm nay”.
Sợ nội buồn nên Trà My rất chăm học. Ba năm liền em đều đạt học sinh giỏi. Không những thế, Trà My còn tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi ở trường và thành phố. Tâm sự về ước mơ của mình, cô bé ngây thơ trả lời: “Cháu chỉ thích được làm cô giáo thôi, cháu sẽ dạy và yêu thương những học trò mất cha thiếu mẹ giống như cháu”. Rồi chợt cảm nhận được nỗi sợ hãi mất người thân, Trà My ngập ngừng: “Nếu bà nội già, bà nội chết thì không biết ai sẽ nuôi cháu trở thành cô giáo?”.
Thấy cháu gái nói điềm gở, bà Thoa gạt ngang rồi ôm đứa cháu tội nghiệp vào lòng òa khóc. Đôi tay gầy guộc đan vào nhau run run, bà Thoa tâm sự: “Biết cháu sống thiếu tình thương của cha mẹ từ nhỏ nên tôi cố bù đắp cho cháu, nhưng tôi nghèo quá nên chẳng làm gì được. Tôi già rồi, cũng không biết sống được bao lâu, dù bây giờ có nghèo đói nhưng bà cháu có nhau chứ tôi chết rồi không biết cháu sẽ ra sao”. Nói đến đây, bà lại bật khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của bà lão.
Video đang HOT
Nhận xét về hoàn cảnh và nghị lực của bé Trà My, bà Lê Thị Thêm, cán bộ chính sách phường Đông Sơn cho biết, bà Thoa không có lương hay chế độ gì. Nhiều năm nay, hai bà cháu mưu sinh bằng nghề nhặt rác trên phố. Dù mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng Trà My rất chăm ngoan và học giỏi. Hiện chỉ Trà My được nhà nước hỗ trợ 180 nghìn đồng một tháng theo chế độ trẻ mồ côi.
“Gia cảnh hai bà cháu rất khó khăn. Hàng năm, vào dịp lễ Tết, địa phương có hỗ trợ quà, gạo cứu trợ cho hai bà cháu. Tuy nhiên vì phường còn nhiều người khó khăn nên việc hỗ trợ cũng không được thường xuyên”, bà Thêm cho hay.
Theo VNE
Cô bé mồ côi quanh năm chỉ học dưới ánh nến
Trong bóng chiều chập choạng, hình ảnh hai bà cháu ngả ngiêng liêu xiêu bước đi. Cuộc mưu sinh của hai bà cháu lại bắt đầu bằng những chiếc ve chai, đồ phế liệu may mắn nhặt được...
Tôi đến thăm căn nhà nằm chênh vênh bên bờ sông của hai bà cháu Lê Thị Thoa, khối 1, ngõ 71, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa vào một buổi chiều. Căn nhà ọp ẹp, tối bưng, ẩm thấp, thứ duy nhất tôi thấy trong căn nhà của hai bà cháu chỉ là cơ man những quần áo cũ và đồ phế liệu. Ấy thế mà đó lại được xem là thứ "tài sản" có giá trị nhất, vì những thứ đó nuôi sống hai bà cháu qua những tháng ngày gian khó.
Bao nhiêu năm qua, hai bà cháu mưu sinh bằng nghề nhặt rác.
Bà Thoa năm nay đã gần 70 tuổi. Người đàn bà với nhiều cay đắng trong cuộc đời. Dù trải qua 3 đời chồng nhưng người chết, người bỏ đi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà sống cùng đứa cháu nội Bùi Thị Trà My năm nay 10 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hằng ngày, ngoài giờ lên lớp, Trà My lại cùng bà đi nhặt phế liệu về bán. Hình ảnh hai bà cháu, một mái đầu bạc, một mái đầu xanh dắt díu nhau bao năm qua không còn lạ gì đối với bà con ở đây. Dù nắng hay mưa, dù mùa đông lạnh cắt da hay dưới cái nắng hè oi ả, người ta vẫn thấy hai bà cháu mưu sinh bằng những chiếc vỏ chai, những đồ phế liệu.
Theo lời kể của bà Thoa thì mẹ của Trà My mất vì căn bệnh ung thư khi em mới chưa tròn 2 tuổi, trong đầu óc non nớt của em "mẹ chỉ nằm trong cái rương đó khi nào em ngoan rồi mẹ sẽ ra với em". Cho đến những năm sau khi em dần lớn em mới hiểu rằng ngày nào cũng ngoan, nghe lời bà và học rất giỏi thì mẹ cũng sẽ không thể quay về với em được nữa.
Mẹ mất đã là nỗi mất mát lớn, tưởng rằng người bố sẽ là chỗ dựa tinh thần cho em nhưng 3 năm sau ngày mẹ mất thì bố cũng qua đời. Những ngày đầu đưa Trà My về nuôi, bà Thoa phải bế cháu đi ăn xin khắp nơi. Lớn một chút, bà để Trà My ở nhà một mình rồi bà đi nhặt rác kiếm tiền. Đứa cháu nội của bà Thoa lớn lên bằng tình thương, sự đùm bọc của bà và sẻ chia của những người hàng xóm.
Tuổi thơ của đứa bé tội nghiệp này là những ngày chờ bà trong tiếng khóc khản giọng và đói lả, trong những ngày rong ruổi cùng bà nội khắp những con đường, ngõ hẻm nhặt những chiếc ve chai, phế liệu để bán lấy tiền mua gạo và mua sách vở, đồ dùng học tập. Có những hôm không kiếm được đồng nào, bữa cơm của hai bà cháu lại trông chờ ở sự hảo tâm của hàng xóm. Cứ thế, bữa đói, bữa no hai bà cháu bước qua những ngày khốn khổ.
Mới 10 tuổi nhưng Trà My đã biết nấu cơm những khi bà không có nhà.
Những ngày này, căn bệnh khớp khiến bà Thoa không còn đi lại được nhiều. Mỗi ngày, hai bà cháu cũng chỉ được 5 - 6 nghìn tiền nhặt ve chai. Số tiền đó bà Thoa dành dụm một ít mua gạo, một ít cho cháu mua sách vở, đồ dùng học tập. Hôm nào được bà con ở gần cho cơm hay ít thức ăn thì hai bà cháu lại không phải dùng đến số tiền kiếm được từ những chiếc ve chai.
Vì không có tiền trả tiền điện, hơn nữa cái bóng điện lại bị cháy nên đã lâu trong căn nhà của hai bà cháu Trà My không còn ánh sáng của điện mà thay vào đó là ánh nến. Mấy lần bà Thoa cũng định mua bóng điện về lắp cho cháu học bài nhưng Trà My bảo "cháu học bằng nến được, nhà mình không có tiền nên bà đừng lắp điện nữa" nên bà Thoa cứ lần lữa mãi cho đến bây giờ.
Dù mới chỉ học lớp 4, đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng Trà My đã sớm phải lao động kiếm tiền, em có thể tự nấu cơm những khi bà nội không ở nhà, tự tay giặt quần áo. Từ khi nào, em đã biết cách sống tự lập cho bản thân mình. Một ngày của em bắt đầu bằng việc dậy sớm ôn bài rồi đạp xe đến trường đi học, trưa về tự nấu cơm và chiều lại cùng bà đi nhặt ve chai. Một ngày của em kết thúc sau những bài tập trong ánh nến leo lét.
Dù học dưới ánh nến nhưng năm nào Trà My cũng đạt học sinh giỏi.
Nói về đứa cháu nội của mình, đôi mắt bà Thoa rơm rớm nước mắt. Người bà tưởng như đã cạn kiệt nước mắt sau những đắng cay của cuộc đời thì nay lại được dịp thổn thức. Đôi tay gầy guộc đan vào nhau run run, bà nghẹn ngào: "Cháu nó sống thiếu tình thương của bố mẹ từ nhỏ. Tôi cũng cố bù đắp cho cháu nhưng tôi nghèo quá nên cũng chẳng làm gì được. Tôi già rồi, cũng không biết sống được bao lâu, dù bây giờ có nghèo đói nhưng bà cháu có nhau chứ tôi chết rồi không biết cháu sẽ ra sao". Nói đến đó, bà đưa tay quệt nước mắt, những giọt nước mắt tủi phận mình và thương đứa cháu nội cứ thi nhau lăn trên khuôn mặt khắc khổ.
Có lẽ vì hiểu được thân phận của mình, và vì thương bà nội nên Trà My rất chăm học, 3 năm liền, em đều đạt học sinh giỏi. Không những thế Trà My còn nằm trong danh sách tham gia cuộc thi giải toán qua mạng. Khi được hỏi rằng "Đi nhặt rác cháu có ngại bẩn không" thì cháu trả lời "Cháu không thấy bẩn vì những thứ đó nên bà nội mới nuôi cháu được đến ngày hôm nay".
Còn nói về ước mơ của mình, cô bé 10 tuổi ngây thơ trả lời rằng: "Cháu chỉ thích được làm cô giáo thôi, cháu sẽ dạy và yêu thương những học trò có hoàn cảnh giống như cháu". Nói đến đó, Trà My ngập ngừng "Nếu bà nội già, bà nội chết thì không ai nuôi cháu trở thành cô giáo rồi". Cô bé bắt đầu cảm nhận được nỗi sợ hãi và nỗi đau của thân phận mình khi không còn cha, không còn mẹ. Nghe những lời nói ngây thơ của một đứa trẻ sớm phải chịu thiệt thòi có ai không thấy nghẹn lòng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 833: Bà Lê Thị Thoa: Khối 1, ngõ 71, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Bới rác, nhặt được 11 cây vàng trong túi giẻ rách Đang bới rác, chị Ngà thấy một túi chứa toàn giẻ rách nhưng bên trong có rất nhiều vàng. Ngôi nhà to như biệt thự của một chủ đại lý thu mua rác. Ông Đặng Quốc Hưng (xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết xã này có khoảng 200 hộ tham gia bới rác với trên 300 lao động. Trước đây,...