Có “bệ đỡ” là hợp tác xã, nông dân đất Mũi làm giàu nhanh hơn
Bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Cà Mau đã có nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; gắn với đó là hỗ trợ ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ…
Nhờ đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn hoạt động hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
HTX làm bệ đỡ
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NPTNT) tỉnh Cà Mau, tỷ lệ HTX áp dụng khoa học – kỹ thuật công nghệ cao trên địa bàn tăng rõ rệt qua từng năm, đặc biệt là trên lĩnh vực ngành hàng chủ lực. Hiện toàn tỉnh có 213 HTX đang hoạt động, trong đó có 143 HTX nông nghiệp với trên 2.700 thành viên, mức thu nhập bình quân là trên 110 triệu đồng/thành viên/năm.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm tìm hiểu hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp và thủy sản Ông Muộn (xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau). Chúc Ly
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 1.085 tổ hợp tác, trong đó có 1.050 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 38 tổ hợp tác phi nông nghiệp. Các tổ hợp tác đã tạo việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho tổ viên, hướng dẫn, giúp đỡ tổ viên áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, làm tiền đề để phát triển thành HTX.
Ông Nguyễn Trường Đời – thành viên HTX Kinh Dớn (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) cho hay: “Cái được nhất khi tham gia vào HTX là nông dân thay đổi tư duy sản xuất. Bà con quan tâm nhiều hơn đến việc liên kết, các vấn đề kỹ thuật, làm thế nào để hạ giá thành sản xuất… Nhờ đó, chi phí cho sản xuất lúa giảm hơn so với cách làm cũ, lợi nhuận cũng tăng lên”.
Theo đó, nông dân không chỉ biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, làm tăng giá trị sản phẩm, mà quan trọng là không còn nỗi lo giá lúa lên xuống thất thường. Nông dân bắt đầu nghĩ đến việc tính toán sản xuất giống lúa gì, rồi liên hệ với các công ty để cung cấp vật tư nông nghiệp, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm…
Đến nay, HTX Kinh Dớn ngày càng phát triển; từ 27 thành viên lúc thành lập vào năm 2014, đến nay đã tăng lên 65 thành viên, diện tích canh tác 123ha.
Mong muốn giúp nông dân trồng lúa yên tâm sản xuất, HTX đã mạnh dạn chủ động tìm kiếm thị trường và đã ký kết được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Ngọc Quang Phát (Cần Thơ) để xuất khẩu gạo sang thị trường nước ngoài.
Qua 16 năm thực hiện đổi mới phát triển kinh tế tập thể, các HTX ở Cà Mau đã hoạt động ngày càng thực chất hơn. Nhiều HTX hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên và HTX; có sản phẩm áp dụng công nghệ cao được bình xét tiêu biểu toàn quốc.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Vũ Trường – Giám đốc HTX Kinh Dớn chia sẻ: “Khi HTX ký kết hợp đồng cung cấp lúa để xuất khẩu sang nước ngoài thì việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất lại càng được chú trọng. Nhờ đó gạo của HTX đạt chất lượng cao, được khách hàng ở thị trường châu Âu và Mỹ chấp nhận”.
Tính riêng vụ lúa vừa rồi, HTX thu mua 6.000 tấn lúa của xã viên và nông dân ở các xã lân cận, trong đó cung cấp 3.000 tấn lúa cho Công ty Ngọc Quang Phát để xuất khẩu, phần còn lại cung cấp cho một số doanh nghiệp khác.
Một điển hình khác trong việc hỗ trợ nông dân là tại HTX Minh Tâm (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Nhiều năm qua, HTX không chỉ thu mua lúa cho nông dân có giá cao hơn so với thị trường từ 200 – 500 đồng/kg, mà còn tạo ra được thương hiệu đặc trưng. Vào cuối năm 2018, nhãn hiệu “Gạo sạch Minh Tâm” chính thức có mặt trên thị trường.
Theo ông Tạ Minh Kha – Giám đốc HTX Minh Tâm, quy trình sản xuất gạo sạch của HTX rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Từ các khâu chọn lúa giống, phân, thuốc… đều phải có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, HTX không sử dụng phân hóa học, chỉ sử dụng phân đạm sinh học, phân công nghệ sinh học.
“Khi lúa chín, ngành chuyên môn lấy mẫu kiểm tra, đạt chất lượng mới cấp giấy chứng nhận. Sau khi lúa được thu hoạch, phải đưa ngay về nhà máy sấy lúa ở Cà Mau để đảm bảo độ thơm, sáng của hạt gạo, sau đó mới đưa về HTX đóng gói thành phẩm” – ông Kha cho hay.
Tái cơ cấu hiệu quả
Thực hiện việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã có sự quan tâm thúc đẩy mô hình kinh tế tập thể, không ngừng phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên, thực tế việc vận hành, phát triển mô hình kinh tế tập thể ở một số nơi còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa có sức hút đông đảo người dân và các thành phần kinh tế khác tham gia.
Nhằm khắc phục những tồn tại đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh đã triển khai thực hiện hàng loạt các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển: Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ về đất đai, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;…
Đến nay, nhìn tổng thể qua 16 năm thực hiện đổi mới phát triển kinh tế tập thể, các HTX đã hoạt động ngày càng thực chất hơn.
Nhiều HTX hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên và HTX; có sản phẩm áp dụng công nghệ cao được bình xét tiêu biểu toàn quốc.
Nói về định hướng phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới, ông Đỗ Văn Sơ – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Cà Mau, cho biết phấn đấu trong năm 2020, toàn tỉnh Cà Mau sẽ có trên 60% HTX hoạt động đạt hiệu quả tốt. Thực hiện mục tiêu này, ngoài việc phải quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển, rà soát, củng cố và nâng chất lượng hoạt động của số HTX hiện có; thì chúng tôi đang xây dựng kế hoạch thí điểm các câu lạc bộ nhà nông.
Theo đó, thời gian tới sẽ thành lập 9 câu lạc bộ nhà nông thành lập ở các huyện, thành phố. Các câu lạc bộ này sẽ trở thành cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, chính quyền, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học và giữa nông dân với nông dân; để tạo tiền đề vận động nông dân tham gia vào kinh tế tập thể.
Bên cạnh đó, đây còn là nơi để các doanh nghiệp cung cấp thông tin nhu cầu thị trường, yêu cầu về tiêu chuẩn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhãn hiệu hàng hóa, quản lý quy trình sản xuất ra sản phẩm, truy nguyên nguồn gốc… để các HTX đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Nuôi vịt bầu đặc sản thả suối, 1 năm có 10.000 con vẫn bán hết, nhà hàng hỏi có còn không!
Từ một nhóm hộ hợp tác chăn nuôi vịt bầu, anh Hoàng Văn Soi, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ chăn nuôi Lâm Thượng. Hợp tác xã huyên chăn nuôi giống vịt bầu đặc sản địa phương.
Mỗi năm HTX nuôi 10.000 con vịt bầu mà vẫn bán hết sạch.
Với phương thức liên kết chăn nuôi HTX đã góp phần giúp tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong thôn.
Trò chuyện với anh Soi được biết, năm 2018, anh đã cùng 4 hộ dân góp vốn mua lại hơn 1 ha đất ven suối Lâm Thượng và 3 ao nhỏ để chăn nuôi vịt và cá bỗng.
Mô hình nuôi vịt bầu đặc sản-vịt bầu Lục Yên của Hợp tác xã Dịch vụ chăn nuôi Lâm Thượng, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) đang phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Khi mới bắt đầu xây dựng trang trại nuôi vịt bầu, do điều kiện kinh tế còn khó khăn và kinh nghiệm chưa nhiều nên anh và các thành viên trong nhóm chỉ nuôi từ 200 - 300 con vịt. Sau một thời gian khi kinh tế đã tương đối ổn định, các anh đã đầu tư nuôi nhiều vịt bầu hơn.
Hiện nay, HTX của anh Soi đang nuôi trên 800 con vịt bầu đẻ và tự cung cấp giống vịt bầu để nuôi thương phẩm. Vịt bầu thương phẩm mỗi năm 10.000 con chia ra làm nhiều đàn lớn, nhỏ ở các cỡ tuổi khác nhau, đảm bảo mỗi tuần xuất bán được 200 con vịt bầu.
Con cụng là loài gì mà dân ở đây dùng gậy tre dài hơn 3m để bắt?
Khi được hỏi về kỹ thuật nuôi vịt, anh Soi chia sẻ rất cởi mở: "Nuôi vịt bầu không phải là khó mà quan trọng phải luôn theo dõi, để ý đến tình trạng của đàn vịt để có điều chỉnh, bổ sung lượng thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh cho hợp lý".
Giống vịt mà anh Soi nuôi là giống vịt bầu Lục Yên. Đây là giống vịt bầu đặc sản của địa phương có đặc điểm rất dễ nhận biết: chân thấp, cổ ngắn, chân vàng, mỏ vàng và chỉ khi đầu xanh, chéo cánh mới trở thành vịt thịt thương phẩm.
Mặt khác, vịt bầu giá bán ổn định và luôn cao hơn các giống vịt khác, sức sống mạnh, tỷ lệ sống cao, kháng bệnh tốt, phát triển nhanh và được các thương lái ưa chuộng. Thời gian nuôi vịt bầu Lục Yên cũng dài hơn các giống vịt khác, từ khi mới nở, nuôi khoảng 100 ngày mới đạt trọng lượng khoảng 2 - 2,5 kg/con.
Trong quá trình nuôi vịt bầu Lục Yên, anh Soi thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm phòng dịch bệnh, nhất là tiêm vắc-xin cho vịt con vào giai đoạn 3 và 7 ngày tuổi để phòng bệnh viêm gan và bệnh dịch tả vịt; định kỳ bổ sung thuốc phòng bệnh và vitamin tăng sức đề kháng.
Với lợi thế nguồn nước do trang trại nằm dọc theo 2 bờ suối Lâm Thượng anh để lại những cây gỗ lớn làm sạch cỏ làm nơi cho vịt lên ăn, nghỉ.
Nuôi vịt bầu Lục Yên đã trở thành niềm đam mê của anh Soi. Từ khi nuôi vịt đến nay, không ngày nào anh không có mặt ở trại vịt, dù có việc bận đến mấy anh cũng phải tranh thủ để đến thăm đàn vịt.
Hỏi về hiệu quả kinh tế cũng như đầu ra của đàn vịt bầu nuôi, anh Soi cho biết: "Đầu ra không lo, cứ nuôi đến đâu có thương lái đến tận nơi đặt hàng, giá bán vịt bầu ổn định 60 - 70 nghìn đồng/1kg. Mỗi năm nuôi khoảng 10.000 con, HTX xuất bán cũng cho doanh thu khoảng gần 400 triệu đồng. Song, tiếc nhất là trong quá trình tiếp thị vịt bầu thương phẩm, có nhà hàng đặt 200 con/ngày nhưng HTX không thể đáp ứng được".
Do vậy, hiện nay anh Soi đang thử nghiệm liên kết nuôi với 10 hộ dân theo hình thức HTX cung cấp vịt bầu giống và bao tiêu sản phẩm. Mô hình đang phát triển rất tốt góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân trong thôn, đồng thời thúc đẩy chăn nuôi phát triển, từ đó HTX có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn.
Trong thời gian tới, HTX Dịch vụ nông nghiệp Lâm Thượng tiếp tục cùng một số hộ trong thôn liên kết chăn nuôi, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật cũng như đầu ra cho sản phẩm vịt bầu Lục Yên của mình.
Anh Soi rất mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền hỗ trợ cho người chăn nuôi về kỹ thuật nuôi vịt mới cũng như các loại vắc-xin phòng trừ dịch bệnh. Với tuổi trẻ và lòng đam mê của mình, anh Soi đã thu được những thành quả xứng đáng. Nuôi vịt bầu đặc sản là mô hình hay rất cần được quan tâm và nhân rộng.
Trường hợp nào áp dụng mức đóng thấp hơn vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về chính sách mới này, đặc biệt là mức đóng và các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn. Điều 4 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định mức...