Cô bé đeo bờm hồng xuất hiện trong sách giáo khoa Tiếng Việt của 18 năm trước: Là nhân vật có thật, cuộc sống khi lớn lên đầy bất ngờ!
Cô bé này đã quen mặt với nhiều thế hệ học sinh qua bộ sách giáo khoa được xuất bản lần đầu những năm 2000.
Sau hơn 20 năm kể từ năm 1981, lần đầu tiên Việt Nam đưa chương trình giáo dục phổ thông mới vào sử dụng rộng rãi trên cả nước vào năm học 2002 – 2003. Bộ sách giáo khoa mới theo chương trình phổ thông này của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đối với thế hệ 9x, 10x chính là một phần tạo nên tuổi học trò đáng nhớ. Những trang sách được thiết kế đẹp mắt, mang tính mỹ thuật và hiện đại hơn khiến học sinh thêm phần hứng thú trong việc học tập và là chương trình sách giáo khoa duy nhất được sử dụng trong phạm vi toàn quốc.
Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa đã có một công trình tương đối đồ sộ khi phải thiết kế từng nội dung bài học hoàn toàn mới so với bộ sách trước đó. Để tăng tính phong phú, các nhà biên soạn không ngại tìm hiểu và đúc kết từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, thậm chí ở những bài học cần ví dụ thực tế, họ không ngại tìm người thật, việc thật để ghi lại tư liệu.
Nếu bạn là người từng học qua bộ sách này thì chắc hẳn sẽ còn nhớ đến bài Tập đọc “ Tự thuật” trong sách Tiếng Việt 2. Trong bài học này, quyển sách đã sử dụng thông tin của một học sinh nữ tên Bùi Thanh Hà, sinh năm 1996 tại Hà Nội để minh họa cho nội dung bài đọc.
Và cứ thế, cô bé Thanh Hà bỗng chẳng phải là diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng nào mà được hàng triệu thế hệ học sinh biết đến và nhớ mặt. Một câu hỏi đặt ra là cô bé tên Thanh Hà ấy là hư cấu hay có thật ngoài đời, điều này đã được giải đáp bởi những người trong cuộc.
Video đang HOT
Được biết, nữ sinh trong trang sách trên và có tấm ảnh thẻ kia đúng thật là tên Thanh Hà. Nhưng có một chi tiết lệch đi so với người thật đó là năm sinh. Trong khi bài đọc ghi cô bé sinh năm 1996 thì năm sinh thật của nhân vật này ngoài đời là 1988, tức là chênh nhau tới tận 8 năm.
Như vậy, khi lần đầu xuất hiện trong sách giáo khoa cách đây khoảng 18 năm thì cô bé trong bức ảnh chỉ khoảng 12 tuổi.
Khi đang trong quá trình biên soạn sách giáo khoa lớp 2 cách đây nhiều năm, mẹ của Thanh Hà đang làm việc trong Nhà xuất bản Giáo dục cần tự liệu cho bài Tập đọc có chủ đề Tự thuật nên bà đã đưa hình con gái lúc nhỏ vào minh họa cho bài. Nhân vật chính cũng từng lên tiếng xác nhận trên mạng xã hội rằng cô bé mái ngố, đeo bờm màu hồng năm nào là chính mình.
Đến nay, Thanh Hà đã 32 tuổi và đã lập gia đinh. Cô từng đi du học tại Úc và trở về Việt Nam sinh sống, làm việc với vai trò là 1 bác sĩ trong 1 bệnh viện tại Hà Nội. Đến nay, dù đã là một người mẹ, song cô nàng 8x vẫn còn được nhiều người nhớ đến bởi hình ảnh của một cô bé đáng yêu, xinh xắn học lớp 2 năm nào.
Hiện tại, bộ sách giáo khoa được xuất bản những năm 2000 đang dần được thay thế bằng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Các quyển sách này đang dần khép lại sứ mệnh của mình trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà, song những bài học từ bộ sách này vẫn sẽ là phần ký ức tuổi thơ không thể nào quên đối với thế hệ 9X, 10X.
Ảnh: Sưu tầm
Hỏi "em sẽ làm gì nếu lợi ích bị xâm phạm?" Học trò đáp 4 chữ, giáo viên GDCD đọc được chắc "tức anh ách"
Bao chữ cô dạy đã đi đâu hết rồi mà sao lại trả lời thế này?
Học trò đôi khi bá đạo đến nỗi dù rõ ràng có những câu hỏi thuộc phạm trù kiến thức sách giáo khoa, những thứ mình đã được học nhưng khi nghe tới thì liền muốn trả lời theo ý mình. Thế nên dân mạng mới có thêm những tràng cười vỡ bụng khi đọc các câu trả lời ngô nghê này.
Một câu hỏi lớp 12 trên phần mềm học trực tuyến được giáo viên đặt ra như sau: Em sẽ làm gì nếu lợi ích hợp pháp của em bị vi phạm? Câu hỏi này thuộc nội dung môn Giáo dục công dân lớp 12.
Những tưởng học sinh sẽ trả lời câu hỏi liên quan tới việc dùng pháp luật để bảo vệ mình, ấy thế mà nam sinh này lại có đáp án khiến ai đọc qua cũng bụm miệng cười: Giãy đành đạch khóc!
Nghe đáp án mà cứ ngỡ như đang chăm trẻ mới tập đi, tập nói vì chỉ có các em nhỏ mới nhõng nhẽo, khóc lóc mỗi khi có ai giành đồ chơi, giành bánh kẹo của mình thôi. Còn đến tuổi 18, khi đã đủ tuổi trưởng thành, gặp các trường hợp lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì ai lại giãy đành đạch thế bao giờ.
Nghe tới đây, dân mạng chỉ biết cười và bó tay cho độ hồn nhiên của học trò chứ chẳng biết làm gì thêm. Không biết giáo viên Giáo dục công dân đọc xong câu trả lời này của trò có "tức" không vì bao kiến thức của mình dạy dỗ lại chỉ được áp dụng như thế. Phía dưới bức ảnh, rất nhiều netizen cũng đã để lại bình luận hài hước:
"Bạn mình thì làm mình làm mẩy, làm này làm kia nè!"
Chắc đang vội nộp bài mà không có giờ tra Google hả bạn ơi!"
"Nhanh trí quá, nhưng sai chính tả nhé, nếu không sai chính tả chắc cho 10 điểm!"
"Giãy xong rồi lợi ích có quay về không bạn ơi!"
Trách oan học sinh không mang sách giáo khoa, thầy giáo viết thư xin lỗi khiến dân mạng khen ngợi Một nam sinh đã bị thầy giáo nghiêm khắc phê bình trước lớp sau khi không tìm thấy quyển sách môn toán. Ngày 15/11, một video ghi lại cảnh tượng thầy giáo nhận lỗi sau khi phê bình học sinh ở Quảng Tây (Trung Quốc) được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân mạng chú ý. Theo tìm hiểu, một nam sinh...