Cô bé Canada 11 tuổi tới Việt Nam hát Quốc ca gây quỹ
Là đại sứ nhỏ tuổi nhất của Làng trẻ em SOS quốc tế, cô bé người Canada, Capri Everitt vừa đặt chân tới Đà Nẵng, Việt Nam trong hành trình đi đến 80 quốc gia để quyên góp 1 triệu USD cho các bạn nhỏ đang phải chịu thiệt thòi.
Theo hành trình “80 bài quốc ca kết nối trái tim”, Capri sẽ cùng với các bạn nhỏ ở 80 quốc gia hát quốc ca của riêng mỗi nước bằng ngôn ngữ bản địa để quyên tiền giúp các bạn nhỏ đang phải chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, nghèo đói, biến đổi khí hậu hay những hoàn cảnh khó khăn khác.
Capri (giữa) và gia đình dừng chân tại Đà Nẵng.
Chiều 17.3, Capri Everitt đã tập hát Quốc ca Việt Nam với trẻ em của Làng trẻ em SOS Đà Nẵng nhằm gây quỹ cho trẻ em chịu thiệt thòi tại Đà Nẵng.
Capri chia sẻ, hành trình xuất phát từ một lần em đọc một cuốn sách về một cậu bé cũng đi vòng quanh thế giới để làm từ thiện giúp đỡ những trẻ em khó khăn. Capri đã chia sẻ ý tưởng của mình với cha mẹ và nhận được sự tán thành của họ. Thậm chí, cha mẹ em còn đồng hành cùng con trên chuyến hành trình. Capri cũng trở thành đại sứ của tổ chức SOS quốc tế để gây quỹ cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp thế giới.
Capri tập hát Quốc ca cùng trẻ em làng SOS Đà Nẵng chiều 17.3.
“Để có thể hoàn thành hành trình, Capri đã tạm dừng chương trình học một năm để thực hiện ý nguyện của mình…”, cha mẹ cô bé Capri cho biết thêm.
Hành trình của cô bé Capri bắt đầu từ ngày 10.11.2015 với sự kiện đầu tiên là nói chuyện và hát tại tòa nhà Quốc hội ở Ottawa (Canada).
Phát biểu về chuyến hành trình, cô bé Capri chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất trên chuyến hành trình là rào cản về ngôn ngữ. Trước khi đến mỗi quốc gia, em tập bài Quốc ca nước đó trong vòng một tuần và khi đến đất nước đó, em chỉ tập bài quốc ca trong vòng vài ngày, mỗi ngày em phải tập liên tục để có thể hát được”.
Video đang HOT
Cô bé Canada 11 tuổi hát Quốc ca Việt Nam để gây quỹ cho các bạn nhỏ đang phải chịu thiệt thòi ở Việt Nam.
Cha mẹ Capri cùng đi trong chuyến hành trình cho biết, Capri tập hát các bài quốc ca nước ngoài với sự giúp đỡ của bạn bè nước ngoài và nghe video YouTube. Capri cũng chia sẻ, hát Quốc ca Việt Nam là khó nhất vì có nhiều ngữ âm. Theo Capri, Quốc ca Việt Nam là bài Quốc ca mạnh nhất và hào hùng nhất mà cô bé được nghe.
Sau 4 tháng hành trình đến 31 quốc gia và trong hành trình dừng chân tại Đà Nẵng – Việt Nam, quốc gia thứ 31, Capri và các bạn thiếu nhi làng trẻ SOS Đà Nẵng sẽ có những hoạt động giao lưu và cùng hát Quốc ca Việt Nam với cộng đồng.
Tối 18.3 Capri sẽ hát cùng các bạn Làng Trẻ em SOS Đà Nẵng tại công viên Châu Á. Tối 19.3 Capri sẽ hát tại Công viên Biển Đông cùng với các bạn sinh viên Đà Nẵng để gây quỹ cho các trẻ em tại Đà Nẵng.
Sau đó, Capri sẽ tiếp tục hành trình đến Thái Lan và hát Quốc ca để gây quỹ cho các trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi tại đất nước này.
Theo Danviet
Việt Nam nêu thông điệp về giải quyết tranh chấp Biển Đông tại IPU-132
Phát biểu trước thời khắc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đánh cồng khai mạc Đại hội đồng liên minh Nghị viện tối 28/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ thông điệp Việt Nam gửi tới Đại hội tinh thần hoà bình, trách nhiệm, phản đối vũ lực, trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông...
Các đại biểu làm lễ chào cờ trước phiên khai mạc IPU-132.
Chương trình lễ khai mạc IPU-132 bắt đầu lúc 19h45' với nghi thức chào cờ trang trọng cử hành cùng Quốc ca Việt Nam. Phát biểu chào mừng và mở đầu chương trình hoạt động của Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới 132, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Việt Nam vinh dự sau 36 năm tham gia Liên minh nghị viện quốc tế được đăng cai tổ chức Đại hội thứ 132.
Gửi tới 166 thành viên IPU, 10 thành viên liên kết, các quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế lời chào trân trọng, Chủ tịch nước chúc các đại biểu những ngày ở Hà Nội tràn đầy ấn tượng, ý nghĩa.
Các đại biểu sôi nổi trao đổi trước giờ làm lễ khai mạc (ảnh: Minh Thanh).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khái quát, từ ý tưởng của những người sáng lập, qua lịch sử hơn 125 năm qua, IPU đã có đóng góp lới với sự phát triển, công bằng xã hội và tác quyền con người. Sự phát triển của IPU trong tiến triển lịch sử là minh chứng cho sự quan trọng của công tác lập pháp, của luật pháp trong xã hội. Chia sẻ nhận thức chung về hoà bình, ổn định là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu chào mừng hoạt động của IPU-132.
Nêu tình hình thực tế còn nhiều quan ngại về việc tranh chấp lãnh thổ, chạy đua vũ trang, các vấn đề an ninh phi truyền thống như chính trị cường quyền bất chấp luật pháp quốc tế đang có xu thế gia tăng, Chủ tịch nước Việt Nam cho rằng, IPU lần này cần đặt ra mục tiêu chia sẻ các ý tưởng, hành động để thúc đẩy phát triển.
"Biến lời nói thành hành động để biến luật pháp và các quy tắc cơ bản của luật pháp thành thực thi, các tranh chấp bất đồng được giải quyết băng biện pháp hoà bình và các dân tộc đều bình đẳng là tinh thần Việt Nam chủ động xây dựng, đưa ra cho chương trình nghị sự của IPU lần này. Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của IPU, Việt Nam luôn cùng chủ trương xây dựng một chế độ hoà bình, hợp pháp để phát triển, trong đó có cả chủ trương giải quyết tranh chấp như vấn đề tranh chấp trên biển Đông" - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, vấn đề sẽ được Việt Nam đặt ra trên tinh thần giải quyết một cách hoà bình, phản đối việc sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trên tinh thần chủ đề IPU-132 đã được thông qua, vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam bày tỏ niềm tin đây sẽ là kỳ Đại hội của hành động, biến những ý tưởng, lời nói thành hành động để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính chất toàn cầu.
Phòng họp Diên Hồng của Nhà Quốc hội mới với hơn 600 ghế ngồi kín chỗ (ảnh: Minh Thanh).
Chủ tịch IPU Chủ tịch IPU Saber Chowdhury nói bằng tiếng Việt lời chào đón: "Nhiệt liệt chào mừng quý vị đến Hà Nội" và bày tỏ sự cảm kích về công tác chuẩn bị, đón tiếp, tổ chức các hoạt động chu đáo "vượt qua cả kỳ vọng" của nước chủ nhà Việt Nam để thời gian ở Hà Nội của mỗi thành viên Đại hội đồng thực sự đáng nhớ.
Ông Saber Chowdhury nêu ý nghĩa, IPU hiện đã trở thành tổ chức với 166 nghị viện thành viên 14.500 nghị sĩ, đại diện cho 6,5 tỷ người dân trên toàn thế giới. Dịp Đại hội lần này, 90 triệu người dân Việt Nam đã kết nối với 6,5 tỷ người dân khác toàn thế giới. Không những thế, Việt Nam còn đề ra nội dung, chủ đề đại hội lần này - biến lời nói thành hành động, vì sự phát triển bền vững.
Nhấn mạnh quan điểm, mỗi quốc gia không thể tiếp tục chỉ chạy theo mục tiêu tăng trưởng GPD mà phải hướng đến sự hạnh phúc, cuộc sống của người dân nên các vấn đề đặt ra, từ an ninh, an toàn hay nhân quyền đều hết sức quan trọng, Chủ tịch IPU bày tỏ nguyện vọng: "Chúng ta muốn nhớ tới Đại hội đồng lần này không chỉ vì sự mến khách, sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà và toà nhà đẹp này mà cả kết quả của chương trình nghị sự để có thể nói chúng ta đã có cơ hội ngồi lại cũng nhau và tận dụng được cơ hội vì sự phát triển tốt đẹp của nhân loại. Những gì trong quá trình chúng ta làm và triển khai mới là quan trọng".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh cồng chính thức khai mạc IPU-132.
Là người vinh dự thực hiện nghi thức khai mạc IPU-132, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng điểm lại, trong lịch sử hơn 125 năm của IPU, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động nhưng tinh thần hoà bình hợp tác của những người sáng lập đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị.
Tuyên bố Hà Nội lần này với thông điệp rõ ràng về vai trò của các nghị viện các nước với sự phát triển bền vững, hoà bình, ổn định của người dân toàn cầu có ý nghĩa lớn với Việt Nam trong dịp kỷ niệm 70 ngày tuyên ngôn độc lập. Tinh thần đưa ra Đại hội lần này cũng thấm nhuần tư tưởng hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt 70 năm qua.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh 5 tiếng cồng chính thức khai mạc Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội.
P.Thảo
Theo Dantri