Cô bé 8 tháng tuổi nặng… 17kg
Cân nặng của Chahat đã khiến cô bé gặp vấn đề với nhịp thở, giấc ngủ và ‘làn da cứng bất thường’ của cô bé khiến việc lấy mẫu máu càng trở nên khó khăn hơn.
Một em bé 8 tháng tuổi ở Punjab đang gây xôn xao khi các báo cáo về trọng lượng đến 17 kg (cân nặng trung bình của một đứa trẻ 4 tuổi) của cô bé khiến các bác sĩ cũng phải kinh ngạc.
Chahat Kumar được sinh ra với cân nặng trung bình nhưng sớm bắt đầu phát triển về kích thước trong vòng bốn tháng sau khi sinh.
Cha của Chahat Kumar là Suraj Kumar (23 tuổi) nói: “Cân nặng của em bé đang tăng lên từng ngày”. Cả cha và mẹ Chahat Kumar đều ngày càng lo lắng về sức khỏe của con gái họ và không có manh mối về điều gì đang gây ra chứng ‘thèm ăn vô độ’ của ấy.
Mẹ của Chahat là Reena (21 tuổi), người đã mất đứa con trai đầu lòng khi sinh con, bày tỏ sự lo lắng khi con gái có thể liên quan đến béo phì.
Cô ấy nói thêm: “Con bé không ăn như một đứa trẻ bình thường. Chahat Kumar cứ ăn hoài. Nếu chúng tôi không cho con bé ăn gì, nó sẽ bắt đầu khóc. Con bé khóc đòi ra ngoài nhưng do cân nặng quá nặng nên chúng tôi không thể đưa đi xa. Vì vậy, chúng tôi chỉ đưa Chahat Kumar đến những nơi gần đó”.
Phủ nhận những cáo buộc về việc nuôi dạy trong gia đình có liên quan đến vấn đề cân nặng của Chahat Kumar, cha Suraj nói: “Đó không phải là lỗi của chúng tôi. Chúa đã đưa ra điều kiện này cho con bé. Nó không nằm trong tay chúng tôi. Tôi cảm thấy tồi tệ khi một số người cười nhạo con bé vì béo”.
Video đang HOT
Cân nặng của Chahat Kumar đã khiến cô bé gặp vấn đề với nhịp thở và giấc ngủ. Tình trạng của cô bé cũng khiến bác sĩ của gia đình bối rối.
Ngoài béo phì, Chahat Kumar còn mắc chứng ‘da cứng bất thường’ khiến việc lấy mẫu máu để phân tích tình trạng của con càng khó khăn hơn, mẹ của cô bé, Reena cho biết.
Cô ấy giải thích: “Chúng tôi không có đủ tiền để điều trị cho Chahat nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo con bé khỏe lại. Nhưng vấn đề là ở làn da của con bé. Da của Chahat quá cứng nên các bác sĩ đã không thể lấy mẫu từ cơ thể con”.
Bác sĩ của Kumar, Vasudev Sharma cũng xác nhận nhưng không thể tiến hành xét nghiệm máu vì lượng mỡ trên cơ thể của cô bé quá nhiều và do đó xét nghiệm máu không được thực hiện đúng cách.
Da của Chahat cứng đến mức chúng tôi không thể chẩn đoán được tình trạng của cô bé”.
Bác sĩ Sharma khuyến nghị gia đình nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Dân sự ở Amritsar, nhưng điều kiện tài chính của gia đình cho đến nay đã khiến việc này trở nên khó khăn.
Anh ấy nói thêm: “Cô bé phải ăn ít hơn. Chahat Kumar ăn như một đứa trẻ 10 tuổi”.
Giống như mọi bậc cha mẹ khác, Reena mơ ước con gái mình có một ‘tương lai tươi sáng hơn, nhẹ nhàng hơn’.
Cô ấy nói: “Chúng tôi muốn Chahat có thể chơi như những đứa trẻ bình thường. Chúng tôi không muốn con gặp khó khăn trong tương lai. Chúng tôi muốn một tương lai tốt đẹp cho con bé”.
Hiện tượng kỳ lạ: Cô bé 15 tuổi ở Ấn Độ khóc ra sỏi đá?
Chandni cho biết cô bắt đầu "khóc" ra những viên đá nhỏ từ khoảng 6 giờ sáng và thường xuyên phải lấy những vật thể này ra khỏi mắt cho đến tối.
Một cô gái 15 tuổi ở vùng nông thôn Ấn Độ được cho là đã khóc ra những viên sỏi nhỏ mỗi ngày trong hai tháng qua và các bác sĩ không có bất kỳ lời giải thích y tế nào về việc này.
Theo gia đình của cô gái, những viên đá nhỏ bắt đầu rơi ra từ mắt cô bé từ ngày 17/7. Kể từ đó, mỗi ngày cô bé đều lấy ra khoảng 10 đến 15 viên đá từ mắt mình.
Hơn 70 cái gọi là nước mắt đá đã được thu thập trong hơn hai tháng kể từ khi hiện tượng kỳ lạ được báo cáo.
Chandni cho biết cô bắt đầu "khóc" ra những viên đá nhỏ từ khoảng 6 giờ sáng và thường xuyên phải lấy những vật thể này ra khỏi mắt cho đến tối. Tuy nhiên, những viên đá không "hình thành" trong mắt cô bé vào ban đêm.
Cô bé 15 tuổi ở Ấn Độ này được cho là khóc ra sỏi đá.
Trong một đoạn video ngắn được lan truyền trên mạng xã hội cách đây vài ngày, có thể thấy hốc mắt trái của Chandni bị lồi lên. Sau khi được một người lấy tay xoa mắt, một viên đá nhỏ đã rơi xuống tà áo của Chandni.
Sau khi viên đá rơi khỏi mắt cô gái, một viên khác cũng xuất hiện và rơi xuống từ mắt phải của cô. Cả hai đều được tìm thấy và bổ sung vào bộ sưu tập viên đá xuất hiện từ mắt ngày càng tăng của Chandni.
Gia đình của Chandni và những người thân của cô ở làng Gadiya Balidaspur, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, tin rằng cô bé thực sự đang khóc ra sỏi đá. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa khẳng định đó là điều không thể.
Tiến sĩ Awadhesh Kumar, bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng tại Ấn Độ, cho biết không có bằng chứng khoa học nào có thể lý giải trường hợp kỳ lạ này.
Ông cho rằng có thể cô bé đã tự đưa những viên đá vào mắt để gây chú ý hoặc có ai đó đã buộc Chandni làm điều đó.
Tiến sĩ Neeraj Gupta, Giám đốc Bệnh viện Mắt Durga, cũng cương quyết khẳng định hiện tượng kỳ lạ này là không có cơ sở y học và giống như một sự việc lừa đảo.
Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình của Chandni không có đủ kinh phí để đưa cô bé đến gặp các chuyên gia y tế. Vì vậy, bí ẩn về tình trạng của cô bé 15 tuổi này hiện vẫn chưa có lời giải đáp.
Trước đây, truyền thông cũng đã đưa tin về các trường hợp kỳ lạ khác xảy ra ở mắt, như khóc ra máu, khóc ra bông. Thậm chí một người phụ nữ ở Anh còn khóc ra những hạt thủy tinh lấp lánh.
Khoảnh khắc kinh hoàng khi bò tót điên cuồng lao vào nhà dân húc loạn xạ Con bò tót chạy trốn khỏi cuộc chiến kịch tính đã lao vào nhà dân húc loạn xạ khiến các thành viên gia đình Ấn Độ một phen hú hồn. Khoảnh khắc kinh hoàng khi bò tót điên cuồng lao vào nhà dân húc loạn xạ Những con bò đực nổi tiếng là động vật rất mạnh mẽ, khi chúng bị kích động,...