Cô bé 7 tuổi gốc Việt tử vong do cúm H1N1
Bé Selina Nguyễn ở Mỹ nhập viện bởi các triệu chứng giống như cảm lạnh, hôn mê, não ngừng hoạt động.
Sau gần 2 tháng chữa trị, bé Selina Nguyễn, người Mỹ gốc Việt, đã qua đời vào ngày 10/2 tại bệnh viện. Theo thông tin từ gia đình, Selina không tiêm phòng vắcxin cúm H1N1 vào năm ngoái.
Theo F oxnews, trước giáng sinh năm ngoái, cô bé Selina Nguyễn có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Trong vòng chưa đầy 48 giờ, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khiến cô bé lâm vào hôn mê, não ngừng hoạt động. Gia đình đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Colorado ở Aurora, Mỹ.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cho bé để giảm áp lực lên não nhưng không mang lại kết quả. Sau gần 2 tháng cứu chữa, cuối cùng gia đình quyết định rút ống thở của cô bé.
Bé Selina Nguyễn qua đời sau gần 2 tháng chữa trị. Ảnh: People
Video đang HOT
Đây là trường hợp thứ hai tại Mỹ tử vong liên quan đến bệnh cúm trong năm 2019. Hồi đầu tháng hai, cô bé Ashanti Grinage 4 tuổi đã qua đời vì cúm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, từ ngày 1/10/2018 đến gần 5.800 ca nhập viện liên quan đến bệnh cúm, chủ yếu là người lớn trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi. Có 28 trẻ tử vong do bệnh này.
Theo các bác sĩ, virus cúm gây sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy. Hầu hết mọi người khỏi bệnh mà không cần tới bệnh viện. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể gặp biến chứng đe dọa tính mạng. Vì thế, các bác sĩ và cơ quan y tế nhấn mạnh tiêm vắcxin phòng cúm là cách phòng chống lại virus và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Gia đình bé Selina Nguyen đang phát động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm vắcxin cúm, sau khi con gái qua đời.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Nhiều bệnh viện kêu thiếu thuốc điều trị trong lọc máu cấp cứu
Loại thuốc cần sử dụng trong phương pháp lọc máu/thẩm tách máu liên tục để cấp cứu các bệnh nhân nặng có nguy cơ tử vong cao tại các khoa Hồi sức tích cực, như suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, viêm tụy cập hoại tử, ngộ độc cấp nặng... đang bị thiếu.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, những ngày vừa qua, một số Sở Y tế và bệnh viện trên toàn quốc đã phản ánh việc thiếu thuốc Prismasol B0 trong điều trị. Đây vốn là loại thuốc quan trọng dùng trong cấp cứu, hồi sức với các bệnh nhân suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, ngộ độc cấp...
Trước tình hình này, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 6/9 đã có công văn khẩn gửi các Sở Y tế và bệnh viện trên toàn quốc về việc cung ứng thuốc Primasol B0.
Trước đề nghị của các bệnh viện về việc cung ứng thuốc Prismasol B0, Cục Quản lý Dược cho biết hiện tại Việt Nam chưa có thuốc nào có cùng hoạt chất, đường dùng với thuốc Primasol B0 đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Dược đã cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thuốc Primasol B0 cho Công ty TNHH MTV Vimexdimex Bình Dương với số lượng 60.000 thùng (2 túi dịch 5L/thùng).
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Vimexdimex Bình Dương thì hiện Công ty này đã nhập 19.819 thùng và còn lại 40.181 thùng đang được làm thủ tục thông quan.
Để đảm bảo cung ứng thuốc thuốc Prismasol B0 kịp thời cho nhu cầu điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc Prismasol B0 chủ động liên hệ kịp thời với các đơn vị nhập khẩu, phân phối thuốc thuốc Prismasol B0 để đặt hàng, mua sắm kịp thời.
Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cũng chủ động liên hệ với các đơn vị nhập khẩu, phân phối thuốc thuốc Prismasol B0 để đặt hàng.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các cơ sở đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu thuốc Prismasol B0 cần liên hệ với các đơn vị liên quan để sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký thuốc/hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc Primasol B0 theo yêu cầu của Cục quản lý Dược,
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các cơ sở nhập khẩu, phân phối thuốc thuốc Primasol B0 trước mắt ưu tiên cung ứng thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh có công văn đề nghị cung ứng thuốc Prismasol B0nói trên và cho các cơ sở khám, chữa bệnh khác có báo cáo thiếu thuốc Prismasol B0.
Tú Anh
Theo Dân trí
Người bệnh đang chết oan vì nhiễm khuẩn bệnh viện Không bị bệnh tật cướp đi sinh mạng nhưng nhiều người bệnh chết oan vì nhiễm khuẩn bệnh viện. Đây là một thách thức lớn đối với ngành y ở tất cả các quốc gia trên toàn cầu nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn triệt để. Ngày 7/9, tại Bệnh viện Bình Dân, TPHCM các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực...