Cô bé 6 tuổi suýt chết vì nhiễm vi khuẩn cực nguy hiểm sau khi bị mèo cưng của mình cắn: Việc cần làm ngay nếu bị chó mèo cào, cắn
Alice Hudson, 6 tuổi có con mèo cưng tên là Tigger. Khi cô bé ném quả bóng cho Tigger thì một nửa hàm răng của nó đã cắn vào cánh tay bé.
Ngay khi ấy, Alice hét lên, mẹ bé nhanh chóng phát hiện ra và đã rửa cánh tay bị thương của con dưới vòi nước lạnh rồi bôi thuốc sát trùng cho bé. Nhưng đến ngày hôm sau, thấy con gái kêu ca về vết thương và không cho ai chạm vào vì đau, mẹ bé đã quyết định đưa con đến bệnh viện Hull Royal để khám. Cô đã rất sốc khi biết con gái mình bị nhiễm vi khuẩn Pasteurella, một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu thường được tìm thấy trong miệng của mèo. Nó có thể gây nhiễm trùng mô mềm nghiêm trọng – và phát triển thành nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não.
Các bác sĩ cho biết họ sẽ cần phải tiến hành một ca phẫu thuật để loại bỏ mô bị nhiễm bệnh, và Alice phải nằm viện 3 ngày. Ngày 10/8, Alice được ra viện và kê thêm kháng sinh uống tròn 2 tuần. Vết thương trên cánh tay của Alice cũng nhanh chóng lành lại.
Theo chia sẻ của người mẹ này, Tigger là một chú mèo được gia đình cô nuôi từ nhỏ. Nó rất thân với Alice nên thường xuyên ngủ trên giường với cô bé và Alice thường gọi nó là “anh trai”. Cả hai thường chơi trò ném bóng cho nhau, Alice ném bóng cho Tigger và Tigger chạy đi nhặt bóng mang lại cho bé. Nhưng lần đó, thay vì nhặt bóng nó lại cắn vào tay Alice, như kiểu chơi đùa thôi. Sau khi thấy Alice hét lên, con mèo cũng biết rằng nó làm tổn thương bé nên đã bỏ trốn.
Video đang HOT
Lúc đầu, bà mẹ 30 tuổi này cho rằng bác sĩ đã làm quá vấn đề lên nhưng sau đó cô đã nghiêm túc kêu gọi mọi người cần cảnh giác với vét cắn của các loại động vật, kể cả là thú cưng vẫn nuôi trong nhà.
Răng của các loài động vật như chó, mèo rất sắc, nhọn. Vì thế, khi cắn, răng sẽ có xu hướng tạo ra vết thương rách lớn trên cơ thể người. Vết thương này sẽ gián tiếp “tiêm” vi khuẩn vào làm tổn thương mô, tế bào ở vùng bị cắn. Vết thương nặng có thể dẫn đến viêm tủy xương (viêm xương), viêm nội tâm mạc (viêm màng trong tim), hay viêm màng não…
Đặc biệt, nhóm khuẩn Pasteurella multocida có khả năng phát triển dưới da, lan rộng trên toàn hệ bạch huyết và trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể dẫn đến tử vong.
Đặc biệt với những người có hệ miễn dịch suy yếu, thuộc nhóm người có tiền sử bệnh tiểu đường… thì chỉ cần vết thương nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng máu.
Pasteurella là gì và nó có thể ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?
Vi khuẩn thuộc nhóm Pasteurella sống trong miệng của hầu hết các con mèo, cũng có những loại sống trong miệng của chó và các loài động vật khác.
Nếu con bạn bị cắn hoặc cào bởi một động vật mang sinh vật Pasteurella, những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da. Chúng thường gây nhiễm trùng da nghiêm trọng gọi là viêm mô tế bào.
Đôi khi, những vi khuẩn này có thể lây sang người từ nước bọt của động vật hoặc chất nhầy mũi.
Các triệu chứng của viêm mô tế bào thường bắt đầu sau một thời gian ủ bệnh rất ngắn, điển hình là trong 24 giờ sau khi trẻ bị cắn hoặc cào. Chúng có thể bị sưng, đỏ, nóng và đau da, đôi khi có mủ chảy ra. Ở một số trẻ, các hạch bạch huyết ở vùng da bị nhiễm bệnh có thể to lên và trẻ bị ớn lạnh, sốt.
Biến chứng có thể xuất hiện ở một số trẻ, bao gồm nhiễm trùng khớp (viêm khớp), xương (viêm tủy xương) và gân. Một số biến chứng ít gặp hơn có thể bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não, nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mắt.
Nếu con bạn bị động vật cắn hoặc cào, hãy rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước ấm một cách nhẹ nhàng.
Theo TheSun/afamily
Tìm ra mục tiêu mới cho thuốc điều trị nhiễm trùng máu
Mặc dù nhiễm trùng máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhưng cho đến này không có một phương pháp điều trị thuốc nào hiệu quả.
Và mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, nếu tìm được chất ức chế enzyme PHLPP1 thì có thể cứu sống nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng máu.
Các chất ức chế enzyme PHLPP1 có thể tạo cơ sở cho các loại thuốc mới chống nhiễm trùng máu - Ảnh: UC San Diego School of Medicine
Theo Technology Networks, nhiễm trùng máu (sepsis) thường phát triển khi cơ chế phòng thủ cố gắng chống lại sự lây nhiễm đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Khi đó, các tế bào miễn dịch bắt đầu tấn công các mô và cơ quan của người bị nhiễm trùng, thường dẫn đến suy nội tạng và tử vong.
Các nhà khoa học ở Đại học California, Mỹ, qua thử nghiệm trên loài gặm nhắm đã chứng minh được rằng nếu loại bỏ enzyme có tên PHLPP1 thì có thể cải thiện kết quả điều trị nhiễm trùng huyết. Chuột không có enzyme PHLPP1 khỏe hơn nhiều. Trong khi tất cả những con chuột bình thường chết vì nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng sau 5 ngày, những con chuột thiếu enzyme PHLPP1 vẫn sống sót. Enzyme PHLPP1 kiểm soát rất nhiều khía cạnh của hành vi tế bào bằng cách loại bỏ phosphat - " thẻ" hóa chất nhỏ (phosphates - small chemical tags) trong cấu trúc của các protein khác. Và hóa ra enzyme PHLPP1 cũng ảnh hưởng đến tình trạng viêm.
Có rất nhiều gien liên quan đến các tế bào miễn dịch bị enzyme PHLPP1 tác động. Khía cạnh quan trọng nhất ở đây là enzyme PHLPP1 loại bỏ phosphat khỏi yếu tố phiên mã STAT1, được biết đến với khả năng kiểm soát các gien gây viêm.
Các nhà khoa học hiện đang sàng lọc để thử nghiệm hàng ngàn hợp chất để tìm kiếm chất lý tưởng có tác dụng ức chế enzyme PHLPP1. Họ biết các chất ức chế PHLPP1 có thể tạo cơ sở cho các loại thuốc mới chống nhiễm trùng máu và hy vọng sẽ thử nghiệm các hợp chất này trên các tế bào miễn dịch trong phòng thí nghiệm và trên mô hình chuột nhiễm trùng máu để có thể tạo cơ sở cho các phương pháp mới điều trị nhiễm trùng máu ở người.
Hiện nay, nhiễm trùng máu được giải quyết bằng cách ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng nguồn, thường bằng kháng sinh, trong khi cố gằng duy trì sức khỏe nội tạng bằng oxy và dịch truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở nước này bị nhiễm trùng máu mỗi năm và hậu quả là gần 270.000 người chết. Một trong ba bệnh nhân chết trong bệnh viện bị nhiễm trùng máu.
Nhà nghiên cứu Victor Nizet giải thích rằng nhiễm trùng máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt trên toàn thế giới, nhưng thật không may, cho đến nay vấn chưa có một phương pháp điều trị thuốc nào có hiệu quả.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Cậu bé 6 tuổi không thể ăn được bất cứ thứ gì: Bác sĩ không thể gọi tên căn bệnh lạ và cậu bé là người đầu tiên mắc bệnh Bác sĩ cho biết Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh hiếm gặp này và hiện tại căn bệnh vẫn chưa có tên gọi cụ thể là gì. Chia sẻ trên trang People, bố mẹ của Cohen Bramlee cho biết: Khi được 4 tháng tuổi, cha mẹ của bé đã cố gắng cho con chuyển sang ăn các thức ăn...