Cô bé 2 tuổi được ghép 2 lá phổi đã xuất viện
Nhờ hai lá phổi của người hiến tặng, cô bé Mae Vogel-Koslow (2 tuổi, ở Somerville, Mass., Mỹ) đã được cứu sống. Bé khỏe mạnh và xuất viện về nhà sau 20 tháng điều trị ở bệnh viện.
Mae Vogel-Koslow đã được cứu sống nhờ được ghép hai lá phổi – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS
Theo Fox News ngày 17.7, bé Mae được chẩn đoán bị bệnh phổi kẽ ở trẻ sơ sinh – tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ô xy cho cơ thể.
Theo Hiệp hội Phổi Anh, có hơn 200 loại bệnh phổi này. Đây là bệnh phải điều trị lâu dài. Liệu pháp ô xy là phương pháp điều trị được dùng phổ biến cho căn bệnh này; nó giúp giảm triệu chứng là chủ yếu và ngăn tổn thương cũng như nhiễm khuẩn nặng.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải ghép phổi như bé Mae vì những phương pháp điều trị khác đều không mang đến hiệu quả.
Đến tháng 8 năm ngoái, căn bệnh hiếm gặp này đã làm sức khỏe của bé Mae ngày càng tệ sau một thời gian dài cuộc sống em gắn liền với máy thở.
Video đang HOT
Bệnh viện Nhi Boston buộc phải tìm người hiến tặng phổi để ghép cho bé với hy vọng có thể cứu sống em.
Chỉ sau 30 ngày thông báo tìm kiếm người hiến tặng, bệnh viện đã tìm được người hiến tặng phù hợp và các bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật ghép hai lá phổi vào 16.9.2017.
Ba tuần sau phẫu thuật, bé Mae đã không còn phải dùng máy thở và đã tự đi ra được đến cửa trước của bệnh viện với ba mẹ và chị gái (4 tuổi).
“Thật kỳ diệu khi nhìn thấy con gái nhỏ sống khỏe mạnh và chúng tôi không tin đó là thật khi các bác sĩ nói với chúng tôi con gái Mae có thể về nhà. Bây giờ, cô bé đã có thể bơi được trong làn nước biển mát”, mẹ của Mae (Koslow, 41 tuổi) hạnh phúc nói với Fox News.
Gia đình bé đang viết thư cám ơn người hiến tặng và hẹn gặp nhau khi có thể để nói lời cám ơn này.
Hai lá phổi là món quà đặc biệt cho gia đình của bé Mae, nhưng trái lại đó là một sự mất mát của gia đình người hiến tặng vì con họ đã mất đi, rồi hiến tặng phổi cho người khác sống.
Theo thanhnien.vn
4 người chết não hiến tạng cứu 16 bệnh nhân nguy kịch
16 bệnh nhân bị suy tạng mãn giai đoạn cuối có thể tử vong bất cứ khi nào đã được cứu sống diệu kỳ, nhờ nguồn tạng hiến của 4 người không may chết não.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức chia sẻ, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ ngày 16/5 đến 13/6), tại Bệnh viện Hữu nghi Việt Đức (Hà Nội) đã tiếp nhận mô tạng của 4 bệnh nhân chết não để ghép cho 16 bệnh nhân tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Đây là một kỳ tích về số người hiến tạng, người được ghép tạng lần đầu tiên được ghi nhận tại nước ta.
Với nguồn tạng hiến của 4 người chết não, các bác sĩ đã ghép tim cứu sống 4 người bệnh, ghép thận cho 8 trường hợp và ghép gan cứu sống 4 bệnh nhân ở cả Hà Nội và Huế.
Theo GS Giang, các kỹ thuật ghép tạng bác sĩ Việt làm chủ hoàn toàn. Vấn đề duy nhất chính là nguồn tạng hiến. Trước đây, nguồn tạng khan hiếm, trước khi được ghép tạng, bệnh nhân phải nằm viện lâu, phải thở máy kéo dài, phải truyền máu và truyền dịch nhiều... nhưng không phải ai cũng chờ đợi được đến khi có nguồn tạng hiến, rất nhiều người đã tử vong trước khi tìm được nguồn tạng hiến phù hợp để ghép.
GS Giang chia sẻ thêm, kỹ thuật ghép tạng của các bác sĩ Việt Nam ngày càng hoàn thiện. "Hầu như những trường hợp ghép thận, chúng tôi không cần phải truyền máu như trước nữa. Ghép gan thì số lượng truyền máu cũng rút xuống còn 1-2 đơn vị, ghép tim cũng vậy, thậm chí có ca ghép gan không cần truyền máu. Trước đây, thời gian bệnh nhân phải nằm thở máy sau mổ từ 24-48 giờ, bây giờ chỉ còn 3-4 tiếng", GS Giang nói.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng chia sẻ thêm, sự thành công của các ca ghép tạng thể hiện ở ,ỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sau ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiệm cận được với tỷ lệ của thế giới.
Như với bệnh nhân ghép thận tỷ lệ sống sau 1 năm là gần 95%, sau 5 năm là 90%. Đối với bệnh nhân ghép gan thì tỷ lệ thấp hơn vì đa số bệnh nhân ghép gan là do ung thư gan; với bệnh nhân xơ gan thì sau khi được ghép gần như khỏi hoàn toàn; còn đối với ung thư gan thì có một tỷ lệ bị tái phát ung thư.
Trung bình tỷ lệ sống sau 5 năm ghép gan là 75% và sau 10 năm là 70%. Trong số 19 bệnh nhân ghép tim chỉ có 2 trường hợp đã tử vong còn lại 17 bệnh nhân vẫn sống sau 8 năm.
Được biết, đến nay bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép được hơn 600 ca ghép thận, gần 60 ca ghép gan và 19 trường hợp ghép tim.
GS Giang chia sẻ thêm, nhân lực cho kỹ thuật ghép các tạng khác như ghép phổi cũng đã được BV Việt Đức cử đi học hỏi, hứa hẹn sẽ tiến hành ghép phổi sớm nhất. Khi đó, sẽ có thêm cơ hội ghép tạng cứu sống thêm nhiều người bệnh khác khi có nguồn tạng hiến.
GS Giang cũng bày tỏ sự tri ân đến những gia đình bệnh nhân chết não đã hiến tạng để nối dài sự sống cho những bệnh nhân khác đang nguy kịch mỗi ngày vì căn bệnh suy tạng mãn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bác sĩ Sài Gòn hợp sức cứu bệnh nhân tự tử trong viện Nam bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM đã tự dùng kéo đâm vào ngực, được bác sĩ phối hợp cứu sống. Ảnh minh họa Bệnh nhân 43 tuổi bị gãy xương đùi trái, nằm điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM chờ xếp lịch mổ. Chiều 8/7, người bệnh tự dùng...