Có bầu tháng thứ mấy thì uống sắt?
Bổ sung sắt vào cơ thể là đặc biệt quan trọng đối với bà bầu, nếu thiếu sắt rất dễ dẫn đến bà bầu thiếu máu. Vậy nên uống sắt từ tháng thứ mấy là tốt nhất.
Ảnh minh họa
Vai trò của sắt đối với sức khỏe bà bầu
Sắt là thành phần cấu tạo nên chất hemoglobin, chất đóng vai trò chính trong việc vận chuyển oxi cho cơ thể mẹ và thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên uống bổ sung sắt khi mang thai để tăng cường hemoglobin cho cơ thể.
Sắt giúp bà mẹ duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng có trong thành phần của nhiều enzim trong hệ miễn dịch, giúp chuyển hóa beta caroten thành vitamin A, giúp tái tạo ra collagen. Hơn nữa, viên sắt giúp bà bầu giảm được những mệt mỏi trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên bổ sung sắt vào tháng thứ mấy?
Giai đoạn giữa thai kỳ từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 và giai đoạn cuối từ tháng thứ 6 đến khi sau sinh 1 tháng là quãng thời gian nhu cầu về sắt của bà bầu tăng cao nhất. Đây là thời điểm quan trọng để các bà bầu bổ sung sắt đúng cách mỗi ngày.
Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung 30mg đên 35 mg sắt, vì vậy ngoài sử dụng thuốc hay các loại vitamin tổng hợp, bà bầu nên bổ sung sắt bằng thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao như: tim, bầu dục, thịt lợn, thịt bò, trứng, mộc nhĩ đen, rong biển, đậu nành.
Những lưu ý về thời điểm uống sắt của bà bầu
Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, khi mang thai, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt hoặc canxi. Nó sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Video đang HOT
Khi bác sĩ chỉ định bà bầu bổ sung đồng thời cả sắt và canxi, nên uống cách quãng càng xa càng tốt (khoảng 2h). Vì khi uống sữa hoặc canxi sẽ làm khả năng hấp thu của sắt trong cơ thể người mẹ giảm xuống.
Bạn nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.
Ngoài thực phẩm, bà bầu nên bổ sung sắt như thế nào?
Viên sắt có rất nhiều dạng, loại kết hợp với vitamin tổng hợp, loại thì phối hợp với axit folic, có loại thì đơn độc. Theo các chuyên gia thì thuốc nào cũng tốt, cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ và thời hạn của thuốc nhé.
Với những trường hợp đặc biệt thì nên đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì mỗi người mỗi cơ địa khác nhau. Chúc các bà bầu luôn mạnh khỏe để mẹ tròn con vuông.
Theo www.phunutoday.vn
Có bầu tháng thứ mấy thì nghén?
Ốm nghén là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy bạn đang mang thai, vậy đến tháng thứ mấy thì bà bầu ốm nghén.
Bà bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy?
Ốm nghén khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu thì nó diễn ra khá nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.
Các mẹ thường lo lắng rằng việc ốm nghén sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ không. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.
Trong những trường hợp mẹ bầu ốm nghén quá nghiêm trọng và có các biểu hiện như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.
Vậy bà bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy? Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chứng ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất vao khoảng tuần 4 - 6, hoặc trễ nhất là vào khoảng tuần 8 - 12. Với một số phụ nữ,có sức khoẻ yếu, tình trạng này thậm chí tiếp tục trong suốt thời gian mang thai cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 14 - 20. Đặc biệt, có một số trường hợp bà bầu trong thời kỳ này không hề bị ốm nghén hoặc chỉ bị một số triệu chứng nhẹ
Biểu hiện ốm nghén như thế nào?
Trong những tháng đầu tiên mang thai, bạn sẽ gặp phải một số các triệu chứng ốm nghén (không phải tất cả). Trong phần này, mình chỉ xin đề cập đến những triệu chứng cơ bản nhất, bao gồm :
Chuột rút và chảy máu nhẹ
Khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ tự gắn vào thành tử cung. Điều này gây ra một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kì đó là chuột rút.
Các chuột rút thường là nhẹ và giống như chuột rút kinh nguyệt, đôi khi có thể có một vài vết máu ở âm đạo.
Bên cạnh đó còn có những chất dịch màu trắng giống như sữa tươi chảy ra ở vùng âm đạo. Đó là do các "bức tường" của âm đạo đang dày lên, tạo thuận lợi để phôi thai làm tổ.
Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày hoặc tiếp tục trong suốt thai kỳ; chúng không gây hại và không cần điều trị.
Nếu có mùi hôi thối, cảm giác ngứa ngáy thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo. Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ để nhận được sự tư vấn.
Vú thay đổi
Sau khi thụ thai, mức hormone của phụ nữ sẽ dần thay đổi. Nó làm vú của họ sưng lên, đau trong thời gian ngắn.
Bạn sẽ cảm thấy dường như vú to và nặng hơn. Đôi khi có thể xuất hiện những vân sam màu tối.
Mệt mỏi
Đây là một trong những biểu hiện ốm nghén phổ biến nhất. Một số người còn xuất hiện triệu chứng này từ rất sớm, khi mới có được 1 tuần mang thai.
Đó là do hormone được gọi là progesterone tăng cao; khiến cho không mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể có phần bị xáo trộn. Không chỉ thể chất mà tâm trạng cũng thay đổi thất thường hơn.
Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp và lượng sắt thấp hơn so với nhu cầu hiện tại cũng góp phần làm cơ thể dễ mệt mỏi hơn.
Buồn nôn
Đây là biểu hiện ốm nghén cực kì đặc trưng và nổi tiếng nhất. Đa phần phụ nữ mang thai đều trải qua triệu chứng này nhưng không phải tất cả.
Nguyên nhân chính xác chưa biết được biết đến, nhưng sự thay đổi hormone góp phần gây ra triệu chứng này.
Buồn nôn và nôn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong ngày, thường là buổi sáng.
Ngoài ra, một số bà bầu có thể sẽ thèm ăn hoặc chán ăn, sợ ăn một số loại thực phẩm nhất định.
May mắn là những triệu chứng này sẽ giảm xuống từ tuần thứ 13-14 của thai kỳ.
Theo www.phunutoday.vn
Chi tiết chế độ ăn từng tuần trong 9 tháng thai kỳ giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn. Tuần 1 - 4 thai kỳ Trong giai đoạn này, từ phôi, bào thai sẽ phát triển thành thai nhi với đầy đủ các cơ quan...