Có bầu tháng thứ mấy thì nghén?
Ốm nghén là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy bạn đang mang thai, vậy đến tháng thứ mấy thì bà bầu ốm nghén.
Bà bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy?
Ốm nghén khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu thì nó diễn ra khá nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.
Các mẹ thường lo lắng rằng việc ốm nghén sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ không. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.
Trong những trường hợp mẹ bầu ốm nghén quá nghiêm trọng và có các biểu hiện như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.
Vậy bà bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy? Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chứng ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất vao khoảng tuần 4 – 6, hoặc trễ nhất là vào khoảng tuần 8 – 12. Với một số phụ nữ,có sức khoẻ yếu, tình trạng này thậm chí tiếp tục trong suốt thời gian mang thai cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 14 – 20. Đặc biệt, có một số trường hợp bà bầu trong thời kỳ này không hề bị ốm nghén hoặc chỉ bị một số triệu chứng nhẹ
Biểu hiện ốm nghén như thế nào?
Trong những tháng đầu tiên mang thai, bạn sẽ gặp phải một số các triệu chứng ốm nghén (không phải tất cả). Trong phần này, mình chỉ xin đề cập đến những triệu chứng cơ bản nhất, bao gồm :
Chuột rút và chảy máu nhẹ
Khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ tự gắn vào thành tử cung. Điều này gây ra một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kì đó là chuột rút.
Các chuột rút thường là nhẹ và giống như chuột rút kinh nguyệt, đôi khi có thể có một vài vết máu ở âm đạo.
Bên cạnh đó còn có những chất dịch màu trắng giống như sữa tươi chảy ra ở vùng âm đạo. Đó là do các “bức tường” của âm đạo đang dày lên, tạo thuận lợi để phôi thai làm tổ.
Video đang HOT
Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày hoặc tiếp tục trong suốt thai kỳ; chúng không gây hại và không cần điều trị.
Nếu có mùi hôi thối, cảm giác ngứa ngáy thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo. Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ để nhận được sự tư vấn.
Vú thay đổi
Sau khi thụ thai, mức hormone của phụ nữ sẽ dần thay đổi. Nó làm vú của họ sưng lên, đau trong thời gian ngắn.
Bạn sẽ cảm thấy dường như vú to và nặng hơn. Đôi khi có thể xuất hiện những vân sam màu tối.
Mệt mỏi
Đây là một trong những biểu hiện ốm nghén phổ biến nhất. Một số người còn xuất hiện triệu chứng này từ rất sớm, khi mới có được 1 tuần mang thai.
Đó là do hormone được gọi là progesterone tăng cao; khiến cho không mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể có phần bị xáo trộn. Không chỉ thể chất mà tâm trạng cũng thay đổi thất thường hơn.
Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp và lượng sắt thấp hơn so với nhu cầu hiện tại cũng góp phần làm cơ thể dễ mệt mỏi hơn.
Buồn nôn
Đây là biểu hiện ốm nghén cực kì đặc trưng và nổi tiếng nhất. Đa phần phụ nữ mang thai đều trải qua triệu chứng này nhưng không phải tất cả.
Nguyên nhân chính xác chưa biết được biết đến, nhưng sự thay đổi hormone góp phần gây ra triệu chứng này.
Buồn nôn và nôn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong ngày, thường là buổi sáng.
Ngoài ra, một số bà bầu có thể sẽ thèm ăn hoặc chán ăn, sợ ăn một số loại thực phẩm nhất định.
May mắn là những triệu chứng này sẽ giảm xuống từ tuần thứ 13-14 của thai kỳ.
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên tắc dinh dưỡng lứa tuổi dậy thì để trẻ phát triển toàn diện
Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.
Lúc này, ngoài sự phát triển và hoàn thiện cơ thể cũng là lúc trẻ hoạt động nhiều nhất, nên cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở giai đoạn này.
Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì mỗi ngày cần 2.200 - 2.400 calo, tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể.
Chất đạm:
Lúc này trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Đạm có tác dụng xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính và tăng sức đề kháng.
Chất đạm chiếm 14 - 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày tương đương với 70 - 80gr/ ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa.... Trong đó đạm động vật là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt - chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.
Chất béo:
Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ. Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40 - 50gr mỗi ngày.
Chất bột:
Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60 - 70% năng lượng có trong gạo, bột mì, và sản phẩm chế biến, khoai, củ... Nên chọn lựa những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.
Canxi:
Rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều caovà phòng được bệnh loãng xương mai sau. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 - 1.200mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 - 500ml sữa/ ngày.
Chất sắt:
Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 - 18 mg sắt/ ngày trong đó bé gái cần tới 20 mg sắt/ ngày. Chất sắt có nhiều trong thị, phủ tạng động vật: gan, tim, bầu dục...lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn... Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh...
Các vitamin:
Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên tắc ăn uống giúp mẹ bầu "ăn vào con không vào mẹ" Làm thế nào để ăn tăng ít cân mà con vẫn đủ chất? Đây là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn nhưng thực hiện được thì chẳng hề dễ. Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến chị em khi mang bầu thường có xu hướng tăng cân đến "chóng mặt" và hậu quả là phải đẻ mổ do những...