Có bất thường khi không có t.iền… tăng lương 2015?

Theo dõi VGT trên

Không thể bố trí ngân sách để tăng lương năm 2015 theo lộ trình. Đây có phải là một chuyện bất thường?

“Theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển. Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư phát triển từ ngân sách luôn có nguy cơ cao kém hiệu quả. Vì thế, chuyện “ăn” hết nên không có t.iền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu”, TS Hoàng Xuân Nghĩa bày tỏ quan điểm.

Hết t.iền là phải!

- Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì năm 2014, dự kiến thu ngân sách sẽ hoàn thành và vượt dự toán đề ra khoảng 9%, thế nhưng vẫn không thể bố trí ngân sách để tăng lương vào năm 2015. Nếu điều này thành hiện thực thì sẽ là lần thứ hai liên tiếp, chúng ta hoãn lại lộ trình này. Dưới góc độ chuyên gia, ông bình luận gì?

Trước hết, cần phải thống nhất với nhau rằng đây vẫn là thời điểm khó khăn của nền kinh tế đất nước và thế giới. Việc khó khăn này là có thật và Chính phủ phải rất chật vật để điều hành nền kinh tế, cân đối thu chi ngân sách, trong đó phải ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết. Cho nên, ở một góc độ nào đó, chuyện không có t.iền để tăng lương vì đã dành t.iền để trả nợ cũng là điều dễ hiểu.

- Nhưng vấn đề là, ngân sách có khả năng vượt thu 80.000 tỷ đồng vào cuối năm, song có tới 72% ngân sách dùng để chi thường xuyên, mức bội chi có thể lên đến hơn 7% GDP, đến nỗi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra một hình ảnh ví von rất đắt rằng: “Bây giờ mình ăn hết rồi thì lấy đâu mà đầu tư, ăn hết rồi mà lại không có lương thì tôi chẳng hiểu thế nào?”.

Thực ra, việc chi tiêu như thế nên hết t.iền để tăng lương là phải! Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc chi tiêu này cũng khó để nói là nó hợp lý hay không vì phải phụ thuộc vào sự cân đối thu chi của Chính phủ. Ngay cả câu chuyện dù chúng ta có nợ công lên đến 60 – 70% cũng không quá quan trọng bằng việc sử dụng nợ như thế nào, có hiệu quả không. Việc chi bao nhiêu cho thường xuyên, bao nhiêu cho đầu tư phát triển… còn phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống ngân sách, đặc điểm thể chế, nền kinh tế của mỗi nước, không có một quy chuẩn nào để nói rằng nên chi bao nhiêu cho các khoản mới là hợp lý được.

Có bất thường khi không có t.iền... tăng lương 2015? - Hình 1

TS Hoàng Xuân Nghĩa, Phó phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội.

Ngân sách cần chi nhiều cho an sinh xã hội

- Như ông vừa nói, nền kinh tế khó khăn nên Chính phủ phải chật vật cân đối thu chi. Nghĩa là ông muốn kêu gọi người dân cũng cần phải chung tay chia sẻ với khó khăn ấy, trong đó có việc chấp nhận không tăng lương theo lộ trình?

Đúng thế, dù không muốn điều đó xảy ra vì với nhiều người, tăng lương vẫn tốt hơn là không tăng. Song vì thu chi ngân sách như thế thì cũng đành phải chấp nhận thôi.

- Nhưng lâu nay chúng ta vẫn bị cho là sử dụng ngân sách thiếu hiệu quả, vẫn để xảy ra tình trạng thất thoát. Như báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư từ 2010 – 2013 thì mỗi năm có hơn 40% số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước không có báo cáo giám sát (tức khoảng 26.000 dự án công chưa minh bạch), rồi việc xây dựng làng văn hóa các dân tộc tốn 3.200 tỷ đồng bỏ không…

Video đang HOT

(Cười) Nếu kể ra những chuyện đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả gây thất thoát như thế thì ở ta nhiều lắm. Đó là hệ quả của cách vận hành ngân sách như hiện nay đang có vấn đề và không giống ai.

- Ý ông là sao?

Với một nền kinh tế thông thường, người ta hạn chế chi ngân sách cho đầu tư phát triển mà dựa vào các nguồn đầu tư tư nhân và xã hội hóa. Thế nhưng, theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển. Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư từ ngân sách luôn có nguy cơ kém hiệu quả. Vì thế, chuyện “ăn” hết nên không có t.iền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu. Tôi cho rằng, với nền kinh tế bình thường thì ngân sách cần phải chi nhiều cho an sinh xã hội chứ không phải tập trung cho đầu tư phát triển.

- Chẳng lẽ người ta không nhận ra sự bất cập của việc chi dùng ngân sách cho đầu tư?

Nhiều người nhận ra được chứ, nhưng sức ì của cơ chế nên nó cứ theo cái guồng ấy thôi.

- Vậy ở ta đã có cơ sở để tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội thay vì đầu tư chưa?

Như tôi đã nói ở trên, cơ cấu thu chi ngân sách như thế nào còn là do truyền thống, lịch sử của nguồn ngân sách, nền kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, việc hoạch định chính sách vĩ mô và quản lý nhà nước cần phải hướng tới điều này.

Phải giảm đầu tư cho phát triển

- Quay trở lại với câu chuyện không có t.iền tăng lương theo lộ trình vì còn phải dành để trả nợ. Theo ông đó có phải là một chuyện bất thường?

Với những gì chúng ta đã và đang làm, đang vận hành nền kinh tế thì nó cũng không có gì là bất thường cả.

- Có người ví von việc có thể lại hoãn tăng lương này giống như chuyện một ông chủ quán phở treo biển hiệu “ăn hôm nay, ngày mai khỏi trả t.iền”…

(Cười) Người ta liên tưởng thế cũng có cơ sở. Nhưng như tôi đã nói ở trên, tình hình khó khăn buộc Chính phủ phải rất chật vật để điều hành nền kinh tế, phải ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết hơn cả.

- Theo ông thì nếu tiếp tục hoãn lộ trình tăng lương vào năm tới, nó sẽ có tác động như thế nào đến xã hội?

Chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ những người hưởng lương từ ngân sách. Cái đáng lo là niềm tin trong dân chúng sẽ bị lung lay vì chúng ta đã không thể thực hiện đúng như lộ trình.

- Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không có t.iền để tăng lương này, thưa ông?

Dĩ nhiên, những người làm công tác điều hành, quản lý, hoạch định chính sách phải chịu trách nhiệm rồi. Nhưng cụ thể là ai thì thật khó để chỉ ra.

- Theo ông thì cần làm gì để điệp khúc không có t.iền tăng lương vì để dành trả nợ sẽ được chấm dứt?

Muốn vậy, chẳng có cách gì khác là phải phân bổ lại nguồn ngân sách, giảm áp lực lên ngân sách, trong đó giảm đầu tư cho phát triển đi để tăng chi cho an sinh xã hội. Thêm nữa, cần nhớ rằng, việc có tăng lương hay không, tăng bao nhiêu là vừa còn phụ thuộc vào chính năng suất lao động, hiệu quả của đầu tư, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cả sức khoẻ của doanh nghiệp… chứ không phải chỉ trông chờ vào mỗi ngân sách.

Cũng cần phải xem xét, quy hoạch lại toàn bộ đội ngũ hưởng lương từ ngân sách để tránh tình trạng bộ máy phình ra mà hiệu quả công việc rất thấp như lâu nay vẫn bị kêu ca. Tóm lại, về lâu dài và căn cơ thì đây là câu chuyện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, để nước ta có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo báo cáo của Bộ Tài chính công bố chiều 9/10, 9 tháng đầu năm, thu ngân sách được 636.000 tỷ đồng, đạt hơn 81% dự toán; ước tổng số thu cả năm sẽ vượt 9% so với dự toán. Ngân sách sẽ được dùng cho ít nhất ba khoản chi: Một phần được dành bù giảm thu cân đối cho ngân sách địa phương đã bị hụt do giảm thuế GTGT đối với nông lâm thủy sản về 0%, một số chi cho chính sách an sinh xã hội đã được dự kiến từ lâu, một phần chi dành để trả nợ, do vậy không thể bố trí dành cho tăng lương.

Theo_Kiến Thức

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Cứ ăn hết thì lấy đâu ra!?”

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Nếu cứ áp dụng chi thường xuyên 72% chi NSNN như hiện nay cho nhiệm vụ năm 2015 và năm 2016 thì lấy gì để chi cho đầu tư phát triển, lấy gì để bội chi thấp đây? Cứ "xơi" hết, ăn hết thì lấy đâu ra!?"

Sau khi lắng nghe báo cáo của Thường trực Chính phủ về dự toán thu chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2014 và năm 2015 sáng ngày 9/10. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Nếu cứ áp dụng chi thường xuyên 72% chi NSNN như hiện nay cho nhiệm vụ năm 2015 và năm 2016 thì lấy gì để chi cho đầu tư phát triển, lấy gì để bội chi thấp đây? Cứ "xơi" hết, ăn hết thì lấy đâu ra!?"

Hôm nay, thay mặt thường trực Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày báo cáo dự toán thu chi NSNN, theo đó đề xuất chi đầu tư phát triển năm tới là 27,7% GDP, mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,2%, cao hơn mục tiêu của năm 2014 và dự toán vượt thu NSNN cả năm 2014 là 52.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Cứ ăn hết thì lấy đâu ra!? - Hình 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Tại phiên thảo luận, các Ủy viên Thường vụ Quốc hội đã bàn về cân đối thu chi, tỷ lệ đầu tư cho phát triển/GDP trong năm nay và năm 2015.

Về thu ngân sách, từ nay đến cuối năm còn 3 tháng nữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh phải tính lại thu ngân sách: Các đồng chí tính từ nay đến cuối năm vượt thu ngân sách là 52.000 tỷ đồng, tôi tính sơ sơ phải 80.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng. Nếu chúng ta không tăng thu lấy gì để chi. "Các đồng chí cứ tính xem có đúng không, nếu từ nay đến cuối năm mà không đúng như thế, các đồng chí cứ đến tôi mà phê bình", Chủ tịch nhấn mạnh.

Việc chi ngân sách, chủ tịch nhắc nhở cần tiết kiệm và cho rằng hiện cơ cấu chi ngân sách đang rất xấu, mất cân đối. "Hiện nay chi ngân sách là 72% chi thường xuyên, còn lại 30% chi cho đầu tư phát triển và cả trả nợ, đây là cơ cấu chi ngân sách rất xấu. Từ đó mà phải vay, tăng bội chi, phát hành trái phiếu, đảo nợ thì rõ ràng là tăng nợ công", Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Lo ngại về kế hoạch chi ngân sách này sẽ được áp dụng cho năm 2015 và những năm tiếp theo, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn phản bác: "Nếu cứ áp dụng chi thường xuyên 72% chi NSNN như hiện nay cho năm 2015, năm 2016 thì lấy gì để chi cho đầu tư phát triển, lấy gì để bội chi thấp đây. Cứ "xơi" hết, ăn hết thì lấy đâu ra? Phải cân bằng thu chi, thu lấy mà chi, không phát hành để chi, bây giờ phát hành lu bù để chi, vay lu bù để chi nên các đồng chí phải cân bằng thu chi, cân bằng phải chủ động".

"Ăn hết, không có lương thì tôi và các đồng chí đi làm còn có thể kêu gọi tinh thần được, nhưng đối với các cụ về hưu, những người có công cách mạng không giải quyết được thì khó lắm. Các đồng chí dùng từ không tăng lương nghe chừng cứng quá, không được đâu. Giả sử chi thường xuyên cho Văn phòng Quốc hội là 100 đi, thì ông phải dành một khoản để giải quyết lương, ông không giải quyết lương cao cho Chủ tịch Quốc hội thì ông phải giải quyết lương thấp cho cái người thu nhập có hai, ba triệu đồng/tháng", ông Hùng nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng: "Tiền ngân sách có bao nhiêu, chúng ta chia hết là không được, bây giờ thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết, thứ hai nữa là đầu tư các đồng chí hãm đi, thứ ba là cứ vay t.iền ào ào làm không phát triển được đất nước và thứ hai là trả nợ không được".

Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, các đồng chí nói giảm thuế khiến thất thu, tôi cho là không phải. Kinh tế khó khăn như thế, chưa vực lên được, thứ hai là nền kinh tế đang thất thu nhiều ở thuế ở buôn lậu... Các đồng chí phải tính lại cơ cấu, tính thế nào thì tính nhưng phải trở lại với cơ cấu chi ngân sách cân đối là 50% cho chi thường xuyên, 30% chi đầu tư và 20% trả nợ.

"Trước đây chúng ta trả nợ toàn là do vay lãi hoặc bằng trái phiếu, trước chúng ta vay 15 - 20 năm bằng trái phiếu Chính phủ, bây giờ các đồng chí phát hành trái phiếu ngắn hạn từ 2 đến 3 năm phải trả, thậm chí 1 năm phải trả thì cái cục nợ đó đè lên đầu lên cổ sao mà sống nổi", Chủ tịch băn khoăn.

Về đầu tư cho phát triển, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tổng đầu tư phát triển năm sau là gần 28% GDP là không ổn, không đủ để tăng trưởng GDP 6,2%. Chủ tịch chỉ rõ: "Hiện kế hoạch phát triển 5 năm từ 2011 - 2015, nếu so với các mục tiêu phát triển GDP các năm trước thì chúng ta không đạt được. Chính vì vậy, năm 2015, để duy trì tăng trưởng GDP 6,2%, đầu tư tối thiểu phải là 30% GDP, tính thế nào thì tính, tối thiểu phải 30% GDP. Tôi thấy, Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện các dự án BT, BOT lấy từ bên ngoài rất nhiều để chi cho phát triển, không lệ thuộc vào ngân sách".

Về vấn đề của ngành ngân hàng, Chủ tịch cũng nêu rõ: "Năm 2015 là năm tập trung giải quyết nợ, vừa là nợ từ các DN Nhà nước vừa là nợ của các ngân hàng. Đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh, có làm ăn, có chia cổ tức, có dự phòng và luôn luôn dự phòng, chứ không phải trích cái là hết, lấy đâu mà trích".

Nguyễn Tuyền

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai: Nỗi đau tột cùng của người cha mất 3 con nhỏ
14:20:44 11/09/2024
Xuất hiện vết nứt rộng bằng gang tay, hơn trăm hộ dân ở Quảng Ninh di dời
14:11:15 12/09/2024
N.ạn n.hân vụ lũ quét Làng Nủ: 'Tôi kinh hãi, không thể ngủ nổi'
08:30:15 12/09/2024
Vụ sạt lở vùi lấp xe khách: Tìm thấy 23 t.hi t.hể, 12 người đang mất tích
15:31:32 12/09/2024
Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội
07:12:05 11/09/2024
Yên Bái: Sạt lở đất lúc rạng sáng khiến gia đình cô giáo mầm non không qua khỏi
11:02:04 11/09/2024
Tìm thấy 17 t.hi t.hể trong vụ sạt lở vùi lấp xe ở Cao Bằng
19:28:35 11/09/2024
Tuyên Quang: Tìm thấy t.hi t.hể người bố trong vụ 3 bố con bị nước lũ cuốn trôi
13:23:55 11/09/2024

Tin đang nóng

Nhạc sĩ nổi tiếng tiết lộ: "Quang Lê bị một trung tâm giam 1 năm vì sợ Trường Vũ"
22:58:46 12/09/2024
Song Hye Kyo để mặt mộc đi "hẹn hò", nhìn không ai tin đã 42 t.uổi
19:03:02 12/09/2024
Tài tử Hàn bị tẩy chay đến mức phải bỏ nghề, đổi đời thành đại gia nhờ sang Việt Nam lập nghiệp
22:37:26 12/09/2024
Nhặt "sạn" mỏi tay tại bán kết Miss Universe Vietnam 2024
20:52:07 12/09/2024
Thiếu tá quân đội hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3
23:03:28 12/09/2024
Cuộc sống của La Thành sau 8 năm nợ nần
20:33:07 12/09/2024
Dàn sao Việt có mặt cứu trợ ở các vùng bão lũ
21:00:42 12/09/2024
Tuấn Hưng nói gì khi 'thách' Duy Mạnh làm liveshow để ủng hộ đồng bào vùng lũ?
20:37:06 12/09/2024

Tin mới nhất

Con số đau thương: 336 người c.hết, mất tích vì mưa lũ và bão số 3

23:09:57 12/09/2024
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), tính đến 20h ngày 12/9, bão số 3, mưa lũ và sạt lở đất đã khiến 336 người c.hết và mất tích (233 người c.hết, 103 người mất tích).

Thủ tướng lội bùn thăm hỏi dân, động viên các lực lượng cứu hộ tại Yên Bái

16:47:19 12/09/2024
Sáng 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hoãn cuộc họp với doanh nghiệp nhà nước, lên đường đến các tỉnh miền núi phía Bắc thị sát tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu hộ cứu nạn, tiếp tế nhu yếu phẩm và thăm hỏi người dân.

Lãnh án g.iết n.gười sau va chạm giao thông

16:22:03 12/09/2024
Ngày 12/9, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm vụ án G.iết n.gười trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đối với Trần Sơn Long (SN 1981, trú phường Phước Vĩnh, TP Huế, Thừa Thiên Huế).

Sạt lở đè sập 3 ngôi nhà liền nhau, 2 vợ chồng ở Yên Bái bị vùi lấp

14:20:55 12/09/2024
Vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn Yên Phú, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) khiến 2 vợ chồng bị vùi lấp, t.ử v.ong.

Xã ở Sóc Sơn bị cô lập, ngập kỷ lục từ ngoài đường vào trong nhà

14:03:25 12/09/2024
Nhiều thôn của xã Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội) bị ngập sâu và cô lập do nước lũ dâng cao. Đến sáng 12/9, nhiều tài sản của người dân đã bị nhấn chìm.

Gần một tuần sau bão Yagi, đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang cây đổ

13:58:38 12/09/2024
Dù lực lượng chức năng đã dồn tổng lực dọn dẹp, nhưng gần một tuần bão Yagi quét qua, đường phố trong các quận nội thành của Hà Nội vẫn ngổn ngang cây đổ.

Gần 300 người nâng từng viên gạch, khúc gỗ tìm 11 n.ạn n.hân mất tích ở Lào Cai

13:49:59 12/09/2024
Trưa 12/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Duy Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các n.ạn n.hân mất tích trong vụ sạt lở ở xã Nậm Lúc.

Sử dụng máy bay không người lái mang đồ cứu trợ, có cần phải xin phép?

13:47:49 12/09/2024
Thiết bị bay không người lái (drone) dùng để mang đồ cứu trợ cần có kích thước lớn, đủ khả năng chở tải trọng cao và bay xa hàng chục đến hàng trăm kilomet.

Những đ.ứa t.rẻ mồ côi sau lũ quét thôn Làng Nủ

13:15:23 12/09/2024
Trận lũ quét sáng 10/9 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) khiến những đ.ứa t.rẻ bỗng chốc mồ côi, không nơi nương tựa.

325 người c.hết và mất tích do bão số 3, mưa lũ, sạt lở

13:07:59 12/09/2024
Đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 7h ngày 12/9, bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lũ, sạt lở đất đã làm 325 người c.hết và mất tích.

Thủy điện Thác Bà, những phút giây nín thở

08:34:49 12/09/2024
Rủi ro an toàn hồ, đ.ập với thủy điện Thác Bà lên cao những ngày qua, đến mức hơn 11.000 người dân ở Yên Bái phải sơ tán. Nhưng bây giờ, nỗi lo ấy đã được giải tỏa.

Trăm người xuyên đêm cứu tuyến đê huyết mạch ở Phú Thọ

08:26:06 12/09/2024
Mực nước trên sông Lô dâng cao trong những ngày qua khiến dọc tuyến đê bảo vệ tỉnh Phú Thọ đang bị uy h.iếp nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Lisa bước lên thảm đỏ như nữ thần đốt cháy sân khấu bằng vũ đạo bốc lửa

Nhạc quốc tế

01:27:52 13/09/2024
Lisa của BlackPink khiến các fan trên toàn thế giới phấn khích cực độ với màn ra mắt tại lễ trao giải VMAs 2024 ở Mỹ không thể ấn tượng hơn.

Zidane xác nhận việc từ chối MU

Sao thể thao

00:19:05 13/09/2024
Zinedine Zidane tiết lộ rằng bản thân nhận không ít đề nghị đến Ngoại hạng Anh làm việc, nhưng từ chối vì không thông thạo ngôn ngữ địa phương.

Con ôm mộng phá đảo Black Myth: Wukong, phụ huynh gửi đơn t.ố c.áo nhà phát hành

Mọt game

23:53:15 12/09/2024
Black Myth: Wukong là một trong những trò chơi được mong đợi bậc nhất năm 2024 và chắc chắn bom tấn này không khiến fan thất vọng.

Tạp chí Vogue Singapore khen show diễn của NTK Chung Thanh Phong

Thời trang

22:59:34 12/09/2024
Bettina von Schlippe - chủ biên của tạp chí - hết lời khen ngợi 80 mẫu thiết kế Haute Couture cùng sàn diễn siêu thực của NTK Chung Thanh Phong.

Loạt nghệ sĩ thông báo hoãn, hủy show, cùng hướng về miền Bắc

Sao việt

22:55:58 12/09/2024
Ca sĩ Tùng Dương, nghệ sĩ Vũ Luân, ca sĩ Phương Mỹ Chi... thông báo gác lại show diễn, lịch ra mắt sản phẩm riêng vì tình hình bão lũ miền Bắc.

Ai là người dám không chào NewJeans?

Sao châu á

22:41:24 12/09/2024
NewJeans cho biết nhóm bị cô lập tại HYBE Labels, thậm chí bị 1 quản lý của nhóm nhạc cùng công ty đối xử thô lỗ.

4 con giáp hay phàn nàn, kêu ca trong cuộc sống khiến họ bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc

Trắc nghiệm

21:38:02 12/09/2024
Trong số mười hai con giáp, 4 con giáp này có thói quen thích phàn nàn, dường như họ luôn có khả năng tìm ra những khía cạnh không vừa ý.

4 kiểu áo "hack" t.uổi được Hồng Diễm diện thường xuyên

Phong cách sao

21:25:16 12/09/2024
Hồng Diễm là nữ diễn viên được nhiều khán giả yêu thích. Cô ghi dấu ấn khi đảm nhận vai nữ chính của nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng. Không chỉ đóng phim hay, Hồng Diễm còn sở hữu nhan sắc xinh đẹp và phong cách thời trang ấn tượng.

WHO tiến hành đợt sơ tán quy mô lớn các bệnh nhân ở Gaza

Thế giới

21:17:40 12/09/2024
Theo Cơ quan Y tế ở Gaza do lực lượng Hamas điều hành, ít nhất 41.118 người tại Gaza đã t.hiệt m.ạng kể từ khi chiến tranh bùng phát ngày 7/10/2023, trong khi số người bị thương lên tới hơn 95.000.

'Anh trai vượt mọi tam tai' tung poster nhân vật, sẵn sàng đổ bộ phòng vé

Phim châu á

21:11:50 12/09/2024
Mới đây, phim điện ảnh Anh trai vượt mọi tam tai tiếp tục tung bộ poster giới thiệu 3 nhân vật chính và clip dàn diễn viên gửi lời chào đặc biệt đến khán giả Việt Nam

'Làm giàu với ma' thu hơn 100 tỉ đồng

Hậu trường phim

20:42:13 12/09/2024
Tính đến sáng 12.9, Làm giàu với ma có số doanh thu là 101,6 tỉ đồng (theo Box Office Vietnam), vượt xa phim Hai Muối (gần 37 tỉ đồng) khi 2 phim cùng ra rạp ngày 30.8.