Có bao nhiêu người khá giả đến ăn cơm 2.000 đồng?
Có bao nhiêu người khá giả đến ăn ở quán cơm từ thiện, họ là những ai? thắc mắc của một số người. Tuy nhiên, theo các nhà làm từ thiện, số người này chỉ chiếm khoảng 5%, trong đó đa số là “mạnh thường quân” đến để ăn thử.
Vì sao bán chứ không phải cho không?
Trao đổi với phóng viên, nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng, những ý kiến phủ quyết ý nghĩa của quán cơm 2000 đồng đều không thuyết phục. Dưới góc nhìn xã hội, những quán cơm 2.000 đồng dành cho người nghèo, sinh viên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp người nghèo bớt chật vật khi mưu sinh.
“ Quán cơm 2000 đồng là những điểm nhấn, điểm sáng trong xã hội hiện nay, nhất là khi đang có nhiều người vô cảm. Ai cũng biết, với giá cả thị trường hiện nay, những người mở ra quán cơm 2000 đồng không thể thu được lợi nhuận, thậm chí phải bỏ tiên túi ra bù lỗ, phải vẫn động các thế lực xã hội chung tay làm từ thiện. Nếu ai đó cho rằng, những quán cơm như thế nhằm PR tên tuổi hoặc kiếm tiền từ những tổ chức phi chính phủ thì hãy cứ làm được như thế đi đã”, ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, việc những người mở quán cơm bán mỗi suất ăn với đầy đủ thức ăn với giá 2.000 đồng chứ không phải cho không thể hiện sự tôn trọng người nghèo.
Người lao động nghèo xếp hàng mua cơm 2000đ/suất. Ảnh: ubmttq.hochiminhcity.gov.vn
Video đang HOT
“Nếu là cho không kiểu phát chẩn, chỉ là chiến dịch chứ không thể duy trì suốt thời gian dài. Hơn nữa, dù họ là những người lao động nghèo đói, thậm chí là tầng lớp dưới đáy của xã hội thì họ cũng có sĩ diện, nhân cách. Việc bỏ ra 2000 đồng để có một xuất ăn khác hẳn với việc đi xin, được bố thí”, ông Bình nói.
Trước lập luật cho rằng quán cơm 2.000 đồng “tiếp tay “cho một số tệ nạn xã hội tồn tại ở các thành phố lớn, ông Bình cho rằng, sự tồn tại của một số hiện tượng tiêu cực là trách nhiệm của các nhà quản lý xã hội, không thể đổ lỗi cho chủ những quán cơm từ thiện.
Một nhà xã hội học khác cũng cho rằng, bữa cơm 2.000 đồng ngoài ý nghĩa giúp người nghèo tiết kiệm được một khoản tiền ăn mỗi ngày mà còn là sự chia sẻ, là động lực giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống và thoát nghèo. Những người lao động ngoại tỉnh lên và bám trụ ở các thành phố lớn là để mưu sinh chứ không phải để ăn cơm 2.000 đồng. Việc xuất hiện những quán cơm 2000 đồng chỉ giúp lao động ngoại tỉnh phần nào bớt khó khăn chứ không phải là lý do khiến họ rồng rắn lên thành phố.
Trên diễn đàn nguoicuumang.com cũng viết: “Quán cơm bán cho họ giá 1 suất cơm là 2000 đồng nhưng cái lớn hơn, cao, đẹp hơn đó là tình người. Khi họ thực sự là những mảnh đời rất cần sự sẻ chia, lắng nghe, quan tâm thì tình yêu thương và lòng tự trọng đối với họ còn quan trọng hơn nhiều so với 1 suất cơm. Bán cho họ một suất cơm là gieo cho họ niềm tin vào tình người, vào cuộc sống vào sự tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau.
Người khá giả ăn cơm 2.000 đồng là những ai?
Trước câu hỏi liệu rằng có bao nhiêu người khá giả đến ăn cơm 2000 đồng, một thành viên của trang nguoicuumang.com cho biết, theo thống kê của nhóm lập ra quán có không quá 5%, trong đó không ít người là mạnh thường quân đến ăn thử để xem quán phục vụ như thế nào rồi sau đó âm thầm hỗ trợ cho quán.
“Có một dạo, ở quán có một thực khách là bà cụ già, nhà ở tận Tân Bình, đều đặn đi xe ôm hết 30 ngàn đồng để đến ăn cơm. Cụ là người có tiền, nhưng con cái đi làm tối ngày, ăn cơm một mình buồn nên cụ đến ăn tại quán để có người trò chuyện.
Rồi chuyện một cô gái giang hồ, suốt ngày chỉ biết nói tiếng… Đan Mạch, nhưng sau 6 tháng ăn ở quán, bằng sự tôn trọng và yêu thương, những người phục vụ đã làm thay đổi hoàn toàn con người này. Cô không còn rượu chè, chửi bới mà biết khoanh tay chào người lớn mỗi khi gặp, sau những giờ đi làm cô lại ghé quán phụ giúp mọi người rửa chén, sơ chế đồ ăn.
Cũng có những bác xe ôm, chị bán ve chai… sau vài lần ghé quán đã tình nguyện rút lui để nhường những phần cơm đó lại cho những người còn nghèo khó hơn mình”, một thành viên của Người cưu mang kể.
Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến cũng cho rằng, con người ai cũng có lòng tự trọng. Nếu biết đó là quán cơm dành cho người lao động nghèo, trẻ lang thang cơ nhỡ, sinh viên….thì chắc chắn những người có tiền sẽ không vào đó ngồi ăn nếu không có lý do chính đáng. Hoặc nếu có ai như thế thì cũng chỉ ăn được một bữa và sẽ day dứt lương tâm khi biết họ đã lấy đi suất ăn của một người nghèo.
“Nếu có ai đó thấy quán ăn 2.000 đồng ngon hoặc không tìm được quán cơm khác trong cơn đói bụng thì nên xin trả tiền đúng với giá của phần cơm mình ăn”, một ý kiến trên diễn đàn vn-zoom.
Theo Người đưa tin
"Giúp" bạn đuổi đánh người lạ, nam thanh niên gây án mạng
Thấy bạn đuổi đánh người thanh niên lạ mặt, Hoàng Sơn cũng hùa theo nhưng không ngờ lại gây ra án mạng.
Ngày 10/9, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động vụ án giết người xảy ra tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn (SN 1988) mức án chung thân và Võ Văn Nước (SN 1990, cùng ngụ xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM) 12 năm tù về tội "giết người".
Vẻ mặt ăn năn của 2 bị cáo tại phiên tòa lưu động
Theo cáo trạng, vào chiều 18/11/2012, Hồ Quốc Sơn cùng hai bạn chung xóm trọ nhậu nhẹt xong thì ra bờ kênh Thủy Lợi, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn hái bông súng. Tại đây, nhóm của Sơn gặp Trần Thị Trang Đài, Phạm Thị Hồng Nga. Khi 2 cô gái này ra về thì nhóm của Quốc Sơn đi theo sau chọc ghẹo, sau đó 2 bên to tiếng dẫn tới ẩu đã. Thấy nhóm của Quốc Sơn toàn con trai mà lại đánh nhau với 2 cô gái nên Bình và Đẹp là 2 nhân viên trong quán cơm Bình Dân trên đường Dương Công Khi, xã Tân Thới Nhì gần đó đứng ra can ngăn.
Đúng lúc này, Võ Văn Nước (là bạn của Bình) chạy xe máy đến, sau màn đấu khẩu 2 bên lao vào đánh nhau. Nhóm của Quốc Sơn bị nhóm của Nước đuổi đánh phải bỏ chạy. Tình cờ Nguyễn Hoàng Sơn (là bạn của Nước) chứng kiến Nước truy đuổi nhóm thanh niên lạ nên cũng vớ lấy chiếc xẻng để trước nhà người dân hùa theo tham gia. Nước lấy xe máy chở Hoàng Sơn đuổi kịp nhóm đối thủ, Hoàng Sơn dùng xẻng đánh vào đầu Quốc Sơn khiến nạn nhân gục xuống đường chết tại chỗ.
Sau khi gây án, Nước, Hoàng Sơn cùng nhóm bạn rời khỏi hiện trường. Vào cuộc điều tra, công an huyện Hóc Môn bắt giữ được Nước. Sau 2 ngày lẩn trốn, Hoàng Sơn đã đến cơ quan công an đầu thú.
Phương Linh
Theo ANTD
Vụ "giang hồ giương súng bắn em ruột": Bi kịch huynh đệ tương tàn Ra trại, hắn lập gia đình, có vợ, có con. Những tưởng sau nửa đời ăn cơm tù, đắm chìm trong tội lỗi, hắn biết quay đầu. Nhưng không, lần gây án này của hắn khiếp đảm hơn mọi lần trước đó. Lần này, chẳng hiểu do ma xui quỷ khiến hay do quen thói côn đồ mà hắn lạnh lùng chĩa súng...