Có bằng chứng rồi, nên ly hôn?
Trước khi đặt bút ký vào đơn ly hôn tôi muốn hỏi các nhà tư vấn là quyết định của tôi như thế có nên không, liệu sau này có phải hối tiếc không?
Chồng tôi ngoại tình, tôi đã có những bằng chứng mà anh ấy không thể chối cãi và tôi không chấp nhận chung sống với kẻ phản bội. Xin hãy cho tôi lời khuyên! (Hoàng Anh)
Khi bạn đặt câu hỏi có nên tha thứ cho kẻ ngoại tình, chắc chắn sẽ không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp. Bởi vì trong thực tế có người mắc chứng “ngoại tình kinh niên”, cứ dẹp được vụ này lại xảy ra vụ khác, sống với một người như vậy, hạnh phúc là rất mong manh mà nỗi lo bị phản bội luôn rình rập. Những người như vậy coi gia đình chỉ là chỗ dừng chân, như kẻ lữ hành thỉnh thoảng phải dừng lại nghỉ, còn tình yêu, hạnh phúc họ đi tìm rong ruổi trên đường. Gia đình họ trở thành quán trọ, còn người bạn đời của họ biến thành một người hầu. Nếu có ai chấp nhận được người bạn đời như vậy hẳn cũng vì hoàn cảnh bắt buộc họ không có lựa chọn nào khác, đành cam phận sống hững hờ như vậy suốt đời.
Đôi khi cũng có dạng ngoại tình với rắp tâm thay đổi hoàn cảnh sống, tìm mọi cách dồn người chồng hay vợ đến chỗ phải ly hôn, để họ được tự do kết hôn với người với người mà họ yêu. Ơ huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, có người chồng vừa đánh vợ vừa hỏi: “Thử xem mày còn gan lì chịu đựng được đến bao giờ?”, vì người vợ kiên quyết không chịu ký vào đơn ly hôn để anh ta đi lấy vợ khác. Trường hợp này kéo dài thêm cuộc hôn nhân ngày nào khổ ngày ấy nhưng có người cứ chịu khổ như vậy, hy vọng một ngày người chồng sẽ nghĩ lại hoặc họ nghiến răng chịu đựng với ý nghĩ, anh phá hỏng đời tôi thì tôi cũng cản trở hạnh phúc của anh. Đây là dạng bất hạnh nhất của hôn nhân mà đa số phụ nữ ngày nay không cháp nhận.
Tuy nhiên cũng thường gặp dạng ngoại tình phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể rơi vào là không chiến thắng được những phút giây yếu đuối của lòng người do những hoàn cảnh chủ quan và khách quan đưa đến. Những mối tình này thường không lâu bền, có khi chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, khiến cho sau đó họ ăn năn, hối hận, tìm mọi cách để sửa chữa. Lúc này rất cần sự độ lượng và tha thứ của người bạn đời. Thực tế cho thấy nhiều cuộc hôn nhân như con thuyền vững chãi đã vượt qua sóng gió cuộc đời đi đến bến bờ hạnh phúc.
Video đang HOT
Sau nhiều năm làm tư vấn hôn nhân tôi rút ra là nhiều cuộc hôn nhân vẫn tồn tại sau ngoại tình, mặc dầu khi nó mới bị phát hiện, nhiều người chỉ muốn ly hôn ngay lập tức. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên bình tĩnh để những xúc động mạnh qua đi hãy quyết định. Có thể đi đâu đó vài ngày cho lòng lắng dịu xuống. Trong lúc nóng giận chỉ muốn đập phá tan hoang, mọi quyết định đều không chuẩn xác.
Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng nên tha thứ. Nhiều lần ngoại tình và nhiều lần tha thứ sẽ giống như thuốc bị “nhờn” bệnh không bao giờ khỏi. Song nếu tha thứ trong trường hợp đáng tha thứ có thể cảm hoá được kẻ không chung thuỷ và hôn nhân không những chỉ tồn tại mà có khi còn tốt đẹp hơn vì cả hai sẽ rút kinh nghiệm và khắc phục được những chỗ yếu kém của cuộc hôn nhân.
Theo Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hoà/Afamily
"Cú sốc" bất ngờ khi biết con là người đồng tính
"Khi mới phát hiện ra sự thật trớ trêu rằng con trai duy nhất của mình không biết yêu con gái mà lại có tình cảm với bạn cùng giới tôi như muốn phát điên.
Cảm giác bất lực, đau xót vây quanh và không có cách gì chấp nhận được. Đây chính là cú sốc lớn nhất, là giây phút trái tim tôi như bị ai bóp nghẹt. Tôi hoang mang và dằn vặt chính mình", chị Nguyễn Minh Huyền, mẹ một đồng tính nam chia sẻ.
Không chấp nhận con là người đồng tính
Chị Nguyễn Minh Huyền, 39 tuổi, ở Hà Nội mới đây đã đồng ý chia sẻ về câu chuyện của gia đình mình. Gia đình chị Huyền vốn làm kinh doanh rất bận rộn nên từ nhỏ chị giao phó cậu con trai duy nhất cho ông bà nuôi dạy. Hiện nay, con trai chị, Trần Minh Lâm đã 15 tuổi, cậu bé rất ngoan và học giỏi. Tuy nhiên, mới đây, chị Huyền phát hiện ra rằng con trai mình có những biểu hiện bất thường, chị nghi ngờ con có những biểu hiện lệch lạc về giới tính.
Chị chia sẻ: "Con trai tôi năm nay 15 tuổi. Trước đây vợ chồng tôi quá bận rộn nên không có thời gian quan tâm đến con. Gần đây, tôi theo dõi ở sổ nhật ký của bé cùng với gia đình và nhà trường, tôi thấy cháu có những biểu hiện bất thường. Cháu viết thư cho 1 bạn nam khác nói những từ mà mình cảm thấy đó là 1 tình yêu, không còn là tình bạn. Cháu thích gặp gỡ bạn ấy. Khi thấy bạn ấy có người con gái theo đuổi thì cháu nói không biết nên vui hay nên buồn. 2 cháu xưng hô với nhau là anh và em. 2 cháu đưa đón nhau mỗi khi tan học. Về cơ thể, tôi thấy tính cháu hơi nữ tính, mềm mại một chút".
Ngay sau đó, chị Huyền đã làm um lên, đòi đưa con đi "chữa bệnh", "uốn nắn" lại giới tính. Thế nhưng điều này càng khiến cho Lâm khép mình lại, không muốn chia sẻ với gia đình về tình cảm của mình. Lâm ít tiếp xúc với cậu bạn kia hơn, ít liên lạc hơn. Chị Huyền những tưởng con đã "khỏi bệnh" thì vô cùng vui mừng. Thế nhưng, ngay sau đó một thời gian, Lâm mắc phải căn bệnh trầm cảm nặng. Trong chính những trang nhật ký của mình, Lâm tự thừa nhận mình là người đồng tính. Cậu bé biết rõ điều đó vì không hề có rung cảm với các bạn nữ mà chỉ có rung cảm với những bạn cùng giới.
Một trường hợp đau lòng khác cũng đã xảy ra khi cha mẹ không chấp nhận giới tính thật của con. Gia đình anh Nguyễn Văn Phú (Hà Nam) thường xuyên cãi nhau rồi chia tay. Thủy (19 tuổi) ở với người bố khá nghiêm khắc và cứng rắn. Một thân, anh cặm cụi nuôi con gái trưởng thành. Sau khi con đỗ đại học, anh chạy vạy lo tiền nong đưa con lên thành phố ở trọ. Để yên tâm, cuối tuần nào anh cũng khăn gói lên thăm, mang thực phẩm tiếp tế. Nghỉ hè, Thủy dẫn bạn học về nhà chơi. Anh Phú mừng con có bạn có bè. Anh cũng chỉ căn dặn: "Hai đứa phải bảo ban nhau mà học". Thế rồi có hôm để quên tập tài liệu ở nhà, tranh thủ giờ nghỉ trưa về lấy, bước qua phòng con, anh sững sờ khi chứng kiến cảnh nó đang ôm hôn đứa bạn gái...
Mất hết bình tĩnh, anh to tiếng, cấm bạn của con đến chơi, yêu cầu hai đứa cắt đứt quan hệ. Thủy bị bố nhốt trong nhà. Người bố khổ sở không dám tâm sự cùng ai, sợ ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình. Áp lực lớn đè trên vai, Thủy không ăn không ngủ. Những lời nói như đâm vào tim của bố đã đẩy em vào con đường không còn lối thoát. Thủy uống thuốc tự tử trong sự đau đớn tột cùng của người cha.
Cha mẹ nên làm gì
Khi phát hiện con có những biểu hiện bất thường về giới tính, cha mẹ thường rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, nghĩ con mắc bệnh, chạy vạy tìm cách "chữa trị" hoặc dằn vặt tự trách mình. ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà cho biết: "Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần. Họ vẫn học tập, làm việc, và giao tiếp, chỉ khác mọi người ở xu hướng tình dục. Đồng tính luyến ái không phải căn bệnh di truyền, nội tiết, thần kinh, không do hoàn cảnh môi trường gây ra. Nó không là bệnh mắc phải, mà là một khuynh hướng tự nhiên của con người không thể thay đổi".
Trước tiên, cha mẹ cần phân biệt rõ con mình là đồng tính bẩm sinh hay khả năng lệch lạc giới tính ở tuổi dậy thì. Thông thường trẻ dưới 3 tuổi được xem là chưa định hình về giới tính. Theo thời gian, sự định hình giới tính sẽ ngày càng rõ rệt khi trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì, và cá tính cũng sẽ bộc lộ, chi phối mọi hành động của trẻ (ví dụ như con gái thích cắt tóc ngắn, mặc quần áo con trai, quan tâm và chú ý thái quá bạn đồng giới...).
Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì, do sự định hình nhân cách còn đang trên đà phát triển nên trẻ rất dễ chịu ảnh hưởng từ người khác, dễ bắt chước và bị lôi kéo, từ đó dần trở nên hoài nghi về giới tính thật của mình. Từ những biểu hiện đơn thuần do thiếu hiểu biết, thiếu sự chia sẻ, không có người tâm sự, sự lo lắng sợ hãi, bất an sẽ đẩy trẻ rơi vào chứng rối loạn giới tính, tình trạng lệch lạc này kéo dài và đến lúc qua tuổi dậy thì, trẻ có thể trở thành người đồng tính.
Để xác định lệch lạc giới tính ở trẻ hay đồng tính bẩm sinh không chỉ là căn cứ vào diện mạo hay sinh hoạt bên ngoài. Nếu trẻ không biết rõ mình là trai hay gái khi được hỏi, luôn nói yêu thích bạn cùng giới, phủ nhận hoặc ghét bộ phận sinh dục của mình thì gia đình nên cho trẻ đi kiểm tra y khoa và tâm lý
Theo GĐVN
Sắp đến ngày cưới, tôi phát hiện mình không phải là phụ nữ Để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, tôi đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Kết luận của bác sĩ đã thực sự làm tôi sụp đổ: Tôi không phải là phụ nữ dù bên ngoài tôi là phụ nữ 100%. Tôi làm trưởng phòng chăm sóc khách hàng trong một công ty tư nhân, da trắng, tóc dài, dáng siêu chuẩn....