Có bằng chứng Mỹ dàn dựng vụ Apollo 11 đổ bộ lên Mặt trăng?
Khoảnh khắc phi hành gia Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng 50 năm trước là một trong những dấu ấn lớn nhất trong lịch sử loài người, nhưng không ít người vẫn bày tỏ nghi ngờ về cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của tàu Apollo 11.
Liệu sứ mệnh Apollo 11 của Mỹ có phải là dàn dựng?
Theo báo Anh Express, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy vẫn có một số lượng lớn người nghi ngờ việc tàu vũ trụ Apollo 11 đổ bộ lên Mặt trăng.
Năm 2002, phi hành gia Edwin Buzz Aldrin, cũng đặt chân lên Mặt trăng cùng người đồng nghiệp Neil Armstrong từng đấm thẳng vào mặt tác giả kiêm nhà làm phim Bart Sibrel, người tin rằng Mỹ dàn dựng vụ Apollo 11 đổ bộ lên Mặt trăng. Lý do là vì Sibrel đã gọi Aldrin là kẻ nói dối và sứ mệnh Apollo 11 năm 1969 là một trò lừa bịp.
Kể từ sau khi Apollo 11 đổ bộ lên Mặt trăng, đã có hàng chục cuốn sách đặt ra giả thiết, sứ mệnh Apollo đã được dàn dựng. Giờ đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền thông xã hội, ngày càng có nhiều người có cơ hội bày tỏ sự nghi ngờ của họ, trong đó có YouTuber nổi tiếng Shane Dawson.
Trong một video, nhà lý thuyết âm mưu Dawson cho biết: ” Mỹ thực sự muốn đổ bộ lên Mặt trăng trước tiên nhưng về mặt kỹ thuật họ không có công nghệ để làm điều đó, vì thế họ đã dàn dựng việc đó và tuyên bố: “Chúng ta đã đặt chân lên Mặt trăng đầu tiên!”.
Video đang HOT
Để đưa ra bằng chứng cho tuyên bố của mình, Dawson nêu ra chi tiết bất thường đó là việc lá cờ Mỹ tung bay trên Mặt trăng trong khi không hề có gió trên hành tinh này.
Để đánh dấu khoảnh khắc chinh phục Mặt trăng lịch sử, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon đã chỉ thị các nhà du hành vũ trụ phải cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng. Đây cũng là một hành động để vinh danh mỗi người Mỹ đã đóng thuế, đóng góp cho chương trình Apollo.
Tuy nhiên, nhà lý thuyết âm mưu Dawson cho rằng, lá cờ Mỹ tung bay là do máy điều hòa không khí tại xưởng phim của Hollywood được Mỹ sử dụng để dàn dựng sứ mệnh Apollo 11.
Ông Dawson cũng nêu điểm bất thường khác là không thấy sự xuất hiện của các ngôi sao đáng lẽ phải được nhìn thấy trong ảnh chụp của các phi hành gia thực hiện sứ mệnh Apollo 11. Dawson thậm chí còn tuyên bố nhìn thấy ánh sáng của xưởng phim Hollywood phản chiếu qua tấm che mũ bảo hiểm không gian của phi hành gia Buzz Aldrin.
Chưa hết, ông Dawson còn lập luận rằng, trọng lực thấp trên Mặt trăng cho phép phi hành gia Armstrong và Aldrin nhảy lên không trung thực tế là kết quả của việc họ đã được treo trên dây.
Một nghi vấn khác là dấu chân mang tính biểu tượng của Neil Armstrong không khớp với đôi giầy đi trên Mặt trăng của ông hiện vẫn đang được trưng bày. Trong nhiều thập niên, NASA đã nỗ lực giải quyết các cáo buộc lừa bịp bằng cách đưa ra nhiều lời giải thích tại sao lá cờ lại chuyển động khi được cắm trên bề mặt Mặt trăng.
NASA giải thích rằng sở dĩ lá cờ được nhìn thấy chuyển động như vậy là do các phi hành gia cố cắm cây cờ sâu xuống bề mặt Mặt trăng, làm cho cây cờ rung rinh và không đứng yên. Trong khi đó, lá cờ có hình gợn sóng, nhìn giống một lá cờ đang tung bay là do các nếp gấp trong quá trình cất giữ cờ khi đem lên Mặt trăng.
Theo Danviet
50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, các phi hành gia Apollo gặp nhau tại bệ phóng lịch sử
50 năm trước vào thứ ba (21/7/1969), ba phi hành gia người Mỹ đã khởi hành từ Florida hướng tới Mặt trăng trong một nhiệm vụ làm thay đổi vị trí loài người trong vũ trụ.
Hôm nay, hai thành viên còn sống của phi hành đoàn, Buzz Aldrin và Michael Collins, đã tái hợp tại cùng một bệ phóng, khởi đầu cho chuỗi sự kiện kéo dài một tuần kỷ niệm ngày Apollo 11 lên Mặt trăng. Chỉ huy của họ và người đàn ông đầu tiên trên Mặt trăng, Neil Armstrong, đã qua đời năm 2012. Aldrin (89 tuổi) và Collins (88 tuổi) gặp nhau vào hôm nay (thứ ba) lúc 9:32 sáng (1332 GMT) tại bệ phóng 39A của Trung tâm vũ trụ Kennedy để khai mạc các tuần lễ kỉ niệm.
Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin (trái sang phải), chụp ảnh vào ngày 30 tháng 3 năm 1969
50 năm trước, con tàu vũ trụ của họ đã phải mất bốn ngày để đến được Mặt trăng, trước khi mô-đun của con tàu, được đặt tên là "Đại bàng", đỗ xuống bề mặt mặt trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Sau đó vài giờ, Armstrong bước những bước chân đầu tiên trên mặt trăng. Trong khi đó, Collins vẫn ở trên quỹ đạo mặt trăng trong mô-đun chỉ huy Columbia, phương tiện duy nhất sẽ đưa họ trở về Trái đất.
"Họ biết, tôi biết, nếu họ không thể quay lại vì một số lý do nào đó thì tôi cũng không thể làm gì để giúp được cả", ông nói với các phóng viên ở New York vào tháng Năm trong một sự kiện chào mừng kỉ niệm 50 năm ngày con người đặt chân lên mặt trăng. "Tôi không có thiết bị hạ cánh trên Columbia nên không thể xuống để giải cứu họ."
Aldrin đã lẫn đôi chút nhưng cũng vẫn tham gia vào một vài sự kiện, bao gồm một buổi dạ tiệc vào thứ bảy tuần trước, nơi có vé rẻ nhất được bán với giá 1.000 đô la.
Đã nhiều tuổi nhưng Aldrin vẫn hoạt động tích cực trên Twitter và luôn xuất hiện với những đôi tất sọc sao. Ông đã phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe và sự bất hòa trong gia đình mà đỉnh điểm là một vụ kiện về tài chính vừa được đưa ra tòa vào tháng 3 vừa qua.
Hôm nay, với tư cách là người đàn ông thứ hai đặt chân lên Mặt trăng, Aldin là ngôi sao chính của chương trình. Đến nay chỉ còn 4 trong số 12 người đàn ông đã từng đặt chân lên Mặt trăng còn sống.
Tuy nhiên, cả Mỹ và bất kỳ quốc gia nào khác đều không thể đưa con người trở lại Mặt trăng kể từ năm 1972, năm của sứ mệnh Apollo cuối cùng. Tổng thống George Bush đã từng hứa sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 1989, cũng như con trai của ông, tổng thống George W Bush hứa làm được điều đó vào năm 2004, đồng thời cam kết mục tiêu tiếp theo sẽ là Sao Hỏa. Nhưng cả hai đã phải chấp nhận thất hứa vì Quốc hội có xu hướng không muốn tài trợ cho các cuộc phiêu lưu và dư luận đã thay đổi rõ rệt kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Về phần mình, Tổng thống Donald Trump đã khởi động lại cuộc đua chinh phục Mặt trăng và Sao Hỏa sau khi nhậm chức vào năm 2017, nhưng ngay lập tức là nhận được sự phản ứng gay gắt của cơ quan vũ trụ.
Tuần trước, Quản trị viên của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) Jim Bridenstine đã sa thải Quản trị viên liên kết của NASA cho hoạt động khám phá và khai thác con người Bill Gerstenmaier. Lý do có thể là do những bất đồng trong việc thực hiện mục tiêu của Tổng thống Trump là năm 2024 sẽ đưa một người Mỹ trở lại Mặt trăng. 5 năm dường như là khoảng thời gian quá ngắn để có thể hoàn thiện một con tàu vũ trụ đủ khả năng thực hiện mục tiêu quay lại Mặt trăng của Tổng thống Trump. "Chúng tôi không có nhiều thời gian để lãng phí, nếu chúng tôi cần có đội ngũ lãnh đạo mới, điều đó cần phải thực hiện ngay bây giờ", Bridenstine nói vào tuần trước.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Sắp thành phi hành gia đầu tiên của châu Phi thì đột ngột tử nạn vì xe máy Mandla Maseko, người châu Phi đầu tiên trong lịch sử có cơ hội được bay vào vũ trụ, đã đột ngột qua đời sau một tai nạn giao thông, trước khi hiện thực hóa ước mơ của mình. Mandla Maseko, người châu Phi đầu tiên có cơ hội được bay vào vũ trụ, đột ngột qua đời sau 1 tai nạn xe máy...