[Cơ bản] Router là gì? Router hoạt động ra sao và nó khác modem chỗ nào?
Router là món đồ quan trọng mà chúng ta dùng mỗi ngày nhưng không phải lúc nào cũng biết rõ vì sao lại cần nó, ngoại trừ việc “để vào mạng”. Bài này mình giải thích kĩ chút để anh em có thể hiểu và biết tại sao mình cần nó, nó dùng để làm gì, chạy ra sao.
Nhiệm vụ của router là gì?
Router có nhiệm vụ kết nối các thiết bị với nhau trong một mạng nào đó bằng cách gửi các gói dữ liệu giữa những thiết bị này. Dữ liệu có thể được gửi từ máy tính này sang máy tính khác, giữa nhiều máy tính với nhau, từ điện thoại này sang máy tính kia, hay từ máy tính đi ra Internet. Nói nôm na, Router giống như một anh CSGT đứng ở giữa các ngã 4 và điều khiển các làn xe đi theo hướng cho phép ngăn tình trạng kẹt xe xảy ra .
Mỗi thiết bị trong mạng được gán cho một địa chỉ IP độc nhất tại một thời điểm (hay nói cách khác, sẽ không có 2 thiết bị có cùng IP trong cùng 1 mạng tại 1 thời điểm, nếu không sẽ xảy ra xung đột). Địa chỉ IP giúp router biết được máy nào là máy nào và nó sẽ gửi gói dữ liệu đi tới đâu. IP cũng giống như địa chỉ nhà của bạn, phải đúng địa chỉ thì gói hàng mới được giao tới cho bạn chứ không nó sẽ đi lạc sang nhà hàng xóm hay bị thất lạc hoàn toàn.
Việc gửi các gói dữ liệu này được router thực hiện rất rất nhanh nên bạn thấy đường truyền của mình gần như liên tục ngay cả khi có nhiều thiết bị cùng kết nối vào mạng (nhưng thực chất nó là các luồng gói dữ liệu đang di chuyển đấy).
Ngày xưa modem thường được dùng để chỉ thiết bị giúp bạn kết nối vào Internet thông qua ISP (nhà cung cấp dịch vụ mạng, ví dụ như Viettel, FPT, VNPT…), nó chính là “cửa khẩu” để các gói data của bạn được “xuất ngoại” ra thế giới bên ngoài. Còn router có nhiệm vụ kết nối các thiết bị trong mạng nội bộ lại với nhau, bao gồm luôn cả việc kết nối các máy tính với modem.
Video đang HOT
Ngày nay đa số modem đều được tích hợp tính năng của router luôn nên lằn ranh giữa cả hai đã bị xóa nhòa, nhưng ngày xưa đây là 2 thứ riêng biệt và bạn phải có 2 để có thể vận hành được mạng và kết nối được vào Internet (modem thường được nhà mạng cấp, còn router phải mua riêng).
Nói thêm một chút về modem: nó có nhiệm vụ chuyển tín hiệu số của máy tính, di động thành tín hiệu tương tự mà hạ tầng Internet toàn cầu đang sử dụng. Chữ modem cũng được cấu thành từ chữ modulator và demodulator, có nghĩa là bộ biến điệu và hoàn điệu.
Những thiết bị trong nhà bạn có thể kết nối mà không cần modem (để đi ra Internet), nhưng bắt buộc phải có router thì chúng mới nói chuyện được với nhau.
Ngày xưa router có mấy cổng LAN để nối ra máy tính, chắc anh em còn nhớ. Nhưng ngày nay người ta đã phổ cập router không dây khắp mọi nơi, và nó chính là thứ phát ra Wi-Fi cho bạn sử dụng đấy. Bộ router không dây được bổ sung thêm ăng-ten và một số linh kiện xử lý tín hiệu không dây để cho phép bạn cũng vào được mạng mà không cần dây cáp. Và đa số các router ngày nay cũng vừa có cả cổng LAN để bạn dùng dây nữa.
Các gói dữ liệu giờ thay vì gửi qua dây cáp đồng thì sẽ được gửi bằng sóng vô tuyến, và thiết bị đầu nhận (ví dụ như laptop, điện thoại) sẽ có một chip Wi-Fi bên trong để nhận các gói này và chuyển thành thứ mà máy tính có thể hiểu và xử lý.
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về cách Wi-Fi hoạt động trong bài này.
Router là vật quan trọng trong thời đại đa thiết bị
Ngày xưa 1 ngôi nhà thường chỉ có 1 chiếc máy tính mà thôi, giống như trên đường mà chỉ có 1 nhà thì không cần đánh số nhà làm gì. Nhưng giờ chúng ta còn có cả tablet, mobile, có một đống laptop của từng thành viên trong nhà, chưa kể các món đồ công nghệ thông minh như smart TV, lò vi sóng thông minh, các loại cảm biến smart home nữa.
Lúc này router sẽ đứng ra kết nối chúng với nhau và kết nối với Internet. Smart TV của bạn có thể vào mạng xem YouTube, bạn có thể bắn game với mấy thằng bạn qua LAN, máy in không dây của bạn có thể hoạt động, hay bạn có thể xuất được phim từ máy tính ra màn hình đều là nhờ anh chàng router này chứ không phải tự nhiên mà có.
Ngày nay một số thiết bị hỗ trợ Wi-Fi Direct có thể kết nối trực tiếp nhau không cần thông qua router nhưng trong đa số các tình huống sử dụng thông thường thì vẫn phải đi qua router.
Theo Tri Thuc Tre
Hơn 200.000 router MikroTik bị nhiễm mã độc đào tiền ảo
Các chuyên gia bảo mật đã phát hiện ít nhất ba chiến dịch tấn công mã độc lớn nhắm vào hàng trăm ngàn thiết bị router MikroTik để lén khai thác tiền ảo trên những máy kết nối tới thiết bị.
Cụ thể hơn, những cuộc tấn công này xâm nhập vào 210.000 router trên toàn thế giới do hãng MikroTik sản xuất. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên.
Lỗ hổng tin tặc sử dụng để khai thác nằm trong thành phần Winbox của router MikroTik được công bố vào hồi tháng 4 năm nay. Hãng nhanh chóng đưa ra bản vá bản mật sau đó vài ngày, nhưng chính sự bất cẩn của người dùng khi bỏ qua những bản cập nhật đã tạo điều kiện cho tin tặc khai thác trên quy mô lớn. Tin tặc có thể chiếm quyền quản trị từ xa trên bất kỳ thiết bị router MikroTik nào chưa cập nhật bản vá.
Cuộc tấn công đầu tiên được phát hiện bởi các chuyên gia đến từ Trustwave, nhắm vào thiết bị ở Brazil. Tại chiến dịch này tin tặc đã khai thác thành công hơn 183.700 router MikroTik. Kể từ đó, phạm vi tấn công lan dần ra trên phạm vi toàn cầu.
Troy Mursch, một hãng bảo mật khác, cũng đã phát hiện 2 cuộc tấn công tương tự lây nhiễm 25.000 và 16.000 router. Các cuộc tấn công chủ yếu diễn ra ở Moldova và sử dụng mã đào tiền ảo của dịch vụ CoinHive nổi tiếng.
Sau khi chiếm quyền quản trị, hacker chèn những đoạn mã Javascript của CoinHive vào trang web báo lỗi mà người dùng kết nối truy cập và vô tình trở thành công cụ đào tiền số Monero mà chính bản thân không hề hay biết.
"Tin tặc tạo một trang thông báo lỗi tùy chỉnh và chèn mã đào tiền số CoinHive trên đó, khi người dùng lướt web mà gặp phải thông báo lỗi (404, 500...) đều bị điều hướng đến trang này và trở thành công cụ &'đào' tiền ảo cho tin tặc." - Simon Kenin, chuyên gia bảo mật đến từ Trustwave, cho biết.
Điều đáng nói là những cuộc tấn công đều diễn ra trên phạm vi lớn và những thiết bị hầu như bị khai thác cùng lúc. Cách làm của tin tặc thực sự rất tinh vi, thay vì khai thác trực tiếp trên những trang web người dùng truy cập, chúng đã khéo léo chèn vào những trang thông báo lỗi.
Có hàng trăm nghìn router MikroTik đang được sử dụng trên toàn thế giới, và mỗi thiết bị thường được hàng chục đến hàng trăm thiết bị người dùng kết nối đến. Đủ để thấy phạm vi ảnh hưởng lớn đến cỡ nào.
Đây là lời cảnh tỉnh đến những người quản trị IT đang sử dụng những router MikroTik nói riêng và các loại router khác nói chung. Chỉ cần bỏ chút thời gian để cập nhật sẽ tăng khả năng ngăn chặn tin tặc tấn công.
Đây không phải là lần đầu tiên MikroTik bị tin tặc nhắm đến. Hồi tháng 3 vừa qua các router của hãng cũng bị tin tặc khai thác thông qua lỗ hổng chưa xác định và cài phần mềm gián điệp vô thiết bị người dùng kết nối.
Theo: TheHackerNews
Cục ATTT: Hơn nửa triệu thiết bị mạng nhiễm độc, cần phải reset ngay và luôn Hơn 500.000 thiết bị định tuyến (router) và thiết bị lưu trữ (storage) ở nhiều quốc gia đang bị nhiễm độc, trong đó có Việt Nam. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hơn 500.000 thiết bị định tuyến (router) và thiết bị lưu trữ (storage) ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang bị lây...