“Cò” bán cơm vào bệnh viện đe dọa bác sĩ, “ép” bệnh nhân
Chuyện xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ nhiều tuần qua, khi một nhóm đối tượng lạ mặt ngang nhiên mang cơm vào bán cho người bệnh, bất chấp quy định cấm bán hàng rong trong bệnh viện.
Mặc dù bệnh viện không đồng ý cho bán cơm ở trong khuôn viên khám chữa bệnh, một đối tượng vẫn đưa cơm vào khoa Nhi rao bán.
Mặc dù bảo vệ bệnh viện, công an phường đã có động thái can thiệp nhưng tình hình vẫn tái diễn. Thậm chí các đối tượng còn tuyên bố sẽ “đánh gãy chân” cán bộ bảo vệ bệnh viện, y bác sỹ… nếu cản trở việc bán cơm.
Trước thực trạng này, ngày 4/12, bác sỹ Y Bliu Arul – Phó Giám đốc Bệnh viện – đã ký văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk, Công an TP Buôn Ma Thuột… đề nghị các đơn vị này vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc để trả lại môi trường khám chữa bệnh lành mạnh cho bệnh viện.
Lộng hành
11h30 ngày 4/12, trong vai người nhà bệnh nhân vào thăm nuôi người bệnh tại khoa Nhi, chúng tôi dò hỏi một số người nhà bệnh nhân về việc “mua cơm” thì vẻ mặt ai cũng né tránh. Một người đàn ông trạc tuổi 38, có người nhà nằm điều trị tại khoa Nhi có vẻ sợ sệt nói: “Tôi mua cơm rồi, mua ở ngoài cổng bệnh viện, giờ tôi không mua nữa đâu…”. Cách đó không xa có khoảng 5 đến 6 thanh niên xăm trổ đầy mình túc trực trước tiền sảnh Khoa Nhi (ở tầng 1) để “tiếp viện” cơm cho một nhóm đối tượng khác đang hoạt động ở tầng 3. Trong số này có một người đàn ông ngoài 40 tuổi, mặc áo khoác đen, tay cầm một miếng giấy ghi chép số lượng người mua, thành phần thức ăn… để chỉ đạo “đàn em” mang cơm vào giao.
10h30 ngày 5/12, tại tầng 3 của khoa Nhi, các đối tượng vận chuyển hàng chục suất cơm hộp để sẵn bên hành lang rồi “tuồn” vào trong giường phòng rao bán cho bệnh nhân. Bên ngoài hành lang có một đối tượng ngoài 20 tuổi làm nhiệm vụ “tiếp ứng”, bên trong cánh cửa (cửa 2 lá) 2 đối tượng khác nhận cơm rồi mang đi giao. Sau khi cơm được bán hết, 2 đối tượng bên trong lại đi ra cánh cửa yêu cầu đối tượng bên ngoài “tuồn” thêm cơm vào. Một trong 2 đối tượng vẻ mặt bặm trợn, mắt lăm le ngang dọc, còn tay liên tục kiểm đếm tiền.
Anh H., một cán bộ bảo vệ bệnh viện cho biết, các đối tượng thường đến từng giường hỏi tên người bệnh, thức ăn… rồi vào một tờ giấy. “Cơm được bán với giá từ 15.000 đồng – 20.000 đồng/suất. Đa số những người khi được hỏi cũng sợ nó gây sự nên buộc phải mua cơm. Một số người mua cơm bảo rằng không thích mua nhưng vì sợ lắm…”, anh H. kể.
Anh H., cho biết thêm: “Trưa ngày 3/12, khi đó khoa Nhi rất phức tạp, chúng tôi lên thì các đối tượng chửi bới, đe dọa nhân viên, bảo vệ. Đến chiều có một đối tượng quá khích tuyên bố nếu bảo vệ bước ra khỏi bệnh viện sẽ bị đánh gãy chân nên chúng tôi đưa vào phòng làm việc để xử lý. Nhưng sau đó chưa kịp làm việc thì có hơn 20 người lạ mặt kéo đến la lối, chửi bới chúng tôi và xông vào phòng bảo vệ kéo đối tượng này ra ngoài”.
Video đang HOT
Một điểm “tập kết” cơm của các đối tượng.
Đe dọa
Một bảo vệ khác của bệnh viện cho biết, mặc dù bệnh viện có quy định cấm bán hàng rong ở trong phòng bệnh nhưng các đối tượng vẫn xách cơm vào khoa Nhi rao bán cho bệnh nhân. “Quy định là vậy nhưng các bác sỹ, điều dưỡng ở khoa Nhi cũng không dám nói vì sợ nó hù họa ra đường sẽ đánh”, bảo vệ này nói.
Tiếp xúc với phóng viên, một bác sỹ khoa Nhi kể: “Ở đây các y bác sỹ trong khoa toàn là phụ nữ nên không làm gì được, bệnh viện cũng vì sợ ảnh hưởng đến chị em nên không giao cho khoa nữa mà giao cho lực lượng bảo vệ và công an giải quyết. Mấy hôm trước một chị điều dưỡng do cản trở việc bán cơm nên bị các đối tượng dọa ra đường đánh, chị đó không dám dùng xe máy đi làm mà đi nhờ xe ô tô của người khác”. Vị bác sỹ này cho biết thêm, do tính chất côn đồ của nhóm đối tượng này nên mọi việc được báo cáo lên lãnh đạo bệnh viện xử lý.
Bác sỹ Y Bliu Arul, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, phân trần: “Trong bệnh viện có căng-tin, khoa dinh dưỡng, và được cơ quan chức năng kiểm tra về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn bên ngoài mang cơm vào bán, chúng tôi không quản lý được, mà người nhà hoặc bệnh nhân ăn nhằm thức ăn không an toàn lỡ có ngộ độc, bệnh viện làm sao chịu trách nhiệm được…”.
Bác sỹ Y Bliu Arul cũng cho biết, trước thực trạng này, lực lượng bảo vệ đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, can thiệp nhưng các đối tượng không chấp hành mà còn lôi kéo một số người quá khích đe dọa, gây áp lực cho nhân viên bệnh viện, gây hoang mang cho người nhà bệnh nhân. “Một cán bộ của bệnh viện còn bị đe dọa, nếu can thiệp thì sẽ bị đâm. Chúng tôi mời công an phường Tân Thành hỗ trợ can thiệp nhưng sự việc vẫn còn tiếp diễn”, bác sỹ Y Bliu Arul bức xúc nói.
Sáng ngày 5/12, phóng viên đã đến trụ sở Công an phường Tân Thành để nắm thêm thông tin về thực trạng trên. Tiếp phóng viên, Trung tá Nguyễn Minh Trinh – Phó Công an phường Tân Thành – nói, theo quy chế của ngành, chưa có ý kiến của cấp trên nên chưa phát ngôn.
Thủy Nguyên
Theo Dantri
Đột nhập lãnh địa ma túy gây nhức nhối ở VN
Phúc Xá, Lóng Luông - lãnh địa của trùm ma túy Tàng Keangnam hay những bản giáp vùng biên như Nà Han, Huổi Luông... là những điểm nóng nhức nhối về nạn buôn bán ma túy
"Rốn ma túy" Lóng Luông - Lãnh địa của Tàng Keangnam
Cách đây vài tháng, vụ trùm ma túy Tàng Keangnam bị bắt giữ khi đang trực tiếp vận chuyển 265 bánh heroin đã khiến dư luận rúng động. Sau vụ này, người ta mới biết còn một điểm nóng ma túy nữa mà báo chí hầu như chưa đề cập đến. Đó là bản Lũng Xá (xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La), nơi ở của trùm ma túy Tráng A Tàng (tức Tàng Keangnam), nằm cách quốc lộ 6 chừng 5km, lọt thỏm giữa đại ngàn núi rừng.
Đây là một trong những điểm nóng nhất về mua bán ma túy của cao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Nhiều trùm ma túy sinh ra và lớn lên ở đây, trong đó có Tàng Keangnam.
Bản Lũng Xá - lãnh địa của trùm ma túy Tàng Keangnam.
Xã Lóng Luông có 11 bản, nằm rải rác trên một diện tích gần 60km2, dọc theo quốc lộ 6A từ Hà Nội đi các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên...
Trong số 11 bản trên, thì có hai bản được coi là "cái rốn" ma túy của xã, là bản Lũng Xá và Tà Dê. Người dân ở Mộc Châu đa phần đều e dè khi nhắc tới hai bản này, nhiều người còn chưa một lần dám đặt chân tới đây bởi là địa bàn của dân buôn bán ma túy nên rất nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Sồng A Thào, Trưởng công an xã Lóng Luông, cho biết, hiện tại xã Lóng Luông có 11 bản, 1.141 hộ và 5.519 nhân khẩu. Trong đó người dân tộc Mông chiếm 87%, còn lại là Kinh, Dao, Thái... Số đối tượng đang bị truy nã liên quan tới mau bán, vận chuyển, tàng trữ và tiêu thụ ma túy là 40, đối tượng đang chấp hành án là 170, lượng tù tha về là 27, số được hưởng án treo là 11. "Nghề chính" của xã là nông nghiệp: trồng ngô và chăn nuôi, song có tới gần 90 xe ôtô các loại. Có nhiều xe trị giá vài tỉ đồng. Khó khăn nhất trong việc đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy tại Lóng Luông là trên địa bàn có nhiều hộ gia đình mà cả nhà đều tham gia buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy. Bởi thế mà khi chính quyền muốn tiến hành họp dân để tuyên truyền thì rất khó. Họ không nghe. Đặc biệt dân ở hai bản Lũng Xá và Tà Dê thì sẵn sàng chống trả lại lực lượng công an bằng vũ khí nóng.
"Vành thúng" Nà Han - Địa bàn buôn bán ma túy phức tạp vùng biên
Vùng biên giới giáp ranh với các tỉnh luôn là một điểm nóng về ma túy, trong đó có bản Nà Han, thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tinh Lang Sơn. Nơi đây, cac chiên sy Đôn biên phong Tân Thanh luôn phải căng sưc đê chông nan buôn lâu, tư hang gia, tem gia, tiên gia đên buôn bán ma tuy... Nhiêu loai tôi pham nguy hiêm, tinh vi va côn đô đa khiến nhiêu chiên sy trong thương, co người đa hy sinh trong luc lam nhiêm vu.
Bản Nà Han được ví như vành thúng với hàng trăm đường mòn lớn nhỏ, có đường mòn thông qua biên giới. Đây cũng là lý do khiến việc quản lý về buôn bán ma túy trở nên vô cùng khó khăn đối với các lực lượng chức năng trên địa bàn. Giư đươc ngươi nghiên không tăng đa la ca môt sư cô găng cua tât ca cac lưc lương, tư công an, quân đôi đên dân quân tư vê, thanh niên, phu nư... Được biết, hằng năm, các lực lượng đều phối hợp cùng với xã Tân Thanh tổ chức các đợt cai nghiện nhưng kết quả vẫn chưa thực sự khả quan. Không những thế, các đối tượng nghiện lâu năm tại đây bắt đầu tổ chức buôn bán ma túy trái phép, dụ dỗ một số cá nhân tại bản cùng tham gia, khiến tình hình trở nên rất phức tạp.
Tính từ năm 2010 đến nay, Đồn biên phong Tân Thanh đã phát hiện, bắt giữ 33 vụ/36 đối tượng mua bán, vận chuyển 13kg heroin, 1.297 viên ma túy tổng hợp từ khu vực này. Đồng thời, đơn vị cũng cưỡng chế bắt vài chục đối tượng trong bản đi cai nghiện, có gia đình tất cả 4-5 người con đều nghiện ngập.
Xã Huổi Luông - Ma túy hoành hành nhiều năm
Xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) cũng là một trong những nơi mà việc mua bán, vận chuyển cũng như tiêu thụ ma túy vẫn đang hoành hành. Theo thống kê, từ 2011 đến nay, Đồn Biên phòng Huổi Luông đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 17 vụ/22 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; thu giữ 142 gam hêrôin, 3.950 viên ma túy tổng hợp, 978 gam thuốc phiện cùng nhiều tang vật khác. Đồn đã hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao cho cơ quan chức năng xử lỷ 14 vụ/17 đối tượng, xử lý hành chính bằng hình thức cảnh cáo, giáo dục, răn đe và xử lý nghiệp vụ 3 vụ/5 đối tượng.
Hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép ma túy ở địa bàn ngày càng diễn ra phức tạp. Một số đối tượng nghiện tại nhiều bản trong xã đã chuyển sang hiện tượng chích hêrôin, gây thêm nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng, ảnh hưởng lớn tới trật tự an ninh.
Phúc Xá - Tụ điểm ma túy nhức nhối ven đê sông Hồng
Tại Hà Nội cũng có một điểm nóng về ma túy mà hầu như con nghiện nào cũng biết tới, đó là Phúc Xá - phường duy nhất của quận Ba Đình nằm hoàn toàn ngoài đê sông Hồng. Phúc Xá có chợ đầu mối Long Biên, là địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn những vấn đề dễ phát sinh thành điểm nóng, nhất là ma túy.
Một góc chợ của phường Phúc Xá, nơi chỉ cách đây vài năm là tụ điểm nhức nhối về ma túy.
Có thời điểm như năm 2008, Phúc Xá là địa bàn trọng điểm về ma túy của thành phố và của quận. Nơi đây từng có những "siêu thị" ma túy hoạt động khá công khai với rất nhiều con nghiện và những đối tượng mua bán ma túy sặc chất xã hội đen. Có thời điểm, số người nghiện tập trung tại đây lên tới hơn 200 người.
Những tụ điểm, boong - ke nhan nhản nên các đối tượng buôn bán lẻ ma túy người tỉnh ngoài cũng tụ về đây "làm ăn". Cuộc "hội tụ" của các con nghiện và tội phạm buôn bán nhiều đến nỗi, những kẻ đi mua ma túy về dùng, nhưng chỉ sau khi rời khỏi nơi mua được vài bước, là đã có thể bán lại cho kẻ nghiện khác cũng kiếm được bộn tiền. Vì thế, hàng loạt con nghiện nhanh chóng trở thành các mối hàng "đa cấp" của các tụ điểm ma túy. Cứ thấy người đến khu vực này là bọn buôn bán ma túy mời... mua, như mua bán rau ở chợ.
Giờ đây, nạn ma túy tuy chưa được dẹp hết, nên Phúc Xá cũng không còn là điểm nóng về ma túy nữa. Tuy nhiên, những hình ảnh về một Phúc Xá ven đê sông Hồng nhức nhối với nạn ma túy cách đây vài năm vẫn in hằn trong tâm trí nhiều người dân Thủ đô.
Theo Kiến thức
Xóa sổ băng trộm nghiện ma túy nặng Đang bị công an huyện Cần Giuộc (Long An) truy nã, Châu đã trốn lên TPHCM quy tụ đàn em gây ra hàng loạt vụ nhập nha trộm xe gắn máy. Ngày 2/12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an TPHCM cho biết vừa bắt giữ 3 đối tượng trong băng nhóm chuyên nhập nha...