“Cô Ba” trưởng trạm y tế
Tại xã Phước Khánh ( huyện Nhơn Trạch), người dân vẫn gọi bác sĩ Bùi Thị Hòa. Trưởng trạm y tế xã với cái tên thân thương: cô Ba.
Bác sĩ Bùi Thị Hòa khám bệnh cho người dân tại Trạm y tế xã Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch). Ảnh: C.Ly
Học xong chuyên khoa 1 (sau đại học), nhưng cô Ba vẫn gắn bó với Trạm y tế xã Phước Khánh vì: “Người dân của xã còn nghèo, đi khám bệnh ở bệnh viện phải đi rất xa. Đó chính là động lực để tôi trở thành bác sĩ, học nâng cao sau đại học và ở lại gắn bó lâu dài với nơi đây”.
Trước đây, những con đường dẫn đến Trạm y tế xã Phước Khánh đều là đất đỏ, mùa nắng thì bụi, còn mùa mưa lại lầy lội. Phương tiện đi lại chính của người dân là những chiếc ghe (xuồng). Mỗi ngày chỉ có một chuyến ghe, phải canh nước lớn mới đi được.
Năm 1989, y sĩ Hòa vào làm việc tại Trạm y tế xã Phước Khánh. Lúc ấy trạm chưa có trụ sở mà phải “ở tạm” nhà dân. Mỗi lần đi chích ngừa vaccine cho trẻ nhỏ trên địa bàn xã, y sĩ Hòa phải xách từng thùng vaccine đến tận nhà dân để tiêm. Sau này, khi y sĩ Hòa trở thành bác sĩ, cũng là lúc trạm được đầu tư trang thiết bị y tế, người dân bắt đầu đến khám, chữa bệnh đông hơn.
Ông Lê Văn Sĩ (ngụ ấp 2, xã Phước Khánh) bày tỏ: “Cô Ba rất nhiệt tình và tận tâm với mọi người đến khám bệnh. Chỉ cần bước tới thềm của trạm, cô đã hỏi thăm mình. Vì vậy, ai cũng quý mến và thường xuyên đến trạm chữa bệnh”.
Có lần, chị Nguyễn Thị Hồng, người dân trong xã bị bệnh vào ban đêm, cả gia đình đều đi vắng, chị đã gọi điện nhờ bác sĩ Hòa đến giúp. “Không ngần ngại, khoảng 20 phút sau, cô Ba đã đến nhà tôi khám bệnh, cấp thuốc khiến tôi rất cảm động. Với bất cứ ai, cô Ba cũng rất nhiệt tình” – chị Hồng kể.
Chiêu Ly
Video đang HOT
Theo Đongnai
Vợ chồng thợ cắt tóc giàu lòng thiện nguyện
Chồng làm thợ cắt tóc. Vợ bán nước giải khát ở ven đường. Công việc mưu sinh vất vả nhưng ông Hồ Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Hồng (ở ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch) vẫn dành thời gian sáng sớm mỗi ngày để tự tay nấu khoảng 100 phần cơm chay từ thiện giúp những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Phú Thạnh.
Bà Nguyễn Thị Hồng (đeo kiếng) chuẩn bị các phần cơm chay từ thiện cho người nghèo. Ảnh: Đ.Tùng
Suốt 3 năm nay, cứ 4 giờ 30 sáng (từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần), bà Hồng lại thức dậy sớm để nấu cơm và chế biến các món ăn chay cho kịp giờ giao những hộp cơm từ thiện nóng hổi đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.
* Tự nguyện làm việc thiện
Hầu hết các thực phẩm được bà Hồng sơ chế từ tối hôm trước, sáng ra, bà nấu lại cho nóng. Tuy là các món chay nhưng bà chế biến thành các món ăn phong phú, thực đơn thường xuyên thay đổi nên trông rất bắt mắt, hấp dẫn.
Đồng hành với bà Hồng suốt 3 năm nay trong công việc từ thiện này là chồng bà, ông Dũng, dù mưa hay nắng, cứ đúng 7 giờ, ông Dũng mang các phần cơm do bà Hồng chuẩn bị sẵn đi phát miễn phí cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong xã hoặc người nghèo đi khám bệnh, châm cứu tại điện thờ Phật Mẫu.
Nói về việc làm từ thiện của mình, bà Hồng tâm sự: "Các con của tôi đã lớn, đã tự lo cho bản thân được. Hiện giờ 2 vợ chồng tôi làm ăn, buôn bán chủ yếu tự lo cho bản thân nên tôi muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người bằng chính khả năng của mình".
Ông Dũng bộc bạch, trung bình mỗi ngày tiền cắt tóc của ông được 200 ngàn đồng. Ông dùng tiền đó mua thêm rau, củ để nấu cơm từ thiện. Còn thu nhập của bà Hồng từ tiền bán quán nước nhỏ ven đường thì phụ mua gia vị.
Việc làm của vợ chồng bà Hồng đã nhận được sự động viên tích cực từ Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Thạnh. Hội đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ thêm gạo, gia vị để nấu ăn hằng ngày.
Ngoài ra, thấy việc làm của vợ chồng bà Hồng ý nghĩa nên ngày càng có nhiều tiểu thương ở chợ Phú Thạnh ủng hộ nguồn thực phẩm tươi ngon để cùng chung sức với ông bà nấu những bữa ăn chay từ thiện. "Mấy chị bán rau, đậu ở chợ Phú Thạnh, hầu như ngày nào cũng có người đem cho vài bó rau, đậu hũ để chúng tôi nấu ăn. Bếp cơm từ thiện này tuy 2 vợ chồng tôi đứng nấu và phát miễn phí nhưng lại có sự chung tay của nhiều người lắm, do đó, số lượng suất cơm từ thiện tăng dần lên từ vài chục hộp nay đã được cả trăm hộp" - ông Dũng cho biết.
* Góp sức chia sẻ với người nghèo khó
Dù phải thức khuya (để sơ chế thực phẩm) hoặc dậy sớm (để nấu ăn) nhưng vợ chồng bà Hồng, ông Dũng vẫn luôn vui vẻ khi thấy những người nghèo, những bệnh nhân ăn những phần cơm nóng hổi do mình chuẩn bị. Chia sẻ phần nào khó khăn với người bệnh, đó là động lực giúp cho ông bà duy trì hoạt động của bếp ăn từ thiện suốt nhiều năm qua.
Ông Hồ Văn Dũng chở cơm phát miễn phí cho những người khó khăn trên địa bàn xã
Chính từ ý nghĩa và hiệu quả thiết thực của bếp ăn từ thiện mà số mạnh thường quân ủng hộ ngày càng tăng. Từ những tiểu thương trong chợ đến hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã và cả những người hàng xóm của gia đình bà Hồng, ông Dũng cũng nhiệt tình hưởng ứng.
Cụ thể như bà Trần Thị Giang là hàng xóm của vợ chồng ông Dũng, dù đã ở tuổi 81 nhưng 3 năm nay bà thường xuyên qua phụ bếp cơm từ thiện. Từ những khâu chế biến thức ăn đến xếp cơm vào giỏ, bà đều có mặt giúp đỡ.
"Tôi lớn tuổi rồi, thường hay ngủ dậy sớm nên ngày nào khỏe là qua phụ chị Hồng nấu cơm từ thiện. Gia đình tôi thuộc diện khó khăn và luôn được chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương quan tâm, giúp đỡ. Do đó, tôi muốn giúp chút công sức cho bếp ăn từ thiện xem như đang trả ơn lại cho đời" - bà Giang chia sẻ.
Để nấu những món ăn chay ngon, bà Hồng cùng những người phụ nữ trong xóm chuẩn bị sơ chế từ buổi tối hôm trước, hôm sau chế biến lại cho nóng. Ngoài ra, món ăn mỗi ngày đều đuợc thay đổi liên tục tùy theo nguyên liệu, giúp người nghèo có thể ăn ngon, ăn hết mỗi phần.
Ông Phan Văn Nhân (ngụ xã Phú Thạnh) cho hay, phần lớn những người đi khám bệnh, bốc thuốc Nam ở điện thờ Phật Mẫu đều bị bệnh mãn tính, có hoàn cảnh khó khăn nên khi nhận được phần cơm sáng của vợ chồng ông Dũng, bà Hồng rất kịp thời, giúp họ vừa ăn no vừa ấm lòng.
Bà Bùi Thị Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Thạnh cho rằng, bếp cơm từ thiện của vợ chồng ông Hồ Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Hồng nhiều năm qua đã thể hiện tấm lòng vì cộng đồng, sự nhiệt tình của gia đình ông bà với công tác từ thiện xã hội.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú Thạnh đã vận động được thêm 75kg gạo và các gia vị cho bếp từ thiện của vợ chồng ông Dũng. Để bếp ăn từ thiện này có thể duy trì và hoạt động ổn định lâu dài, trong thời gian tới, vợ chồng ông Dũng rất cần sự hỗ trợ từ những mạnh thường quân, những người giàu lòng nhân ái tiếp tục ủng hộ để cùng chung tay chia sẻ khó khăn với người nghèo tại địa phương.
Tháng 7-2019, tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của xã Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch), mô hình bếp cơm từ thiện của vợ chồng ông Hồ Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Hồng đã được tôn vinh là một trong những điểm sáng tiêu biểu của tinh thần "tương thân tương ái", hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
Đăng Tùng
Theo Đongnai
Đồng Nai hợp tác xây dựng khu khám chữa bệnh chất lượng cao với TP.HCM Nhơn Trạch là vùng giáp ranh TP.HCM, lượng bệnh nhân thăm khám đông. Địa phương muốn người dân không phải đi xa vẫn được khám chữa bệnh tốt nhất, chất lượng cao. Ngày 10/10, tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai diễn ra lễ ký kết hợp tác và hỗ trợ chuyên môn giữa trung tâm Y tế huyện Nhơn Trạch với bệnh viện...