Có “bà đỡ” là Hợp tác xã Đại Hiệp, nông dân sản xuất nhàn hẳn
Sau hơn 40 năm phát triển, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp – kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp (HTX Đại Hiệp) ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã khẳng định được vai trò “bà đỡ” cho các thành viên cũng như người dân địa phương trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo được nhiều dấu ấn nổi bật.
“Bà đỡ” cho nông dân Đại Hiệp
Ông Phạm Thành Sự – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Đại Hiệp cho biết, hợp tác xã ra đời từ năm 1978, có tiền thân là Hợp tác xã Nông nghiệp 1 và Hợp tác xã Nông nghiệp 2 Đại Hiệp được hợp nhất. Năm 1997, thực hiện Luật Hợp tác xã, Hợp tác xã Đại Hiệp được tái lập, tạo bước chuyển mình với mô hình mới về kinh tế hợp tác.
HTX Đại Hiệp là đơn vị tiên phong tham gia xây dựng một số công trình nông thôn mới, góp phần cùng với xã Đại Hiệp hoàn thành 19 tiêu chí. Ảnh: H.T
Đến năm 2015, đơn vị tái cơ cấu lại hợp tác xã và chuyển dần hoạt động sang hướng mới theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, từ đó hoạt động của HTX ngày càng phát huy hiệu quả.
Theo ông Sự, hiện nay, các dịch vụ chủ yếu của HTX là tổ chức hướng dẫn sản xuất, làm công tác khuyến nông; sản xuất và tiêu thụ giống lúa, sản phẩm nông nghiệp; dịch vụ thủy lợi; cung ứng vật tư; bảo vệ thực vật; kinh doanh điện; thu hoạch…
Video đang HOT
Tất cả dịch vụ từ cơ giới hóa, làm đất, thủy lợi, cung ứng phân bón trả chậm, thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch hại cho tới khâu thu hoạch đều được HTX đứng ra “bao sân”.
Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất gạch tuynel và xây dựng hiện là dịch vụ chính của HTX đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
“Ngoài việc liên doanh liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, đơn vị đã tích cực tham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, thủy lợi hóa đất màu, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho bà con… Nhờ đó, HTX Đại Hiệp đã tạo được niềm tin với xã viên, khẳng định vài trò “bà đỡ” cho nông dân” – ông Sự chia sẻ.
Góp phần xây dựng nông thôn mới
Đại Hiệp là địa phương có truyền thống sản xuất gạch xây dựng, có vùng nguyên liệu đất sét dồi dào và chất lượng. Xác định đây là một lợi thế của địa phương, từ năm 2004 đến nay, HTX Đại Hiệp đầu tư xây dựng và mở rộng cơ sở sản xuất gạch. Đầu năm 2010, HTXtriển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch tuynel có công xuất từ 10 – 15 triệu viên/năm.
Nhờ chuyển đổi công nghệ, đầu tư dây chuyền nung có giá trị 12 tỷ đồng, sản phẩm của nhà máy đã đáp ứng yêu cầu thị trường, sản xuất hiệu quả và thu lãi ngày càng cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Doanh thu hàng năm của HTX đạt từ 8 – 10 tỷ đồng, trong đó sản xuất gạch tuynel là lĩnh vực sản xuất chính đem lại lợi nhuận lớn cho HTX.
HTXĐại Hiệp cũng nhận thầu các công trình xây dựng tại địa phương với doanh thu hàng năm từ 1,5 – 2 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 30 lao động có tay nghề. Đặc biệt, HTX là đơn vị tiên phong tham gia xây dựng một số công trình nông thôn mới, góp phần cùng với địa phương hoàn thành 19 tiêu chí, đưa Đại Hiệp là xã đầu tiên của huyện Đại Lộc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Việc kinh doanh lưới điện nông thôn từ năm 1999 vẫn được HTX duy trì đến nay nhờ làm tốt khâu điều hành, quản lý.
Theo ông Sự, doanh thu bình quân mỗi năm trên tất cả các dịch vụ của HTX Đại Hiệp khoảng 28 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 1 tỷ đồng. HTX giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 150 lao động tại địa phương, mức lương trung bình từ 6.000.000 – 7.000.000 đồng/người/tháng với các chế độ đầy đủ…
Nói về những yếu tố đem lại sự thành công của HTX, ông Phạm Thành Sự – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho biết: “Để HTX tồn tại và phát triển thì Hội đồng quản trị HTX luôn phải đặt quyền lợi của hộ thành viên lên hàng đầu, tạo sự gắn kết giữa thành viên và HTX, tạo ý thức trách nhiệm của thành viên với tinh thần: “HTX là nhà, thành viên là chủ”.
Đơn cử, HTX Đại Hiệp đã đầu tư vốn đầu vụ sản xuất cho thành viên đến cuối vụ thu hoạch, thành viên thanh toán trả lại cho HTX. Với cách làm này, HTX đã giải quyết vấn đề đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cho thành viên, tạo điều kiện cho những hộ thành viên thiếu vốn, thiếu lao động vẫn yên tâm sản xuất.
Ông Đỗ Thanh Cảng – Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, HTX Đại Hiệp bên cạnh việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngày càng khẳng định được vai trò “bà đỡ” cho nông dân, thì HTX còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp cho công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công tại địa phương và các gia đình khó khăn…
Hưng Yên: Nhiều nông dân giàu có, thành tỷ phú nhờ nuôi con đặc sản, trồng cây ăn quả đặc sản
Hằng năm, bình quân toàn tỉnh Hưng Yên có trên 91.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Nhiều nông dân nhờ trồng cây đặc sản, nuôi con đặc sản mà có thu nhập hàng tỷ đồng. Các hộ này có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng trở lên, thu hút hàng chục, hàng trăm lao động.
Bà Trần Thị Tuyết Hương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên cho biết: Việc thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ trong 10 năm qua đã góp phần giúp nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Hưng Yên đạt được nhiều thành tích.
Toàn tỉnh đã có 145/145 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hằng năm, bình quân có trên 123.000 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp và cuối năm bình xét có trên 91.000 hộ đạt.
Mô hình trồng bưởi đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao của hội viên nông dân Nguyễn Thị Chính (ở xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Ảnh: T.V
Nhiều hộ nông dân nhờ mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi da xanh, chanh tứ quý, nhãn lồng, nhãn muộn miền Thiết, chuối tiêu hồng; hay đầu tư chăn nuôi con đặc sản như nuôi cá lăng, nuôi bò 3B, nuôi gà Đông Tảo mà trở nên giàu có, trở thành triệu phú, tỷ phú...Qua đó, nông dân phát huy được tiềm năng, thế mạnh, các giống cây trồng đặc sản, nuôi con đặc sản ở địa phương...
Những năm qua, Hội ND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các cấp Hội tăng cường hoạt động dịch vụ, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; vận động hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất... Cùng với đó, các cấp Hội đẩy mạnh hoạt động phối hợp dạy nghề; cung ứng phân bón theo phương thức trả chậm...
Một trong những điểm sáng của thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư là việc xây dựng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp Hội trong tỉnh quản lý hơn 66 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp Hội tín chấp, nhận ủy thác hơn 2.791 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng cho hàng chục nghìn hộ nông dân vay vốn sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Chủ tịch Hội ND huyện Khoái Châu cho biết: 6 tháng đầu năm 2020, Quỹ HTND huyện được bổ sung 200 triệu đồng; có 7/25 xã, thị trấn được nguồn ngân sách địa phương cấp cho quỹ với tổng số tiền 53 triệu đồng. Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND của huyện đạt trên 2,1 tỷ đồng, cho 82 hộ vay.
Hội ND huyện còn tích cực hỗ trợ, hướng dẫn cơ sở lập dự án, vay hàng tỷ đồng vốn từ Quỹ HTND Trung ương và quỹ của tỉnh. Các dự án được vay vốn Quỹ HTND bước đầu đã phát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Điển hình như: Dự án trồng nhãn tại xã Bình Kiều; dự án trồng nghệ tại xã Chí Tân; dự án nuôi thả cá nước ngọt ở xã Liên Khê... đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động với thu nhập bình quân từ 45 - 55 triệu đồng/người/năm.
Gặp những "siêu nông dân" của xứ Công tử Bạc Liêu mỗi năm có thu nhập tiền tỷ Qua 5 năm có hơn 79.400 hộ được công nhận đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó có nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi với các mô hình cho thu nhập tiền tỷ. Hơn 79.400 hộ ND sản xuất, kinh doanh giỏi Ngày 12/8, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu hội nghị tổng...