Cô ấy có phải là người đáng tin?
Nếu cô gái ấy đang hẹn hò với bạn và dự định sẽ đá bạn đi ngay sau đó thì cô ấy sẽ chẳng bao giờ nghĩ việc giới thiệu bạn với bạn bè và gia đình cô ấy.
Nhiều đàn ông từng có ít nhất một câu chuyện kinh khủng về một người phụ nữ từng đến trong cuộc đời anh ta. Có thể cô ấy đã lừa, trộm tiền hay làm anh ấy xấu hổ với bạn bè. Dù đó là việc gì thì điều đó cũng cho thấy: Một số phụ nữ không thể tin tưởng. Vậy làm thế nào bạn biết cô gái bạn đang gặp gỡ có thể tin tưởng hay không? Một vài dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận biết.
1. Bạn đã gặp người quen của cô ấy
Nếu cô gái ấy đang hẹn hò với bạn và dự định sẽ đá bạn đi ngay sau đó thì cô ấy sẽ chẳng bao giờ nghĩ việc giới thiệu bạn với bạn bè và gia đình cô ấy.
Còn nếu bạn đã gặp phần lớn những người thân của cô ấy thì có nghĩa cô ấy đang lên kế hoạch ở bên bạn dài lâu. Có mối quan hệ cởi mở thân thiện với những người trong cuộc đời cô ấy là một dấu hiệu cho sự đáng tin cậy.
2. Bạn được biết thời gian biểu của cô ấy
Việc có thể tin tưởng một cô gái có liên quan đến sự chia sẻ, tin cậy và sẵn sàng. Nếu bạn luôn biết được giờ này cô ấy đang học hay làm việc, giờ này cô ấy rảnh rỗi, giờ này cô ấy đi chơi với bạn bè thì điều đó có nghĩa là cô ấy để bạn nắm bắt cuộc sống của cô ấy.
Mặt khác nếu cô ấy dễ phá vỡ cuộc hẹn với bạn vào phút cuối, mất nhiều ngày để gọi lại cho bạn và bí mật về những khoảng thời gian mà bạn không biết cô ấy làm gì thì bạn có thể phải cân nhắc. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa bạn phải theo cô ấy từng bước trong suốt cả ngày. Nhưng một cô gái mà bạn “chính chuyên” sẽ không ngại chia sẻ với bạn những điều cơ bản cô ấy sẽ làm trong một ngày đâu.
3. Cô ấy có mối quan hệ bình thường với những người cũ
Video đang HOT
Nếu cô ấy có mối quan hệ bình thường với những người yêu cũ thì nó là một dấu hiệu rằng mọi thứ không quá tệ trong quá khứ của cô ấy. Nếu cô ấy không còn mối liên hệ với những người cũ và câu chuyện của cô ấy về mối quan hệ cũ là những câu chuyện kinh khủng thì đó có thể là dấu hiệu rằng cô ấy không đáng tin.
Một hoặc hai cuộc chia tay tồi tệ có thể là lời nhắc nhở rằng bạn cần xem xét, bởi vì nếu cô ấy xem thường mọi chàng trai mà cô đã từng hẹn hò thì có thể bạn cũng sẽ vào danh sách cuối cùng. Đừng tin một cô gái mà không thể nói điều gì tốt đẹp về người đàn ông đến trước bạn.
4. Bạn chưa bao giờ phát hiện cô ấy nói dối
Thậm chí một người nói dối giỏi nhất cũng sẽ có lúc bị “ lộ tẩy” nói dối. Một lời nói dối dù nhỏ và vô hại cũng có thể là một vấn đề nếu nó lặp lại nhiều lần. Thậm chí nếu lời nói dối chỉ là về màu tóc thật của cô ấy thì nó cũng chỉ ra rằng cô ấy không hề lúng túng khi lừa dối bạn.
Những lừa dối nhỏ có thể trở thành những phản bội sau này. Nếu bạn không bao giờ phát hiện cô ấy nói dối thì hoặc là cô ấy là nhà vô địch nói dối hoặc cô ấy thành thật tuyệt đối.
5. Thời gian nói lên tất cả
Cách duy nhất bạn sẽ biết chắc chắn là liệu bạn có thể tin tưởng một cô gái hay không là thông qua thời gian và kinh nghiệm. Hầu như không ai có thể thể biết chắc một người có đáng tin hay không chỉ sau một vài tuần tìm hiểu.
Nhưng nếu cô ấy chứng minh được sự đáng tin cậy và thành thật qua thời gian thì bạn sẽ biết bạn thấy bạn là một chàng trai thực sự may mắn.
Theo Phụ nữ Việt Nam Cuối Tuần
Tuyển sinh năm 2011: Đâu là giải pháp mới?
Với mục tiêu tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả và thiết thực nên ngay sau khi mùa tuyển sinh 2010 kết thúc, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những dự định nhằm thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh năm 2011.
Những ý tưởng "kì lạ"
Tại hội nghị tổng kết năm học 2009-2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết là thời gian tới sẽ tổ chức các cuộc hội thảo rộng rãi để tìm ra phương án tuyển sinh hợp lý. Một phương án mới mà Thứ trưởng Ga nêu ra là có thể chỉ tổ chức thi một lần với một số môn quy định. Theo Thứ trưởng Ga, nếu chỉ còn một đợt thi thì gánh nặng đối với gia đình và xã hội sẽ giảm đi.
Giải thích về ý tưởng này, Thứ trưởng Ga đưa ra ví dụ, các trường CĐ không nhất thiết phải thi mà chỉ lấy kết quả thi ĐH để xét tuyển hoặc hiện ĐH đang thi riêng các khối A, B, C, D, có thể sau này sẽ thi chung một khối với số môn thi tăng lên để thí sinh tự chọn. Như vậy, thay vì ba đợt thi như hiện nay thì chỉ cần một đợt thi để có kết quả xét tuyển vào tất cả các trường.
Mặc dù đây mới chỉ là ý tưởng trao đổi tại một hội nghị nhưng không ít các phương tiện thông tin đại chúng đã đồng loạt đưa tin và chính điều này đã khiến không ít người "bất ngờ".
Theo đánh giá của lãnh đạo của một trường ĐH tại Hà Nội thì hiện nay công tác tuyển sinh "3 chung" vẫn là giải pháp tốt. Phương thức tuyển sinh hiện nay các trường đều cho rằng là hợp lý. Lâu nay các trường chỉ than phiền đến việc "lỗ" tuyển sinh do số lượng hồ sơ ảo. Tuy nhiên với việc năm 2010, Bộ Tài chính đã cho phép thu tiền nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh ngay từ đầu thì vấn đề này cũng đã được giải quyết phần nào.
Cũng chung quan điểm, một cán bộ tuyển sinh lâu năm ở TPHCM chia sẻ: "Trước đây để tránh tình trạng thí sinh đỗ dồn về các thành phố lớn dự thi (đặc biệt là Hà Nội và TPHCM) nên Bộ GD-ĐT đã tách thành 3 đợt thi. Bên cạnh đó cũng nhằm giảm chi phí cho gia đình thí sinh và sự căng thẳng của xã hội nên quyết định thành lập 3 cụm thi Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ. Nếu bây giờ chúng ta phá vỡ kết cấu này thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải ở các địa phương có tổ chức thi và khi đó chỉ tăng thêm sự căng thẳng chứ không thể giảm được".
Cũng theo cán bộ tuyển này nếu tuyển sinh thay đổi theo hình thức này cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí phòng thi và đánh số báo danh bởi mức độ đề thi từng môn ở mỗi khối thi có sự chênh lệch. Chẳng hạn như đề thi toán khối A, B thường có mức độ khó hơn khối D...
Đổi mới theo phương pháp nào?
Theo lãnh đạo của ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội thì phương án tốt nhất là giao cho các trường tự chủ trong tuyển sinh bởi từng ngành đào tạo yêu cầu với những môn thi đặc thù, các trường sẽ có những phương thức thi phù hợp để lựa chọn được nguồn đầu vào đáp ứng ngành học đó.
"Trước đây chúng ta cũng đã từng giao cho các trường tự chủ tuyển sinh nhưng lại không quản lý được tính trung thực của các kì thi này. Chính vì thế mà giải pháp "3 chung" ra đời. Mặc dù tồn tại được 9 năm nhưng đến thời điểm này đây vẫn là phương án tối ưu nhất", lãnh đạo này cho biết.
Quan điểm của lãnh đạo này không phải là thiếu cơ sở bởi trong nhiều hội nghị tuyển sinh toàn quốc không ít ý kiến ca ngợi giải pháp này bởi nó giúp cho các trường bớt mệt mỏi và lo lắng. Đặc biệt là khâu ra đề. Bên cạnh đó với cải tiến thi trắc nghiệm các môn Hóa, Lý, Sinh và Ngoại ngữ nên kì thi cũng đảm bảo tính khách quan nhiều hơn.
Tuy nhiên với sự ra đời của khá nhiều các trường ĐH, CĐ nên đã khiến không ít các trường ngoài công lập lên tiếng đòi quyền tự chủ tuyển sinh bởi với ràng buộc điểm sàn việc tuyển đủ chỉ tiêu là rất khó khăn.
Trước vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga từng khẳng định với báo chí, không thể bỏ được điểm sàn vì đây là điều kiện cần thiết để kiểm tra chất lượng đầu vào. Nếu bỏ điểm sàn thì tất cả thí sinh sẽ vào học ĐH, CĐ hết, rất khó kiểm soát chất lượng. Hiện nay, điểm sàn của Bộ đã tính toán đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Nói là thế nhưng trong mùa tuyển sinh năm 2010, mặc dù Bộ GD-ĐT đã nhân nhượng cho các trường kéo dài thời gian xét tuyển đến tận tháng 11 nhưng nhiều trường vẫn ngậm ngùi cay đắng đóng cửa không ít ngành đào tạo. Các trường đều cho rằng không có nguồn để tuyển nên cho dù có kéo dài thêm cũng chẳng vớt vát được gì.
Trong khi đó từ khi tuyển sinh "3 chung" đến nay thì chưa một lần điểm sàn rơi ra khỏi phạm vi từ 13-15 cho dù đề mỗi năm có sự chênh lệch tương đối lớn. Chính vì sự cứng nhắc và "cổ hủ" này khiến tình trạng tuyển sinh vài năm trở lại đây luôn xảy ra tình trạng "lách luật" để tuyển đủ chỉ tiêu.
Một chuyên gia tuyển sinh chia sẻ: "Kì thi "3 chung" đã tồn tại 9 năm, thi trắc nghiệm đã áp dụng được 4 năm nên đến lúc Bộ GD-ĐT cần tổ chức một cuộc đánh giá nghiêm túc để từ đó có những điều chỉnh hợp lý so với thời cuộc. Bộ cũng không nên cứng nhắc ấn định mức điểm sàn hàng năm trong phạm vi cố định để tránh việc gây khó khăn cho các trường. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến vấn đề "trừ điểm ngược" đối với môn thi trắc nghiệm khi chọn đáp án sai bởi trên thực tế với cách ra đề hiện nay thí sinh không biết gì cũng có thể kiếm 2,5 điểm từ môn thi trắc nghiệm".
"Đổi mới phương thức thi cử cần bắt nguồn từ sự so sánh thực tiễn đối với tính hiệu quả của giải pháp đang thực hiện chứ không phải là những ý tưởng chốc lát gây hoang mang cho dư luận", chuyên viên này nhấn mạnh.
Mặc dù các kì thi năm 2011 vẫn còn khá xa nhưng có lẽ Bộ GD-ĐT cần có những động thái tích cực đánh giá công tác tổ chức thi cử, tránh tình trạng "đổi" nhưng "không mới" như hiện nay.
Nguyễn Hùng
Theo Dân Trí
Nhờ bà gọi chồng về nhà giùm Có một cô gái có chồng làm ca đêm, tối ngủ một mình cho nên rất nhát và sợ ma. Một đêm cô đang ngủ thì có tiếng gõ cửa gấp rút, cô liền thức giấc và lại gần cửa hỏi vọng ra: - Xin lỗi ai đang gõ cửa? Có tiếng đàn ông lạ trả lời: - Bà có thể giúp tôi...