Có ai như cô em chồng tôi hay không?
Thật sự bây giờ tôi rất ức chế với cô em chồng và cần lắng nghe những lời chia sẻ của mọi người. Cuộc hôn nhân của tôi và chồng trong mắt mọi người thật hoàn hảo bởi hai chúng tôi rất xứng đôi vừa lứa, lại có nghề nghiệp ổn định với mức thu nhập ổn đinh.
ảnh minh họa
Tuy nhiên, mới cưới nhau được 5 tháng nhưng tình cảm vợ chồng tôi đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cô em chồng. Từ khi dọn về ở trọ cùng anh trai và chị dâu, cô ấy luôn thích chành choẹ với tôi, bởi ngay từ đầu cô ấy đã phản đối cuộc hôn nhân này.
Không phải vì tôi không xinh đẹp, nết na, thuỳ mị, giỏi giang mà vì cô em chồng tôi đã chọn người bạn học cùng đại học với mình làm chị dâu. Cô ấy muốn gán ghép anh trai mình với bạn nhưng vì chồng tôi không thích, không yêu nên cô ấy có ác cảm với tôi.
Nhiều khi tôi bận cơm nước mà cô em chồng vẫn vắt chân chữ ngũ xem tivi, chị bảo giúp cũng không nói gì. Quần áo của cô ấy thay ra tôi cũng phải giặt hết. Đã thế cô ấy còn hay soi mói tôi để gọi điện về nhà mách lẻo với bố mẹ chồng. Mâu thuẫn chị em ngày càng lớn.
Video đang HOT
Tôi không thích ở cùng với em chồng nhưng bố mẹ và chồng tôi lại muốn cô ấy ở với chúng tôi để chúng tôi tiện trông nom, quản lý, bảo ban em. Vì chồng, rất nhiều lần tôi kiềm chế và cố nhịn.
Được một thời gian yên bình, mới đây có một chuyện xảy ra khiến tôi không chịu nổi nữa. Cô em chồng tôi vô tư đến nỗi tự ý vào phòng của anh chị lục lọi đồ đạc, nghịch ngợm, thử phấn son của tôi. Thấy vậy tôi nhắc khẽ: “Mượn gì, thích gì thì hỏi chị một tiếng chị mua cho chứ đừng tự ý lục lọi đồ của chị”.
Tuy nhiên, không biết ý, cô em chồng tôi cãi lại và văng ra những câu tục chửi tôi. Chồng tôi vừa đi làm về nghe thấy giận giữ nên tát em một cái.
Cô em chồng khóc lóc bỏ đi. Bố mẹ ở quê không biết đầu đuôi sự thể thế nào thấy con gái gọi điện về nhà khóc nên gọi ngay lên mắng chồng tôi không biết dạy vợ, để vợ không coi em gái ra gì.
Tôi thật sự rất uất ức, và không thể chịu nổi cô em chồng. Tôi không muốn cảnh chị dâu em chồng sống chung thế này nữa. Tôi có nên nói với chồng và bố mẹ chồng chuyện này không, xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo VNE
Vợ chồng xung khắc tuổi nhau chưa hẳn xấu
Trong buổi đàm đạo với Thiền sư Pháp Hạnh một vị du sĩ với nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng cũng như nhiều bài pháp hay về hạnh phúc, nhiều Phật tử trẻ hỏi sư rằng có tuổi hợp nhau để kết hôn không? Trai gái yêu nhau nhưng đi xem bói thì thầy bói nói là tuổi không hợp nếu lấy nhau sẽ tuyệt mệnh thì nên làm thế nào?
Thiền sư Pháp Hạnh cho rằng, tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển ... Nhưng thực tế ngũ hành tương khắc cũng tốt, thậm chí còn tốt hơn ngũ hành tương sinh.
"Vì ngũ hành tương khắc là khắc chế nhau, giữ cho mọi thứ ở thế quân bình, không quá vượng. Nếu mình có thói hư tật xấu mà không có ai khắc chế, ngăn cản lại thì mình sẽ đi đến đâu. Nếu chồng có thói quen ăn trộm mà vợ còn ủng hộ, khen ngợi, thì người chồng sẽ phạm tội nhiều đến chừng nào? - Vị thiền sư dí dỏm.
Như vậy, thuận hay khắc đều tốt cả. Quan trọng là khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà cần xem hai điều. Đó là hai người đã sẵn sàng cho việc lập gia đình, cho việc có vợ, có chồng, và có con hay chưa? Hai người có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa?
Cũng theo Thiền sư Pháp Hạnh, tương tự, tuyệt mệnh thì... cũng không sao. Nếu hai vợ chồng mà ý thức mình không sống lâu cùng nhau được thì mỗi giây phút đều cố gắng sống tốt, yêu thương nhau còn hạnh phúc hơn các cặp vợ chồng khác không biết quý trọng cuộc sống bên nhau khiến cho cả cuộc đời lúc nào cũng căng thẳng. Tuyệt mệnh như thế là đoạn tuyệt tham, đoạn tuyệt sân, đoạn tuyệt si.
Theo các thiền sư, thực tế các quan điểm về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người.
Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).
Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ thôi (bởi vì đối với mình thì ngày giờ nào cũng thế). Đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.
Theo VNE
Người... cũ! Mới đám cưới hơn hai năm, mà bà Trương Thị Cẩm Nương, một kế toán, cảm thấy hai vợ chồng đã sống với nhau...mấy chục năm. Nghe một người bạn thân khoe cái vali mua 10 năm, xài nhiều lần chưa cũ, bà ngậm ngùi nhớ đến lão chồng, sao cũ nhanh thế không biết. Sáng, ông chồng thức dậy, uể oải, mắt...