Có ai nhớ truyền hình Tết ngày xưa đặc biệt thế nào?
Còn nhớ năm 1999, đến tối 29 Tết mà bộ phim TVB còn chiếu dở, nhà đài báo chiếu phát đột xuất mấy tập cuối vào sáng 30, khán giả ngạc nhiên nhưng vẫn cố thu xếp xem.
Trong các bài viết về Tết tôi đọc được, chưa thấy ai nhắc đến món ăn tinh thần rất đặc biệt, không thể thiếu vào mỗi độ xuân về kể cả xưa và nay. Mọi người đã quên kể về thú vui xem truyền hình ngày Tết chăng? Còn ai nhớ cách các nhà đài ngày xưa phát sóng chương trình năm mới và những cảm xúc mà nó mang lại?
Khi chưa có internet, truyền hình chính là phương tiện thông tin, giải trí phổ biến, yêu thích nhất của mọi người, dù hồi đó số giờ phát sóng trong ngày còn hạn chế. Ngày Tết, máy thu hình trên đầu tủ nhiều gia đình miền Tây quê tôi lại được nâng niu, chăm sóc nhiều hơn. Ngoài việc lau sạch, nhiều người còn trang trí khăn bàn mới đẹp đẽ, rồi thêm lọ mai vàng đầy nụ đặt kế bên cho thêm nổi bật. Không gian sinh hoạt chung vào ngày Tết, nơi mọi thành viên gia đình thường xuyên quây quần ấm cúng chính là trước chiếc máy thu hình.
Bên cạnh chương trình đêm giao thừa, chương trình tối 23 tháng Chạp rất được người ta mong chờ. Các đài truyền hình thường phát hài kịch ngắn chủ đề “ông Táo về chầu Ngọc hoàng”. Có thể thấy không khí Tết cũng bắt đầu từ ngày đó. Ai nấy càng mong chờ các đài truyền hình công bố chương trình phát sóng Tết – từ ngày cuối cùng của năm cũ (29 hoặc 30 tháng Chạp) cho đến mồng 5, mồng 6 tháng Giêng.
Không gian phía trước tivi là nơi giao lưu, trò chuyện ngày Tết. (Ảnh: M.K)
Video đang HOT
Học sinh ngày xưa ngóng Tết từng ngày, tò mò, háo hức chờ chương trình Tết trên truyền hình, bởi đây là dịp đặc biệt, các đài tăng thời lượng phát sóng, chọn lọc để phát chương trình mới và đặc sắc nhất. Đó là những bộ phim hay, những vở kịch hài hước, phim lẻ võ thuật… bên cạnh các chương trình văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, không thể thiếu chương trình dành cho thiếu nhi với những bộ phim truyện cổ tích Việt Nam (thường các nhà đài chọn chiếu phim sự tích con vật theo con giáp năm đó) mà trẻ em cực kỳ ưa thích…
Vào những ngày cuối năm, nhìn lên màn ảnh truyền hình thấy các nhà đài gắn thêm biểu tượng hoa mai hay hoa đào ở logo, khán giả càng thấy nôn nao vì không khí Tết. Phát thanh viên cũng ăn mặc đẹp hơn và dường như họ cũng cười nhiều hơn như phần đông mọi người ngoài đời vào ngày xuân về. Có lẽ đó là vì Tết luôn mang đến niềm vui, nụ cười, và những niềm vui, nụ cười đó được nhân thêm, lan tỏa.
Ý nghĩa truyến thống của Tết Nguyên Đán xưa còn đậm đặc, khó quên ở chỗ, các đài truyền hình rất chú trọng việc kết thúc các chương trình dài tập vào ngày cuối năm, nhất là chương trình “đinh” thu hút khán giả như phim truyện. Do đó, gần Tết, các đài thường chọn chiếu phim bộ ngắn (16-20 tập) chứ không phát phim dài tập để có thể cân chỉnh thời gian chính xác.
Tôi nhớ vào năm 1999, giáp Tết, khung chương trình chiếu phim tối của Đài phát thanh- truyền hình Đ. chiếu phim bộ của TVB Hong Kong “Sân khấu muôn màu” 20 tập. Đến tối 29 Tết, phim vẫn còn mấy tập cuối, nhà đài liền thông báo lịch chiếu đột xuất các tập phim này vào xế trưa 30 Tết. Khán giả hơi ngạc nhiên và dù tất bật nhưng cũng vui vẻ tranh thủ đón xem phim vào khung giờ được đổi vào hôm sau.
Khán giả dễ thông cảm đâu chỉ vì lúc ấy thiếu phương tiện giải trí, mà vì trong suy nghĩ chung, mọi người đều coi việc kết thúc trọn vẹn những việc của năm cũ để chuẩn bị tạo ra điều mới mẻ vào đầu năm mới là rất quan trọng. Quan trọng với tất thảy mọi người. Huống hồ khán giả biết rằng nhà đài sẽ cống hiến những chương trình đặc sắc mà ai cũng mong chờ vào mấy ngày sắp tới. Tết là thời gian máy thu hình tại các gia đình chạy hết công suất, những người làm truyền hình cũng làm hết sức để phục vụ khán giả.
Tết xưa, khi mọi người có nhiều thời gian quây quần bên nhau, truyền hình đâu chỉ là phương tiện nghe nhìn mà những chương trình đặc sắc, vui tươi còn giúp mọi người gần nhau hơn, tăng thêm sự kết nối tình cảm, cảm xúc của các thành viên gia đình.
Thời nay, mỗi người có thể chọn “ thế giới” thông tin, giải trí riêng trên màn hình điện thoại thông minh, máy tính bảng. Truyền hình vì thế không còn vị thế cao nhất như ngày xưa nhưng vẫn là lựa chọn của số đông khán giả. Nhắc đến Tết, bên cạnh mâm ngũ quả, dưa hấu, thịt kho hột vịt, bánh tét, cành mai…, không thể thiếu chương trình Tết trên truyền hình – món ăn tinh thần đặc biệt của nhiều người Việt mỗi dịp năm mới.
Phát hiện bất ngờ về tình yêu và mối liên kết sinh học đặc biệt giữa vợ chồng
Tình yêu không phải là cảm xúc nhất thời, nó là tổng hoà của rất nhiều thứ. Ở năm thứ 14 của cuộc sống gia đình, em tự nhiên thấy rất đặc biệt khi nhận ra mối liên kết sinh học đã hình thành từ lúc nào đó mà mình không biết!
Năm thứ 14 kể từ khi về cùng nhà, em chợt cảm nhận được một mối liên kết mới: liên kết sinh học. Không chung huyết thống, nhưng chắc chắn về mặt sinh học đã có những gắn kết vô hình xảy ra, khiến tự nhiên có cảm giác đối phương là một phần liên kết với mình.
Từ dòng điện sinh học, hơi thở, mùi hương, đến cả hệ vi khuẩn cộng sinh cũng là cùng 1 quần thể... nên nhiều khi chẳng cần làm gì cả, chỉ cần hít hà mùi nhau cũng cảm thấy yên tâm, yêu thương, đủ đầy.
Năm thứ 14 kể từ khi về cùng nhà, tôi chợt cảm nhận được một mối liên kết mới: liên kết sinh học
Cũng chẳng biết từ bao giờ mà một người chẳng liên quan gì về mặt huyết thống lại trở nên thân thiết gắn bó hơn tất cả với người còn lại, để rồi bao nhiêu thứ được tạo dựng nên trên mọi nền tảng từ xã hội đến kinh tế, tư tưởng, và cả sản phẩm sinh học là một thế hệ mới với những cá thể là sự kết hợp của 2 nguồn gen, 2 dòng máu; là tâm điểm của mọi sự quan tâm chú ý về mặt thần kinh, thể dịch và mọi tương tác vật lý khác.
Đứng trên góc độ khoa học khách quan nhìn nhận thì nó buồn cười và khô cứng như thế, nhưng lại thấy cả một sự diệu kì của khái niệm mà chưa nhà khoa học nào định nghĩa đầy đủ: tình yêu!
Người ta ví tình yêu như một ngọn lửa: Sau giai đoạn nhen nhóm, nó bùng cháy lên và rồi khi nguyên liệu cạn kiệt thì nó dần dần thoái trào và chỉ còn tàn đóm. Nhưng em không nghĩ vậy! Em cho rằng đó là cảm xúc.Cứ yêu nhau, quan tâm nhau, học cách hiểu nhau, và bên nhau vui vẻ như này là được!
Xét trên khía cạnh khoa học, một cảm xúc mạnh dù tích cực hay tiêu cực nếu kéo dài quá lâu sẽ trở thành bệnh lý, nên cơ chế tự vệ của cơ thể là sẽ quen dần với những kích thích cùng loại để điều hoà, duy trì trạng thái cân bằng cho cả thần kinh và thể dịch. Chính vì thế cảm xúc có đồ thị diễn biến theo hình chuông úp hoặc hình Sin.
Còn tình yêu không phải một cảm xúc nhất thời, nó là tổng hoà của rất nhiều thứ, nó là nguyên nhân cũng là kết quả, là thứ gắn kết con người với nhau vượt ra ngoài cả khuôn khổ của cảm xúc. Bởi thế có những người ngay cả khi vì một lý do nào đó khiến không còn trí nhớ thì vẫn có những phản ứng đặc biệt với người họ yêu!
Mà nếu như tình yêu là một ngọn lửa thật thì người ta hoàn toàn có thể duy trì nó bằng cách tiếp thêm nhiên liệu. Cái gì cũng thế, chăm chút, dành tâm huyết thì mới nuôi dưỡng, duy trì được!
Quay trở lại với mối tương tác, rõ ràng trong các loại gắn kết lý- hoá- sinh thì gắn kết sinh học sẽ có tính bền vững hơn, bởi nó được tạo nên từ hàng tỷ liên kết vật lý, hàng tỷ liên kết hoá học và cả những thứ mà em chắc nó vượt ra ngoài tầm nhận thức hiện nay của em về mặt khoa học.
Ở năm thứ 14 của cuộc sống gia đình, tự nhiên em thấy rất đặc biệt khi nhận ra mối liên kết sinh học đã hình thành từ lúc nào đó mà mình không biết! Mà thôi kệ mấy cái suy tư khoa học ấy đi, cứ yêu nhau, quan tâm nhau, học cách hiểu nhau, và bên nhau vui vẻ như này là được!
Nhức mắt khi nhìn gã đàn ông cơ bắp đỡ tạ cho vợ, còn dán vào sát sạt Tôi thấy khó chịu khi vợ mặc mát mẻ đến những nơi đông đúc đàn ông con trai, đặc biệt là cánh đó cũng thường cởi trần khoe body. Vợ chồng tôi đều là nhân viên văn phòng, lương của tôi là 12 triệu, của vợ 10 triệu. Tôi biết mức lương này của đàn ông là thấp nhưng công việc này tôi...