Có ai làm chồng mà khổ như tôi không?
Mỗi ngày trôi qua với tôi bây giờ chẳng khác gì địa ngục. Nơi bình yên nhất lại chính là nơi tôi cảm thấy sợ mỗi khi nghĩ đến nó. Tôi sợ về nhà, sợ chứng kiến cảnh cãi vã, xô xát giữa 3 người phụ nữ: mẹ – vợ – ô sin.
ảnh minh họa
Nghe ra thì thật nực cười và không ít người lại đặt câu hỏi vì đa phần như những người đàn ông khác thường khốn khổ khi ở giữa hai làn đạn mẹ chồng – con dâu chứ có mấy ai phải phải sống trong cảnh xâu xé của 3 người đàn bà?
Nhìn lại quãng thời gian đã chịu đựng, tôi giật mình và thấy phục sự chịu đựng của bản thân mình. 2 năm qua tôi đã phải sống giữa 3 “làn đạn”. 2 năm qua tôi chưa một ngày nào được hưởng trọn vẹn một ngày bình yên trong căn nhà nơi gia đình tôi đang sống. Tôi cũng không thể tin nổi mình đã vượt qua quãng thời gian khốn khổ đó và sẽ còn phải tiếp tục sống trong cảnh đó đến bao giờ nữa. Bế tắc nhưng tôi không thể tìm ra lối thoát. Bỏ mẹ thì tôi mang tiếng bất hiếu, bỏ vợ, con thì mang tiếng bất nghĩa, bỏ ô sin thì không có ai thay tối quán xuyến toàn bộ công việc nhà cửa.
“Cuộc chiến” khốc liệt khiến tôi kiệt quệ từng ngày bắt đầu xảy ra từ khi tôi cưới vợ. Bố tôi mất sớm, 2 chị gái đi lấy chồng và định cư tại nước ngoài. Tôi và mẹ sống với nhau rất tình cảm. Tôi những tưởng khi mình có vợ thì nhà sẽ có thêm người, gia đình sẽ có thêm nhiều niềm vui. Thế nhưng, mọi chuyện diễn ra không như những gì tôi tưởng tượng. Kể từ ngày có người thứ 3, tức là vợ tôi về sống chung thì sự bình yên, tiếng cười đã tắt ngấm thay vào đó là những lời cạnh khóe, nhiếc móc, những trận “khẩu chiến” không có hồi kết giữa mẹ và vợ tôi.
Họ cãi nhau không biết điểm dừng và không biết mệt. Cãi chán thì quay ra trách cứ, khóc lóc và tất cả chỉ đổ vào tôi – người đứng ở giữa phải chịu trận. Mỗi bản thân tôi là cảm thấy quá mệt mỏi và chán ngán.
Vợ tôi là con út trong một gia đình khá giả. Từ bé đến lớn cô được bố mẹ, anh chị chiều chuộng và ít khi phải làm việc nhà. Khi yêu, mẹ tôi đã ra sức ngăn cấm nhưng vì yêu tôi vẫn kiên quyết cưới và hi vọng đến khi làm vợ, làm mẹ tự bản thân cô ấy sẽ thay đổi.
Mẹ tôi là mẫu hình của một người phụ nữ truyền thống, phong kiến, cổ hủ và rất hay giận dỗi. Bà vốn rất có ác cảm với vợ tôi – cô con dâu tuổi teen, suốt ngày váy ngắn hở trên lộ dưới, móng tay xanh đỏ.
Ngay trong đám cưới – ngày vui nhất của cuộc đời của một thằng đàn ông thế mà chân tôi đã bị bầm tím vì gót giày của vợ. Mỗi lần cô ấy cô ấy tức mẹ chồng vì bắt phải ra chào khách của bà trong lúc cô ấy đang vui vẻ với đám bạn thì thể nào cũng cấu véo, giẫm lên chân chồng cho hả giận. Đã thế, mẹ tôi cũng chẳng vừa, lườm nguýt tôi vì tức con dâu không biết nghe lời, không tiếp khách của bà chu đáo. Tôi góp ý vợ chẳng thèm nghe còn bảo tôi là bênh mẹ. Tôi xin lỗi mẹ thì bà hờn dỗi bảo tôi không biết chọn vợ.
Đến tối về nhà, ngay trong đêm tân hôn mẹ và vợ tôi đã xảy ra cuộc cãi vã nảy lửa vì một lí do vớ vẩn. Chuyện là, phòng tắm trong phòng ngủ của hai vợ chồng tôi đúng hôm đó lại bị hỏng đường nước nên vợ tôi phải xuống tầng 1 để tắm. 12g đêm, đang lúc hai vợ chồng chuẩn bị tận hưởng đêm tân hôn ngọt ngào thì nghe tiếng gõ cửa liên hồi. Tôi mở cửa thì mẹ tôi mặt hằm hằm, lao thẳng vào giường ném bộ đồ lót của vợ tôi lên người cô ấy và mắng té tát: “Con dâu gì mà luộm thuộm thế, đồ lót tắm xong vứt bừa lung tung, nhìn ngứa hết cả mắt”.
Vợ tôi gân cổ cãi: “Con mệt, con để trong phòng tắm rồi ngày mai cho vào máy giặt. Nhà mỗi chồng con là đàn ông sao phải ngại. Mẹ ghét con dâu nên thích phá đám chúng con thì có”. Mẹ tôi tức giận trừng mắt: “Đồ mất nết” rồi hậm hực lao ra đóng mạnh cửa phòng. Thế là cả đêm đấy thay vì được hưởng hạnh phúc thì tôi lại phải tìm mọi cách dỗ dành cô vợ đỏng đảnh. Cô ấy khóc lóc ầm ĩ rồi đòi bỏ tôi về nhà mẹ đẻ. Tôi van nài và hứa sẽ góp ý với mẹ vào sáng hôm sau thì lúc đó cô ấy mới chịu đi ngủ.
Và từ đó cho đến những chuỗi ngày sau không một ngày nào tôi được yên thân với mẹ và vợ. Từ khi có con dâu mẹ tôi luôn mồm kêu mệt, ốm và không làm bất cứ việc gì. Tôi hiểu ý mẹ muốn tìm cách để buộc vợ tôi phải lo toan toàn bộ việc nhà. Thế nhưng, vợ tôi thuốc tuýp người hưởng thụ và quen sống trong sự bao bọc, hầu hạ nên cô ấy nhất quyết không động chân động tay vào bất cứ việc gì. Cô ấy lấy lí do bận công việc và sắp sinh em bé (lúc này vợ tôi mang bầu 5 tháng) và bảo tôi là tìm ô sin.
Tôi cũng nhất trí và nhờ mẹ vợ tôi đã thuê được một cô ô sin hơn vợ tôi 5 tuổi. Để giữ người và phòng việc ô sin hay dở chứng nghỉ giữa chừng nên tôi làm hợp đồng 6 tháng. Cứ tưởng có người giúp việc thì mọi chuyện trong nhà sẽ ổn thỏa hơn, mối mâu thuẫn giữa mẹ và vợ cũng đỡ căng thẳng hơn nhưng tôi đã nhầm. Từ cái cổ hai tròng tôi lại tự đeo thêm một cái tròng nữa. Đúng là khốn khổ.
Video đang HOT
Ô sin là do vợ tôi thuê nên bắt làm theo lệnh của cô ấy. Thế nhưng mẹ tôi nhìn thế càng ngứa mắt và tìm mọi cách để hạnh họe và làm ngược lại những gì con dâu chỉ bảo. Sáng ra, vợ tôi bảo ô sin đi chợ mua cá nấu canh chua cho bữa tối. Nhưng chiều về lại không thấy cá đâu vì ô sin bảo bà bắt phải mua cua đồng nấu canh, bà chán ăn canh cá. Vợ tôi ấm ức quát mắng ô sin ầm ĩ, không biết nghe lời chủ. Mẹ tôi nghe thế lại giận dỗi vì bị con dâu cạnh khóe nên bỏ không thèm ăn cơm.
Vợ tôi từ khi thuê người thì giao phó hết việc nhà cho giúp việc để cô ấy có thời gian tung tẩy cà phê với bạn bè. Tất nhiên cô ấy không quên việc trêu tức mẹ chồng mỗi ngày. Vào ngày rằm, mồng 1 biết mẹ chồng ăn chay thì cô bảo giúp việc mua bao nhiều gà, tôm, cua cá về để đầy tủ lạnh. Mẹ tôi lại tìm cách “trả thù” bằng việc thu hết mấy bộ đồ ngẵn cũn cỡn của con dâu và vờ như không biết gì. Thế là ô sin lại phải đứng ra chịu tội vì bừa bãi làm mất đồ của cô chủ.
Một hôm, mới 6 g sáng mà tôi đã nghe mẹ gào ầm ĩ dưới bếp. Chạy vội xuống thì thấy ô sin đang khóc lóc vì nghe lời cô chủ chuyển hết bát đũa lên tầng cao nhất của tủ bếp nên khiến mẹ tôi suýt ngã. Vợ tôi nhìn thấy cảnh đó tỏ vẻ đắc thắng rồi bước thẳng lên phòng ngủ tiếp. Mẹ tôi biết con dâu chơi xở mình nê khóc lóc bảo rằng con dâu ác độc muốn hại chết bà. Cô ô sin trẻ thì vùng vằng đòi nghỉ việc. Ô sin thấy ấm ức và không biết nghe theo lệnh của ai nên lại quay ra dằn hắt tôi, bảo tôi lừa cô ta làm hợp đồng để cho mẹ và vợ thay nhau hành hạ, làm tình làm tội. Cô ta còn bảo nếu không chịu giải quyết mối bất hòa trong gia đình thì cô ấy đòi tiền gấp đôi theo như thỏa thuận trong hợp đồng và không làm nữa. Tôi công nhân cô ta khổ thật, vợ và mẹ tôi xem ô sin như quả bóng để đá quá đá lại cho bõ tức.
Nhưng nhà tôi không thể không có ô sin dù chỉ một ngày. Chợ búa, cơm nước, con cái ai gánh vác? Tôi không thể nghỉ việc ở nhà làm nội trợ được. Có người làm mà nhà còn loạn như thế này, đến nước không có ai làm cho thì không hiểu ra thể thống gì. Con đói ai cho ăn? Cơm nước cho mẹ già ai lo? Thế là tôi phải nịnh nọt tăng lương và hứa sẽ bảo vợ và mẹ tôi bớt hành ô sin. Nhưng mọi chuyện lại đâu vào đấy, chẳng ai chịu nhường ai, chẳng ai chịu thừa nhận mình sai. Và tôi lại phải chịu trận, mẹ già thì nay đau chỗ này mai đau chỗ kia, đổ tội vì con dâu ăn “hành hạ”; vợ thì kêu khổ, kêu hết tiền, ca thán mẹ chồng khó tình; còn giúp việc ngày nào cũng xin nghỉ.
Đến khoản nuôi con, chăm cháu mẹ và vợ tôi cũng tìm mọi cách để thống trị và tỏ rõ uy quyền. Chỉ tội cho thằng con 9 tháng của tôi nôn trớ như cơm bữa. Sáng vợ bảo ô sin cho ăn cháo thịt thì bà bắt ăn cháo cá để tăng trí thông minh. Vợ tôi đi làm về thấy thế thì ấm ức, mắng ô sin và bắt làm cháo thịt cho con ăn bù. Thế là nhồi vừa được thêm nửa bát cháo thì nôn trớ sạch. Ô sin khóc vì bị cô chủ mắng tội không biết chăm em, còn mẹ tôi chê con dâu đoảng, không biết chăm con, làm tội cháu bà.
Tôi mắng vợ thì cô ấy bảo tôi về phe mẹ để chèn ép cô ấy. Cô ấy bảo sẽ li hôn để tôi được thoải mái báo hiếu mẹ. Tôi lựa lời nói với mẹ hi vọng bà thông cảm, xuống nước thì bị bà mắng tới tấp vì tội bám váy vợ, để vợ ngồi lên đầu rồi bà lại khóc lóc vì con bất hiếu, bà còn đòi vào viện dưỡng lão để ở và coi như không có đứa con trai như tôi. Ô sin thấy tình hình căng thẳng nên kiên quyết đòi lấy tiền để đi làm cho nhà khác. Đầu tôi như muốn nổ tung vì áp lực công việc, stress chuyện gia đình.
Tối hôm qua, trước khi đi ngủ vợ tôi đã ra tối hậu thư, hoặc là phải ra ở riêng, hoặc cô ấy sẽ li thân đưa con về nhà ngoại một thời gian để tôi suy nghĩ chọn mẹ hoặc chọn vợ.
Một bên là mẹ, một bên là vợ, con. Tôi không thể bỏ vợ vì vẫn còn yêu và phải có trách nhiệm với đứa con. Tôi cũng không thể đành lòng để cho mẹ phải thui thủi một mình ở cái tuổi gần đất xa trời. Nhưng nếu cứ sống cảnh chung chạ, cãi lộn nhau như cơm bữa thế này chắc tôi phát điên lên mất. Tôi phải giải quyết như thế nào để ổn thỏa mọi bề đây?
Theo Megafun
Đàn ông cạn tình dở muôn chiêu bỉ ổi
Khi yêu thì đầu gối tay ấp, đến khi hết yêu thì đàn ông có thể trở mặt đến khó tưởng tượng.
Tình hết, nghĩa cũng chẳng còn
Sau giai đoạn tìm hiểu kỹ càng, yêu đương tha thiết, bên nhau nghĩa tình đầy vơi, Anh Quang và chị Yến mới quyết định làm đám cưới.
Khi ấy nghèo vì cùng là công nhân, lương chỉ đủ ăn, anh vẫn cố gắng cần mẫn với công việc, còn chị thì nhặt nhạnh chắt chiu lo cho tổ ấm nhỏ. Qua một thời gian tay nghề của anh vững vàng hơn, được cất nhắc làm tổ phó, tổ trưởng rồi lên dần phó phòng phụ trách sản xuất. Chị khi ấy công việc cũng khá ổn, họ có con gái đầu lòng, ai nấy cùng hả hê hạnh phúc.
Có tí chức sắc anh bắt đầu kiếm cớ cần phải biết đối trên, xử dưới, họp mặt tụ tập với các sếp và khách hàng, rồi thi thoảng lại liên hoan với anh em trong xưởng suốt. Thời gian dành cho gia đình cứ hạn hẹp, co kéo dần, vợ con với anh trở nên xa cách.
Giờ đây anh quá bận rộn khi hàng ngày được tiếp xúc với các em nhân viên trẻ đẹp, non mỡn, những kẻ luôn mến mộ tài năng của người anh hùng đi lên từ đôi bàn tay trắng, giờ nổi tiếng khắp nơi, là một trưởng phòng xử trí tình huống tuyệt vời, cùng bao nhiêu những cải tiến được ghi nhận và ứng dụng trong toàn nhà máy.
Với tình yêu thương từ xưa của cô gái trẻ dành cho mối tình đầu, với sự tinh tế, nhạy cảm của một người vợ, người mẹ, không khó để chị nhận ra sự thay đổi trong anh, tuy nhiên chị vẫn điềm đạm, kiên nhẫn nhỏ nhẻ khuyên anh hãy quên đi những phù phiếm, để quay về với gia đình, song anh không đếm xỉa đến những lời nhẹ như bấc ấy. Anh nhanh chóng chọn cho mình một cô nhân tình bé bỏng, rồi tha hồ bỏ bê vợ con, lại còn về hạnh họe xét nét đủ kiểu.
Mãi như thế khiến chị vô cùng chán song vẫn cố nhịn, quá nản với tính gan lỳ cố gắng giữ cho con mái ấm của vợ, anh liền thẳng tay viết đơn ly hôn, yêu cầu chị ký, chị nén nhục nhất quyết không ký. Sau thấy chồng làm quá chị bèn quát "Vậy anh hãy bồi thường tuổi thanh xuân cho tôi", chị những mong cố khơi gợi nơi anh bao vất vả hai người từng trải qua bên nhau, vậy mà anh giờ thì không thiếu gì tiền, nên gật luôn, bảo chị ra giá, chị ngỡ ngàng và bất ngờ song cũng đành gạt đi sỹ diện, yêu cầu một số đủ an ủi hai mẹ con, cũng vì biết thừa có muốn sống với anh cũng chẳng thể yên ổn, thôi đành buông tay và mang theo ít kinh tế mà nuôi con cho đỡ khổ cực.
Anh chấp nhận ngay con số ấy và buộc chị ký vào đơn rồi sẽ chuyển tiền, chị đòi anh chuyển trước, hai bên giằng co nhau. Anh lạnh lùng soạn cả một bản thỏa thuận, trừ trước tính sau thật chi li. Chị khóc ngất khi đọc những dòng ấy. Rồi anh ta đi chuyển tiền, không quên vênh váo rêu rao với nhiều người hòng sỉ nhục chị.
Sau đó ít lâu, chị xin nghỉ việc, ôm con trở về thuê nhà sống gần bố mẹ đẻ, hai mẹ con ở với nhau mà tủi phận, nghĩ thương con bé ngày trước thì cứ rung rinh váy áo, hết được bố ôm đến mẹ nựng, giờ thì phải chịu sự xa cách, thiếu thốn tình cảm. Bởi đang say men tình nên đến cả con ruột anh ta cũng chẳng còn thiết tha ngó ngàng gì nữa.
Chị hiểu rằng vợ chồng khi tình đã hết, thì cái nghĩa cũng chẳng còn gì.
Hết yêu, kể công nuôi nhau
Thủy về phòng trọ, sững người khi thấy một cô gái mặc váy thướt tha đang xách túi bước ra. "Sao em lại về giờ này? Đây là Mai, bạn học cùng cấp 3 với anh ngày xưa", Hùng luống cuống giới thiệu.
Trong lúc Thủy tròn mắt ngạc nhiên thì cô gái kia đã chào về. Nhìn chiếc áo xộc xệch Hùng mặc, chiếc ga trải giường nhăn nhúm, Thủy giận sôi người: "Anh không phải giới thiệu, tôi không ngu đến mức không biết anh đang diễn trò gì đâu". Thế rồi một trận chiến nảy lửa đã xảy ra.
Thủy dọn về sống cùng Hùng từ khi cô học năm thứ 2 đại học. Suốt 4 năm sống với nhau, mọi chi tiêu, sinh hoạt của hai đứa đều do Hùng lo hết, bởi đến nay dù đã ra trường được 2 năm nhưng công việc của Thủy vẫn chưa đâu vào đâu.
Dù vậy nhưng chưa bao giờ Hùng tỏ ra chán nản hay than vãn việc phải nuôi Thủy. Bởi thế, tận mắt chứng kiến Hùng dẫn gái về phòng, Thủy quá sốc. Hôm ấy, sau khi cãi nhau, Hùng bỏ đi không về. Thủy nằm trong phòng khóc hết nước mắt.
Sau một hồi truy tìm, Thủy cũng biết cô gái kia đúng là bạn cấp ba của Hùng thật. Nhưng trớ trêu thay, đó cũng chính là mối tình đầu của Hùng. Mới đây, trong một lần đi đám cưới bạn, Hùng đã gặp lại người yêu cũ...
Hôm sau Hùng về, Thủy không ngừng đay nghiến anh chuyện lên giường với người yêu cũ. Mới đầu, anh mặc cho Thủy vừa nói vừa gào khóc. Sau anh quát lớn: "Tôi nuôi cô suốt 4 năm trời, đó là diễm phúc cho cô mà cô không biết à? Cô không thích nữa thì cuốn xéo đi. Rời tôi ra, liệu cô có kiếm nổi vài nghìn mua bánh mì cầm cự qua ngày không?" Thủy điếng người. Không thể tin được người đàn ông từng yêu cô say đắm, từng nâng niu từng bước chân cô lại có ngày trở mặt như trở bàn tay thế.
Thủy dọn đến ở nhờ cô bạn thân. Lúc nào cô cũng ủ ê, khóc lóc khi nghĩ đến những lời lẽ của Hùng. Thấy Thủy suy sụp tinh thần, cô bạn thân quyết lôi Thủy ra khỏi nhà. Hai đứa rẽ vào khu phố trà chanh tấp nập vẫn thường ngồi.
Quán rất đông và ồn ào. Ngồi ngay cạnh một đám con trai ăn nói thô lỗ, Thủy và bạn nghe rõ câu chuyện của nhóm này: "Nó biến rồi. Tao chửi mãi nó mới chịu đi, bám nhằng nhẵng", "Không tiếc à, em ấy &'ngon' thế, 4 năm mày có chán đâu, giờ dở chứng. Liệu chừng con Hoạn Thư ấy đang tìm mày cho uống axit đấy", "Trông vậy thôi, &'tậm tịt' lắm. Nó có axit, tao còn có hàng nóng cơ. Vẫn còn cái quần chip với ít tóc của nó, thằng nào thích check hàng tao gửi cho"...
Cả đám cười hô hố, Thủy thì tái mét mặt khi nhận ra "cái thằng" đang thao thao bất tuyệt kia lại chính là Hùng. Không có axit nhưng sẵn ca trà đá trong tay, cô đứng dậy hất thẳng vào mặt Hùng trong sự nhớn nhác của cả đám đông.
Vợ khó khăn, chồng "cuỗm" hết tài sản bỏ đi
Ngày anh Chiến cầu hôn, chị Hường mừng rơi nước mắt. Trước khi nhận lời yêu, chị kể hết với anh chuyện trót "lầm lỡ" với người yêu đầu. Nhưng thật bất ngờ, anh không một chút do dự mà chỉ động viên: "Chỉ cần hiện tại em yêu anh và tương lai chúng ta thương yêu nhau là đủ. Những chuyện quá khứ, em đừng bận tâm nữa". Hai tháng sau, anh chị tổ chức đám cưới.
Nhà chị khá giả, trong khi anh Chiến là trai tỉnh lẻ nên mẹ chị đã mua tặng hai vợ chồng một căn hộ chung cư rộng rãi. Anh làm cho một viện nghiên cứu, đồng lương ba cọc ba đồng song đổi lại, công việc nhàn nhã. Đi làm được vài năm, chị chung vốn với anh bạn mở một công ty nhập khẩu đồ cũ. Kinh tế trong nhà phất lên ầm ầm, một tay chị quán xuyến mọi việc từ chuyện cơm nước đến kiếm tiền.
Suốt 10 năm sống bên nhau, chưa bao giờ anh đả động đến chuyện lầm lỡ trước kia của vợ. Bởi thế, chị càng yêu quý và tôn trọng anh hơn.
Đột nhiên tai họa ập xuống gia đình chị. Anh bạn làm ăn chung đầu tư chứng khoán bị thua lỗ, đã ôm hết tiền công ty bỏ đi. Đúng dịp đó, chuyến hàng cuối cùng cũng mất trắng do tàu gặp nạn. Chị định bán hai suất đất đi lấy vốn làm ăn, anh đùng đùng nổi giận: "Cô không coi tôi là cái gì trong nhà này à? Việc làm ăn của cô tôi không can dự, nhưng chuyện nhà cửa, đất đai là do tôi quyết định". Anh giữ khư khư đống giấy tờ nhà đất, mặt hằm hằm sát khí.
Toàn bộ tài sản trong nhà đều là tiền chị kiếm được, đồng lương của anh chỉ đủ tiêu vặt, vậy mà giờ anh quay ra đòi "quyền lực".
Xưa nay, anh chẳng biết đến chuyện làm ăn của chị, chỉ trừ những lúc chị mang tiền về hoặc mua đất, mua xe, giờ thấy tiền trong nhà cứ "đi" ầm ầm, anh không tin nổi: "Cô mang tiền đi đâu, hay là đi cho cái thằng đấy (anh bạn làm ăn chung). Suốt ngày dính lấy nhau, đã ăn nằm mòn da mòn thịt chưa chán sao giờ còn định bán cả nhà này đi cho nó rồi đẩy tôi ra đứng đường hả? Cái ngữ một nách hai con, nhăn nhúm như cô chỉ có các tiền trai nó mới sờ tới".
Chị Hường chết lặng. Đang rối tung vì chuyện tiền nong, nhưng điều khiến chị đau đớn hơn cả là người đàn ông chị đầu ấp tay gối bao nhiêu năm nay, chị tin tưởng là thế, mà khi chị khó khăn lại quay ra nghi chị ngoại tình, mang tiền cho trai.
Quá tức giận, chị mới nói thẳng với anh rằng tất cả tài sản trong nhà đều do mình chị kiếm được. Anh tím tái mặt mày: "Cô tưởng cô có tiền mà lên mặt, cưỡi lên đầu tôi à? Tiền thằng này không cần. Cô cứ ý cô thì ly hôn luôn".
Nói rồi anh bỏ đi thật. Việc kinh doanh không thể bỏ mặc, chị lục tìm đống giấy tờ nhà đất và xe ô tô định đi bán để cứn vãn công ty song toàn bộ giấy tờ đã không còn trong két sắt nữa.
Bần thần cả người, giờ chị mới thấy mình quá dại dột. Tất cả số tài sản ấy, trước đây anh đều nói để anh đứng tên vì "em làm ăn bấp bênh, anh dù sao cũng là công chức Nhà nước, lỡ xảy ra chuyện gì thì nhà mình vẫn còn số tài sản này".
Theo VNE
Đàn ông và nỗi lo "ăn ốc - đổ vỏ" Chính bởi tâm lý trước khi cưới vợ có người đàn ông khác, nhất là sau đó một hơn một tháng thì vợ anh có bầu, nên cứ mỗi lần nhìn con là Khánh nghi ngờ mình trở thành kẻ "đổ vỏ". Sao con không giống bố? Yêu nhau 5 năm mới cưới, Khánh và Chi đã có với nhau một cậu con...