Có Agribank sát cánh, nông dân Đại Lộc vững tâm sản xuất
Những năm qua, Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (Agribank Đại Lộc) đã chủ động ung cấp vốn tín dụng cho người dân để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần đưa diện mạo ở vùng quê Đại Lộc khởi sắc hơn.
Ưu tiên vốn cho nông nghiệp
Ông Nguyễn Quyền – Giám đốc Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Đại Lộc chia sẻ, trong những năm qua, Agribank Đại Lộc đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền các xã đẩy mạnh tuyên truyền Nghị định 55 cùng các dịch vụ tiện ích của hệ thống ngân hàng nông nghiệp xuống khu dân cư, hộ gia đình, phân công cán bộ bám địa bàn, chủ động tư vấn, hướng dẫn cho người nông dân các thủ tục vay vốn, cách sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả.
Nhờ đó, đến nay 100% số xã, thị trấn trong huyện Đại Lộc đều có thành lập ban chỉ đạo vay vốn và phát huy được hiệu quả công việc.
Với thủ tục nhanh chóng, nguồn vốn phát huy hiệu quả đã giúp bà con nông dân yên têm đến với Agribank Đại Lộc. Ảnh: T.H
“Những năm gần đây, hoạt động tín dụng trên địa bàn Đại Lộc diễn ra khá sôi động, trong đó Agribank Đại Lộc luôn xác định bám chắc định hướng phát triển kinh tế của địa phương để cho vay tại 17 xã và 1 thị trấn. Các nguồn vốn vay của người dân chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay Agribank Đại Lộc chiếm trên 70% thị phần tín dụng trên địa bàn” – ông Quyền chia sẻ.
Video đang HOT
Với phương châm “bám sát dân, hiểu dân, gần dân” nên những năm qua Agribank Đại Lộc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng nguồn vốn huy động đến 31.12.2016 đạt 901,5 tỷ đồng, dư nợ nội tệ đến đạt 451 tỷ đồng. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 269,3 tỷ đồng, trung hạn đạt 181,7 tỷ đồng. Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn đạt 420 tỷ đồng, cho vay chương trình nông thôn mới 40 tỷ đồng. Nhìn chung tình hình dư nợ đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, nguồn vốn đã đáp ứng tốt nhu cầu vay của người dân trên toàn địa bàn huyện Đại Lộc.
Các nguồn vốn vay của người dân chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay Agribank Đại Lộc chiếm trên 70% thị phần tín dụng trên địa bàn”. Ông Nguyễn Quyền
Sát cánh cùng nông dân
Ông Nguyễn Văn Vĩ – Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh Ngân hàng NNPTNT chi nhánh Đại Lộc cho biết, thời gian qua, bà con nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc nhờ tiếp cận nguồn vốn vay nhanh chóng, kịp thời của ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Ngân hàng bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của huyện để từ đó có định hướng đầu tư thích hợp cho bà con nhân dân. Bên cạnh đó, việc phân công cán bộ nắm địa bàn, chủ động tư vấn, hướng dẫn cho người dân các thủ tục vay vốn, cách thức sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả luôn được đơn vị đặc biệt quan tâm” – ông Quyền chia sẻ.
Ngoài đóng góp cho phát triển kinh tế, AgribankĐại Lộc luôn tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Chi nhánh đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng với các chương trình như: Xây dựng nhà ở, trạm y tế, trường học; chương trình bảo trợ trẻ em; Tết vì người nghèo và nhiều chương trình khác… góp phần cùng địa phương thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.
“Trong thời gian tới, Agribank Đại Lộc sẽ tiếp tục bám sát định hướng phát triển của địa phương để tiếp tục đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn để người nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Agribank Đại Lộc sẽ luôn là người bạn đồng hành giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng” – ông Quyền nhấn mạnh.
Theo danviet
Trồng dưa lê thơm, cải thiện cuộc sống
Hội Nông dân (ND) tỉnh Thanh Hóa vừa triển khai xây dựng mô hình "Trồng dưa lê thơm cao cấp" giúp nhiều hộ nông dân xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thu nhập cao
Tham gia mô hình có 20 hộ với tổng diện tích 15.000m2. Các hộ tham gia được Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội ND tỉnh) chuyển giao kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón, vật tư. Để có thể nhân rộng mô hình, khi tổ chức tập huấn, ngoài các hộ thuộc dự án, nông dân trong xã và các xã lân cận có điều kiện và nhu cầu trồng dưa cũng được tiếp thu kỹ thuật canh tác. Sau 3 tháng triển khai, dưa dê đạt năng suất 2,1- 2,4 tấn/sào (500m2), chất lượng thơm ngon, ngọt đậm, quả to đều. Với giá thu mua của doanh nghiệp tại ruộng là 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 6-7 triệu đồng/sào.
Đoàn cán bộ Hội ND tỉnh Thanh Hóa đánh giá mô hình trồng dưa lê thơm cao cấp ở xã Quảng Lợi (Quảng Xương). Ảnh: Hồng Đức
Hiện nay, Hội ND tỉnh Thanh Hóa mới kết nối được với một vài doanh nghiệp thu mua dưa lê thơm cho các hộ tham gia mô hình. Về lâu dài, rất cần sự "góp sức" của các cấp chính quyền địa phương để cùng lo khâu tiêu thụ sản phẩm cho bà con". Bà Hà Thị Lan Hương
Ông Lê Duy Hùng, xã Quảng Lợi chia sẻ: "Gia đình tôi trồng 2 sào dưa lê thơm. Hôm đánh giá tổng kết mô hình có rất đông người đến mua vì chất lượng dưa hơn hẳn các loại dưa truyền thống trước đây đã trồng ở địa phương. Sau khi thu hoạch, hạch toán chi li, dưa lê thơm cho lãi gấp cả chục lần so với trồng lúa...".
Băn khoăn thị trường lâu dài
Hộ bà Cao Thị Lan, xã Quảng Lợi cũng trồng 3 sào dưa lê thơm cho năng suất khá cao. Tuy phấn khởi, nhưng bà Lan không giấu vẻ băn khoăn: "Đây là vụ đầu tiên nên sản lượng dưa lê thơm có hạn. Hơn nữa, trong quá trình canh tác, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, bà con làm đúng quy trình nên chất lượng đảm bảo. Sau này, nếu diện tích trồng dưa này tăng lên nhiều lần, lúc đó đầu ra cho sản phẩm sẽ như thế nào?".
Tương tự, ông Lê Ngọc ánh - Chủ tịch Hội ND xã Quảng Lĩnh cũng bày tỏ: "Đầu ra cho dưa lê thơm vẫn là khâu bà con quan tâm nhất. Thói quen sản xuất tự phát của bà con dễ dẫn đến phá vỡ quy hoạch, khi đó các công ty có thể ép giá nông dân...".
Bà Hà Thị Lan Hương - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Sau khi tổng kết, đánh giá mô hình cho thấy, dưa lê thơm là loại cây trồng cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, những băn khoăn của cán bộ, hội viên về vấn đề tiêu thụ khi đã sản xuất đại trà cũng là điều Hội ND tỉnh đang trăn trở...".
Bà Hà Thị Lan Hương cho rằng, để mô hình phát triển, nhân rộng có hiệu quả, rất cần có sự kết hợp hài hòa giữa nhà quản lý trong khâu quy hoạch sản xuất, định hướng đảm bảo ổn định diện tích. Các địa phương khi mở rộng diện tích trồng dưa cần thăm dò thị trường, đồng thời ký kết tiêu thụ sản phẩm ổn định với các nhà phân phối, bán lẻ và các hệ thống siêu thị...
Đối với công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khi nhân rộng rất cần mạng lưới cán bộ hội cơ sở có đủ khả năng để hỗ trợ kịp thời trong các khâu sản xuất và kiểm soát cách dùng, liều lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, có thời gian cách ly an toàn cho sản phẩm trước khi thu hoạch. Đối với người dân cần tuân thủ quy định của địa phương về quy hoạch, áp dụng đúng kỹ thuật, đủ các quy trình chăm sóc cây dưa thơm để đảm bảo chất lượng, số lượng và an toàn cho người sử dụng.
"Mô hình trồng dưa lê thơm ở Quảng Lợi đã cho kết quả cao, tạo đà chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình, các địa phương cũng cần tìm kiếm các nhà tiêu thụ hàng hóa cho bà con"- bà Hà Thị Lan Hương chia sẻ.
Theo Danviet
NTM Gia Lai: "Trao cần câu không trao con cá" Với mục tiêu thay đổi phương thức canh tác, nâng cao chuỗi giá trị cho cây cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Gia Lai đã triển khai thực hiện các giải pháp quan trọng, giúp nông dân các huyện: Chư Prông, Ia Grai và Đak Đoa cùng các đơn vị tham...