Có 5 điều hễ gặp là phải nói “không”, bởi đó là bắt nguồn của nhiều đen đủi, tai ương khó lường
Sau cuộc cãi vã, dù ai là người thắng thì cũng sẽ làm tổn thương đến tình cảm của đôi bên.
Do vậy thì một người thông minh trong cách cư xử sẽ không chọn cãi nhau. Nếu bạn đúng, không cần phải cãi, nếu bạn sai thì lại càng không nên cãi.
1. Không buộc tội, không dùng lời ác độc để nói về những thiếu sót và khuyết điểm của người khác
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, người ta dễ bị rơi vào trạng thái quá tải thông tin. Khó có thể chắt lọc hay xác thực kỹ càng. Từ những hiểu biết bề ngoài đó, nếu bạn dùng để đánh giá hay nhận xét một cách cảm tính về một con người hoặc sự việc nào đó thì rất dễ bị phạm sai lầm. Miệng lưỡi thế gian lúc nào như con dao sắc bén. Mỗi lời nói ra đều vô tình hoặc cố ý để lại những dấu vết cho cả người nghe và chính bản thân mình.
Làm người không nên đụng chạm tới những riêng tư của người khác, cũng đừng tùy tiện phát ngôn, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ.
2. Không nói lời thị phi, tạo scandal
Cổ nhân dạy: Người thêu dệt thị phi chính là kẻ thị phi”. Đã là thi phi thì chủ yếu toàn là tin đồn vô căn cứ, nói nhăng nói cuội. Chỉ có những kẻ rảnh rỗi không có gì làm mới đi nói xấu sau lưng người khác, đưa những điều thị phi. Người hay bàn luận thị phi sớm muộn tâm hồn cũng dần bị vẩn dục mà thôi. Do đó, mọi người sẽ chẳng bao giờ muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết hay trao lòng tin tưởng cho một người “miệng rộng”.
Video đang HOT
3. Không cãi nhau, tranh chấp với người khác biệt quan điểm, môi trường sống
Sau cuộc cãi vã, dù ai là người thắng thì cũng sẽ làm tổn thương đến tình cảm của đôi bên. Do vậy thì một người thông minh trong cách cư xử sẽ không chọn cãi nhau. Nếu bạn đúng, không cần phải cãi, nếu bạn sai thì lại càng không nên cãi.
4. Không nói quá thẳng thắn, sát thương đối phương
Một lời nói thật khó nghe có giá trị hơn ngàn lời nói dối nịnh nọt. Thế nhưng người khôn ngoan thật sự thì luôn cho mình cách thể hiện sự thật bằng những phương pháp tinh tế, mềm mại. Thay đổi cách nói chuyện từ trực tiếp sang uyển chuyển hơn. Như vậy người nghe sẽ tiếp nhận sự đánh giá, nhận xét một cách tích cực hơn.
5. Không nói những điều hàm hồ, nông cạn
Một lời nói ra cũng như bát nước đổ đi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hình tượng mà còn là một sự tín nhiệm và trọng lượng lời nói trong ấn tượng của mọi người xung quanh. Chẳng phải tự nhiên mà chúng ta có câu: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Thế nên những người quen ăn nói hàm hồ, nông cạn thì chắc chắn sẽ khiến người khác chẳng còn muốn đặt lòng tin tưởng nữa. Do đó muốn được người khác nể trọng thì hãy biết ăn nói dứt khoát.
Dâu út hậm hực vì được bố chồng 'tín nhiệm'
Chồng tôi là con út trong gia đình có 3 anh em trai. 2 anh lớn kết hôn sớm và đều dọn ra ngoài ở riêng.
Ảnh minh họa.
Từ ngày tôi về làm dâu, bố chồng không ngày nào không động viên tôi: "Có con ở đây, ngôi nhà này mới ra dáng một gia đình, không khí ấm cúng hẳn lên. Trước chỉ có 2 bố con sống với nhau, thằng Hùng chẳng mấy khi về, bố hay phải ăn cơm một mình, buồn lắm con ạ. Con cố gắng chịu đựng ông bố chồng này nhé, bố biết con trẻ bây giờ chẳng ai thích ở với người già đâu".
Trong mắt những người xung quanh, bố chồng tôi rất tốt bụng và dễ tính. Tôi cũng phải công nhận, những ngày đầu chung sống, giữa tôi và ông không có mâu thuẫn gì.
Nhưng một hôm tôi đang nấu cơm thì ông gọi tôi lên nhà trên, bảo: "Con này, sắp đến ngày giỗ mẹ thằng Hùng, những thứ cần mua sắm bố đều liệt kê ra đây rồi, 2 vợ chồng các con bảo nhau tiến hành nhé. Ngoài giỗ mẹ thằng Hùng, mỗi năm nhà mình còn 4 cái giỗ chính nữa. Khi nào gần đến ngày, bố sẽ nhắc nhở các con sau".
Lần đầu tiên trong đời được bố chồng giao cho việc quan trọng, tôi mơ hồ không biết đây là chuyện đáng mừng hay đáng lo. Một mặt, tôi được ông hết sức tin tưởng, nhưng mặt khác, đây chẳng phải là ông vừa trao gánh nặng lên vai tôi hay sao?
Chưa dám khẳng định bất cứ điều gì, tối đó tôi đem chuyện kể với chồng. Anh chẳng nói chẳng rằng với tôi, đùng đùng lao ra phòng khách, biểu cảm phẫn nộ: "Việc bố giao cho chúng con vô lý quá, trên con còn anh cả, anh hai nữa, tại sao chúng con phải gánh hết?".
Bố chồng tôi sững sờ, đặt chén nước chè xuống bàn, quát: "Sao anh dám lớn tiếng với tôi, anh đang đứng ở đâu? Có phải nhà tôi không?". Sợ hàng xóm xôn xao, tôi van nài chồng bớt nóng rồi đi vào phòng riêng.
Kể từ ngày hôm đó, vợ chồng tôi quyết tâm tiết kiệm tiền để ra ở riêng. Nhân lúc giá đất hạ, chúng tôi mua ngay một mảnh cách nhà bố không xa. Vài năm sau chúng tôi cũng gom được một ít để xây nhà, phần còn thiếu mẹ tôi cho vay.
Mẹ tôi dặn: "Mẹ biết con phải chịu ấm ức gần chục năm qua, là dâu út mà một năm phải gánh 5 cái giỗ, trong khi anh em bên chồng không chịu đóng góp đồng nào.
Đấy là một quan điểm rất vô lý và vô trách nhiệm của bố chồng con. Nhưng vì các con còn ở trên đất của ông nên mẹ mới chịu nhịn, bây giờ các con tự mua đất, xây nhà rồi ra ở riêng thì nên nói với ông rõ ràng mọi chuyện. Các con không có trách nhiệm phải làm giỗ nữa, việc đó giao lại cho ông và các anh. Con phải dứt điểm chuyện này cho mẹ".
Tôi băn khoăn: "Con cũng chỉ mong được ra ở riêng, nhưng có hôm bố chồng con bảo, ở một mình ông sẽ buồn, hay là ông lên ở với các con vì ông không hợp tính hai anh".
Mẹ tôi thở dài: "Đến tội! Tại sao bao nhiêu vất vả bên nhà chồng, con gái tôi phải gánh hết thế này?". Tôi an ủi bà: "Số con vất vả mà, nhưng không sao mẹ ạ, được ở trong chính ngôi nhà của mình thì con sẽ thoải mái về tinh thần, mọi việc trong nhà con có thể tự quyết, không phải nhún nhường ai nữa. Được cái chồng con luôn ủng hộ con".
Chúng tôi dọn đến nhà mới, bố chồng ở lại ngôi nhà cũ, chồng tôi có ý mời ông lên ở cùng nhưng ông từ chối: "Tôi già rồi, sống thế nào cũng được, nhưng anh chị còn trẻ, ở riêng ra cho thoải mái".
Tưởng ở riêng thì gánh nặng trên vai tôi sẽ nhẹ bớt, nhưng hễ được dăm bữa nửa tháng, bố chồng lại gọi: "Con về đây bố nhờ tí việc". Sợ tôi tị nạnh, bố chồng giải thích: "Bố có 3 cô con dâu, nhưng con ở gần bố nhất nên bố mới gọi, 2 đứa kia ở xa, bố không muốn bắt tội chúng nó về đây chỉ vì mấy việc cỏn con, tội chúng nó!".
Chẳng biết trút giận lên ai, tôi hậm hực với chồng: "Đằng nào cũng mất công ra ở riêng, sao anh không mua miếng đất xa xa nhà bố một chút? Em không ngại việc bố sai nhưng em không thể làm chân sai vặt của suốt đời được!".
5 điều chỉ phụ nữ nông cạn mới đòi hỏi ở đàn ông Phụ nữ nông cạn thường đưa ra những yêu cầu khắt khe đến ngớ ngẩn và bắt người đàn ông của mình phải thực hiện, điều những cô nàng bản lĩnh không bao giờ làm. Dưới đây là những đòi hỏi chỉ có ở đàn bà nông cạn. Bắt chàng lựa chọn giữa vợ và mẹ Mẹ chồng nàng dâu dù có hợp...