Có 400 triệu đồng chọn xe gì?
Với 400 triệu đồng, người mua có thể lựa chọn nhiều mẫu xe cỡ nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp cho cả mục đích sử dụng của gia đình và kinh doanh.
Nhiều người khi lựa chọn chiếc ôtô đầu tiên có xu hướng chọn xe trong khoảng giá 400 triệu đồng. Những chiếc xe thuộc phân khúc này thường là cỡ nhỏ, dễ vận hành, tiết kiệm nhiên liệu, có thể sử dụng tốt cho cả mục đích phục vụ gia đình và kinh doanh. Tuy vậy, để lựa chọn được chiếc xe phù hợp, người tiêu dùng cần cân nhắc các yếu tố dưới đây.
Hiện nay, với 400 triệu đồng, người tiêu dùng có thể lựa chọn một chiếc xe có chất lượng khá ổn. Đó có thể là một chiếc xe cũ, thuộc phân khúc sedan cỡ B-C với tuổi đời khoảng 5-6 năm. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn an toàn bởi sự phức tạp của thị trường xe cũ. Người mua phải có kiến thức chọn lựa, khá là rắc rối cho khách hàng ở phân khúc này – hầu hết là những người mua xe lần đầu, cần một lựa chọn an toàn về sản phẩm và quá trình sử dụng về sau.
Bởi vậy, phân khúc xe hạng A với mức giá 400 triệu đồng là đích nhắm đến của đa số khách hàng mua xe. Đặc điểm chung của những mẫu xe thuộc phân hạng A là nhỏ gọn, dễ vận hành, tiết kiệm nhiên liệu, có thể sử dụng tốt cho cả mục đích phục vụ gia đình và kinh doanh.
Trong tầm giá này, cũng có thể xuất hiện một vài mẫu xe hạng B thuộc phiên bản cắt giản, cơ bản nhưng đi kèm với đó là những trang bị không thực sự tốt, thậm chí, tính năng an toàn tối thiểu cũng bị cắt giảm. Do đó, xe hạng A vẫn là sự lựa chọn hợp lý hơn cả, đặc biệt là với những mẫu xe thuộc các thương hiệu lớn, có thâm niên tại thị trường Việt Nam với chất lượng đã được kiểm chứng như Hyundai Grand i10.
Phần lớn xe trong tầm giá 400 triệu có cỡ nhỏ, dễ sử dụng. Xe giá rẻ nhưng chất lượng cao
Được định hướng là những mẫu xe dành cho đô thị, xe hạng A có kích thước nhỏ gọn phù hợp với điều kiện vận hành ở các đô thị lớn với mật độ giao thông cao và hỗn hợp. Động cơ trang bị đa số sẽ sử dụng loại dung tích nhỏ (1.0-1.2L), hướng đến tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời chi phí bảo trì, bảo dưỡng cũng phải hợp lý để phù hợp với những khách hàng mới chuyển từ xe máy sang dùng ôtô.
Nếu như trước đây, ở phân khúc này, các nhà sản xuất chỉ tập trung sản xuất mẫu xe rẻ nhất có thể, thì hiện nay, với sự phát triển của thị trường cũng như tập khách hàng ngày một trẻ hóa, chiếc xe hạng A còn phải chứa đựng hàm lượng công nghệ lớn.
Về mặt này, Hyundai Grand i10 đang làm rất tốt với hàng loạt trang bị “độc”, trong đó đáng kể nhất đó là chiếc xe đầu tiên và duy nhất trong phân khúc xe 400 triệu được trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESC, kiểm soát chống trượt TCS cùng phanh đĩa trên cả 4 bánh xe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có thể kể đến hệ thống bản đồ dẫn đường độc quyền được TC MOTOR phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam, đi kèm màn hình cảm ứng 7 inch đa chức năng; chìa khóa thông minh Keyless Entry, khởi động nút bấm Start/Stop Engine.
Những lợi thế này đã làm nên vị trí “ông vua không ngai” trong phân khúc xe hạng A hiện nay của Hyundai Grand i10. Số lượng xe bán ra hàng tháng của Grand i10 thậm chí còn cao hơn tổng doanh số của các đối thủ trong cùng phân khúc. Lấy ví dụ tháng 10 vừa qua, doanh số Grand i10 do TC MOTOR công bố là 1.705 chiếc, trong khi tổng doanh số của 4 mẫu xe đối thủ chỉ hơn 1.600 xe. Cộng dồn 10 tháng của năm 2019, tổng doanh số của Hyundai Grand i10 là 14.387 xe, đứng thứ 2 trong danh sách những mẫu xe bán chạy nhất của TC MOTOR. Mẫu xe này cũng liên tục đứng vị trí số 1 trong phân khúc xe đô thị cỡ nhỏ, thường xuyên nằm trong danh sách xe bán chạy nhất trên thị trường.
Hyundai Grand i10 được coi như “ông vua không ngai” trong phân khúc xe hạng A.
Tại thị trường Việt Nam, TC MOTOR lắp ráp 3 phiên bản Grand i10 có giá bán từ 315 đến 415 triệu đồng, bao gồm 2 phiên bản động cơ: 1.0L công suất 65 mã lực, mô-men xoắn cực đại 96 Nm và 1.2L công suất 87 mã lực, mô-men xoắn cực đại 120 Nm.
Grand i10 hay các mẫu xe mang thương hiệu Hyundai được đảm bảo bởi TC MOTOR, doanh nghiệp có 20 năm phát triển cùng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, với mạng lưới phân phối và bảo dưỡng rộng khắp cả nước, cung cấp cho khách hàng dịch vụ bán và sau bán chất lượng toàn cầu, giúp những ai đã và đang sử dụng xe yên tâm gắn bó với mẫu xe cùng thương hiệu một cách lâu dài và bền vững.
Theo Zing
Những kinh nghiệm vàng khi mua ô tô cũ đi Tết
Tết cận kề, nhiều người có nhu cầu sắm một chiếc ô tô đi chơi Tết. Song vì khả năng tài chính hạn hẹp, nên việc mua xe cũ sẽ là một cân nhắc hợp lý với nhiều người.
Tuy nhiên, chọn mua ô tô cũ đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận mạo hiểm bởi nếu không có các mối quen biết hay có kinh nghiệm mua xe cũ thì khả năng mua phải "hàng dựng" là khá cao. Do đó, khi mua xe ô tô cũ, bạn cần nắm trong tay một số "bí quyết" sau để chọn được một chiếc xe ưng ý, hợp túi tiền.
1. Xác định khả năng tài chính
Tuy là mua xe cũ tiết kiệm hơn khi mua xe mới hoàn toàn nhưng không vì thế mà bạn không có bước tính toán tài chính của mình. Đó là những khoản tiền không nhỏ cho các hoạt động bao gồm: đăng ký, bảo hiểm và nhất là chi phí bảo dưỡng, sữa chữa chiếc xe.
Xác định khả năng tài chính khi mua xe
2. Nhờ người thân, quen có kiến thức am hiểu về xe đi cùng
Không ai am hiểu được mọi thứ, kể cả bạn. Nhất là khi bạn chỉ là người dạo chợ ô tô thì việc có người thân quen am hiểu ô tô đi cùng sẽ là lợi thế không nhỏ cho bạn. Bởi lẽ có những lỗi dù nhỏ nhưng ảnh hưởng khá lớn đến việc vận hành xe bạn sẽ không thể phát hiện ra một sớm một chiều. Tuy nhiên, cũng không nên ỷ tất cả vào người khác mà nên giắt túi một vài mẹo kiểm tra nho nhỏ trước khi đi xem xe.
3. Nên mua ô tô có tuổi đời khoảng 4 năm
Theo ý kiến của một số người có kinh nghiệm mua xe ô tô đã qua sử dụng, những chiếc xe có tuổi đời khoảng 4 năm thì có sức tiêu thụ mạnh nhất. Bởi chất lượng những chiếc xe này còn khá tốt nhưng mức giá giảm so với xe mới rất nhiều. Nếu như phải thay thế một số linh kiện hỏng hóc thì cũng không nhiều vì phần lớn các phụ tùng, linh kiện đều đang trong tình trạng tốt.
Nên mua ô tô có tuổi đời khoảng
4 năm4. Lái thử xe
Là người mua xe, không chỉ đi loanh quanh chiếc xe và ngó bên phải, trái, bên trong, bên ngoài mà hãy lái thử. Việc này vô cùng quan trọng. Chính trong quá trình vận hành, người mua xe có cảm giác chính xác về chiếc xe mà mình đang quan tâm. Do vậy, khi mua xe, không nên ngần ngại đề nghị chủ sở hữu xe cho phép bạn lái thử.
5. Cẩn trọng với những chiếc xe đã được "mông má"
Nên xem xe ở nơi có ánh sáng tốt, đặc biệt là ở ngoài trời để có thể thấy rõ những chi tiết xe, từ đó giúp bạn có thể phát hiện xe đã từng sơn, sửa ngoại thất hay không. Đồng thời nên lưu ý số km hoạt động (ODO), nó sẽ phản ánh rõ tổng thể quá trình hoạt động của xe. Nếu bạn gặp một chiếc xe chỉ đi khoảng 20.000 km, chắc hẳn nội thất sẽ còn khá mới. Tuy nhiên, nếu chiếc xe bạn đang xem xét mua có ODO lên tới 40.000 - 50.000 km mà nội thất "bóng bẩy" thì chắc chắn chiếc xe này đã được "mông má".
Nên xem xe ở nơi có ánh sáng tốt, đặc biệt là ở ngoài trời để có thể thấy rõ những chi tiết xe
Tất nhiên, trong trường hợp ngược lại, một chiếc xe có nội thất hao mòn, cũ kỹ mà ODO chỉ ở mức 20.000 - 30.000 km, điều này bạn cần phải yêu cầu chủ xe cung cấp sổ bảo dưỡng để biết chính xác xe đã lăn bánh bao nhiêu, tránh tình trạng xe bị "tua" đồng hồ. Trong trường hợp xe không có sổ bảo dưỡng thì việc đưa xe lên hãng hoặc các gara xe để kiểm tra chính xác ODO và kết hợp kiểm tra hệ thống máy có bị thuỷ kích, xe có bị đâm đụng không là điều bắt buộc phải làm.
6. Quan tâm đến năm sản xuất (đời xe) và nơi sản xuất
Không cần quan tâm người chủ sở hữu xe mua xe vào thời điểm nào, quan trọng nhất bạn biết năm sản xuất (đời xe) để định giá được chính xác. Có nhiều mẫu xe, năm sản xuất chỉ chênh lệch nhau một năm nhưng khác rất nhiều về kiểu dáng và đương nhiên là giá xe sẽ còn khác xa. Do vậy, để có thể định giá chính xác, bạn hãy xem kỹ giấy tờ xe.
Bên cạnh đó, ở thị trường Việt Nam, khách hàng luôn "tin dùng" xe nhập khẩu hơn xe lắp ráp trong nước. Trong cùng một dòng xe, xe nhập khẩu sẽ có giá cao hơn hẳn.
Để có thể định giá chính xác, bạn hãy xem kỹ giấy tờ xe
7. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của xe
Đây là một bước quan trọng không kém. Khi bạn đã ưng ý, hãy yêu cầu chủ sở hữu xe đưa 3 loại giấy gồm: Giấy đăng ký xe (cà vẹt), đăng kiểm, giấy uỷ quyền (nếu có) để kiểm tra chéo các thông tin cho thật trùng khớp. Những thông tin cần kiểm tra: tên chủ sở hữu, biển số, số khung, số máy, màu sơn...
Đáng lưu ý, nếu xe bạn đang định mua được đăng ký trong khoảng thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2010 thì cần phải yêu cầu người bán đưa thêm bộ hồ sơ tự quản. Điều này sẽ tránh cho bạn gặp phiền phức khi làm hồ sơ sang tên xe.
Ngoài ra, có một số trường hợp xe đang được cầm cố trong ngân hàng, người mua xe nên hỏi và nắm rõ việc giải quyết các thủ tục ngân hàng trước khi ra công chứng mua bán.
Theo Cartimes
Ngắm Mazda2 2020 diện mạo tinh tế và sang trọng hơn Mẫu xe cỡ nhỏ của Mazda sẽ được bán trong tháng 11 tới với diện mạo tinh tế và có phần sang trọng hơn. Mới đây, hãng xe Nhật lại tiếp tục giới thiệu thêm phiên bản sedan của Mazda2 2020 với diện mạo tinh tế và có phần sang trọng hơn. Ở phiên bản nâng cấp mới này, Mazda2 hatchback được tinh...