Có 3 biểu hiện này dễ sinh non hơn bình thường, mẹ bầu chú ý nhé
Trẻ sinh non thường có cơ thể và sức khoẻ yếu hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vậy những kiểu mẹ bầu nào dễ sinh non hơn so với bình thường?
Các mẹ bầu đều mong 10 tháng thai kỳ của mình đều suôn sẻ. Tuy nhiên, cũng có những kiểu mẹ bầu dễ sinh non hơn mức bình thường. Như chúng ta đã biết, sức khỏe của trẻ sinh non chắc chắn không tốt bằng trẻ sinh đủ tháng. Vậy trường hợp mẹ bầu nào dễ sinh non hơn mức bình thường?
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân sinh non có liên quan mật thiết đến các bệnh nhiễm trùng khi mang thai. Có nhiều loại nhiễm trùng và hậu quả của các loại nhiễm trùng khác nhau là khác nhau. Nói chung, nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng trong vùng chậu là các dạng nhiễm trùng phổ biến nhất.
Trong quá trình mang thai, mẹ và thai nhi được kết nối với nhau qua đường máu. Khi cơ thể xuất hiện nhiễm trùng, bạch cầu sẽ tăng lên, xâm lấn màng ối, gây vỡ màng ối sớm, dẫn đến sinh non.
Các vấn đề ở tử cung
Video đang HOT
Ngoài yếu tố viêm nhiễm, các vấn đề về tử cung cũng là thủ phạm dẫn đến việc em bé bị sinh non. Ngoài ra còn có nhiều vấn đề về tử cung. Những bà mẹ mang thai bị dị tật ở tử cung cũng có nguy cơ sinh non cao hơn mức bình thường
Ngoài ra, những mẹ bầu đã từng sinh non, sẩy thai, mổ tử cung trước đó thì khả năng sinh non cao hơn những mẹ bầu khác.
Các lý do khác khi mang thai
Hơn nữa, mẹ bầu gặp nhiều biến chứng khác nhau khi mang thai 3 tháng giữa như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường… cũng sẽ làm tăng khả năng sinh non. Ngoài ra, những mẹ bầu có vóc dáng thấp bé, thiếu máu, nhẹ cân hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài, cũng dễ sinh non.
Kiểm tra sớm khi mang thai
Tất nhiên, một số mẹ bầu cũng muốn biết liệu con mình có sinh non hay không, và chuẩn bị trước. Trên thực tế, bạn nên khám bệnh để xác định rõ ràng.
Ngoài ra, siêu âm đầu dò cũng có thể giúp thăm dò cổ tử cung. Nếu chiều dài cổ tử cung vượt quá 30 mm ở tuần thứ 22-24 nghĩa là khả năng đẻ non không cao nhưng nếu nhỏ hơn 30, thậm chí 25 mm thì có nghĩa là khả năng sinh non cao.
Nếu muốn tránh sinh non mẹ bầu phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân khi mang thai, vận động hợp lý, đảm bảo sức khỏe, tránh các biến chứng khi mang thai cũng như nguy cơ mắc bệnh. Hãy tạo môi trường an toàn nhất cho chính bạn và em bé của bạn có thể ngăn ngừa sinh non.
Liên tiếp hai trường hợp tam thai tự nhiên hiếm gặp
Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ cho biết, trong tháng 11/2020 các bác sĩ bệnh viện đã phẫu thuật cấp cứu và nuôi dưỡng thành công 2 trường hợp tam thai non tháng nhẹ cân hiếm gặp.
Các bé khỏe mạnh sau thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng - Ảnh: BVCC
Trường hợp thứ nhất là sản phụ L.T.H.N. (25 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) mang thai lần đầu, nhập viện khi thai 32 tuần, tăng huyết áp thai kỳ, dọa sanh non. Sau 1 tuần được điều trị ổn định sức khỏe, chị N. vỡ ối, chuyển dạ sanh và được xử trí phẫu thuật lấy thai đón 3 bé trai cân nặng lần lượt là 1.920 gram, 1.300 gram và 1.700gram.
Trường hợp thứ hai là sản phụ N.T.TM. (26 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng thai 34 tuần 2 ngày, con so, chuyển dạ sanh, ối vỡ sớm và được êkíp các y bác sĩ trực phối hợp đưa 2 bé gái và 1 bé trai có cân nặng lần lượt là 1.400 gram, 1.320 gram, 1.880 gram chào đời an toàn.
Vợ chồng sản phụ M. hạnh phúc khi đón các con - Ảnh: BVCC
Sau thời gian hơn 3 tuần điều trị và chăm sóc đặc biệt tại khoa Nhi Sơ sinh bệnh viện, tình trạng các bé đã tiến triển rất tốt, câng nặng tăng và có thể xuất viện vào ngày mai, 28/11.
Theo bác sĩ, với tỉ lệ khoảng 1/60.000 đến 1/200 triệu ca, trường hợp tam thai tự nhiên rất hiếm gặp. Đối với các trường hợp đa thai, sản phụ cần được theo dõi khám thai định kỳ nhằm phát hiện và xử trí kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường.
WHO công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thập kỷ qua: căn bệnh nào đã giết chết nhiều người nhất? Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong 20 năm qua, từ năm 2000-2019. Không ngạc nhiên khi căn bệnh tim thiếu máu cục bộ vẫn là "sát thủ" nguy hiểm nhất, đứng ngay sau đó là đột quỵ. Trong năm 2019, 10 nguyên nhân gây tử vong...