Có 2 tỷ đồng muốn đầu tư nhà đất ở Long An có được không?
Theo giới đầu tư có kinh nghiệm, thị trường bất động sản Long An là thị trường còn sơ khai, có nhiều cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào để có tiềm năng thì nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ…
Tham gia đầu tư vào bất động sản vài năm nay nhưng anh Hoàng Xuân Long (Hà Nội) mới chỉ đầu tư ở khu vực vùng ven của Hà Nội. Tuy nhiên, hiện anh Long muốn đầu tư bất động sản ở tỉnh xa hơn và Long An là khu vực anh đang ‘nhắm’ tới.
Với gần 1,8 triệu dân, năm 2021, Long An là tỉnh đứng thứ hai, sau Hải Phòng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn FDI đầu tư vào Long An là 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước.
Tốc độ đô thị hóa ở Long An trong những năm gần đây khoảng 36-40%. Dự kiến đến năm 2030, tốc độ đô thị hóa ở Long An khoảng 55-60%.
Tuy nhiên, so với các tỉnh ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An chưa có cơ sở hạ tầng phát triển như Bình Dương hay Đồng Nai. Hơn nữa, giá đất ở Long An cũng đã có nhiều nơi tăng khá cao trong những năm vừa qua.
Với 2 tỷ đồng trong tay, anh Long băn khoăn liệu anh có nên đầu tư vào thị trường bất động sản Long An? Và với số tiền đó thì anh có thể đầu tư vào phân khúc, khu vực nào để có tiềm năng sinh lời?
Theo những người có kinh nghiệm về đầu tư bất động sản, thị trường bất động sản Long An vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư; chỉ cần có trên dưới 1,5 tỷ đồng có thể lựa chọn được khu vực đầu tư tiềm năng… (Ảnh minh họa)
Với kinh nghiệm trong nghề, ông Tạ Trung Kiên, Giám đốc Công ty CP Phát triển Wowhome cho hay, thị trường bất động sản Long An là thị trường vẫn còn sơ khai nên còn nhiều tiềm năng để đầu tư kể cả hiện tại và trong tương lai.
Hơn nữa, việc di chuyển giữa TP.HCM về Long An khá gần, chưa đến 100km, giao thông vào ngày thường hay cuối tuần giữa hai nơi này đều rất thuận tiện.
Video đang HOT
Nói về cơ hội đầu tư bất động sản ở Long An có tiềm năng hay không, ông Kiên cho rằng, nhà đầu tư nên tham khảo các chủ đầu tư đang triển khai dự án ở Long An với hướng làm bài bản, chỉnh chu; nếu đầu tư vào những khu vực đã được đầu tư bài bản, hạ tầng xây dựng đồng bộ thì chắc chắn sẽ có nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, ông Kiên cũng lưu ý, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư bất động sản ở Long An nếu chưa khảo sát kỹ sẽ rất dễ bị vướng vào quy hoạch. Bởi lẽ hiện quy hoạch ở Long An đang có nhiều sự điều chỉnh, nhất là những quy hoạch cho các đại đô thị lớn của chủ đầu tư lớn. Do đó, khi đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin, tìm kiếm những đơn vị tư vấn có uy tín trên thị trường để tìm hiểu nhằm tránh đầu tư vào những khu vực chưa rõ ràng về quy hoạch.
“Nếu quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần xem kế hoạch sử dụng đất của địa phương để biết khu vực định đầu tư có bị dính quy hoạch hay không. Cũng nên kiểm tra các chủ đầu tư dự án ở khu vực đó, nếu dự án có quy hoạch 1/500 thì nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm vì đã được quy hoạch đồng bộ.
Ngoài ra, cần lựa chọn đơn vị phát triển dự án xem pháp lý an toàn hay không; cần xem xét hạ tầng có đồng bộ hay không. Đặc biệt, với những dự án phân lô, bán nền cần xem dự án đã được phê duyệt hay chưa để đầu tư an toàn”, ông Kiên nói.
Song, ông Kiên cho rằng, nhà đầu tư không nên ‘lướt sóng’ thời điểm này, nếu chỉ đầu tư 3-6 tháng thì không nên đầu tư.
“Đầu tư bất động sản ở Long An lúc này nên đầu tư lâu dài. Long An là thị trường rất tiềm năng với hệ thống sông lớn, dân số đông, có đường cao tốc, lại gần TP.HCM, đặc biệt là có nhiều cụm công nghiệp lớn… mặc dù đã có vài nơi ở Long An đã có dấu hiệu của việc tăng giá nhưng vẫn còn nhiều khu vực còn tiềm năng để có thể đầu tư”, ông Kiên đánh giá.
Nói về phân khúc, khu vực đầu tư tiềm năng ở Long An, ông Mạc Chánh Phát, Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Điền Phát cho rằng, nên đầu tư vào đất nền. Bởi theo ông, quỹ đất ở Long An còn rất nhiều, mặt bằng chung giá đất ở Long An so với các tỉnh lân cận vẫn còn tương đối thấp và vẫn có thể đầu tư được trong thời gian này.
Theo đó, khu vực được ông Phát gợi ý quan tâm đầu tư đó là huyện Đức Hòa với lý do, giai đoạn 2016-2017 thị trường Cần Giuộc, Cần Đước đã đi đầu. Tuy nhiên, theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các địa phương thì năm 2022 huyện Đức Hòa còn rất ít quỹ đất nông nghiệp, đất lúa. Các quỹ đất ở Đức Hòa hiện hơn 80% là đất ở, đất sản xuất kinh doanh và thương mại. Đồng thời, Đức Hòa cũng là địa phận đông dân nhất ở Long An, là nơi đóng góp GDP cao nhất của cả tỉnh.
Với tài chính trên dưới 1,5 tỷ đồng, ông Phát cho rằng, có thể chọn sản phẩm vị trị đẹp, pháp lý an toàn tại nhiều dự án đang triển khai ở huyện Đức Hòa.
Cương quyết thu hồi dự án treo
Phải cương quyết thu hồi những dự án treo, chậm triển khai, có dấu hiệu găm đất... gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Mới đây, phát biểu thảo luận ở hội trường về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) cho rằng, quy hoạch treo là nội dung "biết rồi, nói mãi nhưng không nói không được".
Qua tiếp xúc cử tri, báo cáo của nhiều cơ quan cũng như sự thừa nhận của chính quyền các cấp về lãng phí nghiêm trọng trong quy hoạch treo.
Nhiều diện tích đất bị bỏ hoang gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân (Ảnh: Một dự án treo tại Hà Nội)
"Trong khi hàng ngàn ha đất bỏ hoang, bỏ không do chưa triển khai được quy hoạch thì có hàng ngàn, chục ngàn hộ gia đình không có đất ở, phải ở tạm gầm cầu, ven sông, nơi không an toàn, luôn tiềm ẩn các rủi ro ngày đêm rình rập", ông Hận nêu.
Kiên quyết thu hồi
Đại biểu tỉnh Cà Mau đề nghị các cấp chính quyền cần vào cuộc quyết liệt, có giải pháp, kiên quyết xử lý thu hồi các dự án 'đóng băng', chủ đầu tư cố tình kéo dài dự án. Bên cạnh đó, trong hoạch định cần bám sát thực tiễn, nhu cầu xã hội, nguồn lực đáp ứng, khả năng triển khai để có quy hoạch phù hợp, khả thi.
Còn đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) thừa nhận, chính sách pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, trong đó có vấn đề về thị trường bất động sản, xác định giá, quyền sử dụng đất, về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, tình trạng tách thửa phân lô, bán nền, đầu cơ đất đai, không đưa đất vào đúng mục đích sử dụng... gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Trong khi chờ đợi sửa đổi luật đất đai, đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể và hữu hiệu hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý và sử dụng đất công. Cần có chính sách để hạn chế tình trạng đất hoang hóa, nhiều diện tích đất chưa hoặc không sử dụng trong thời gian dài.
Đại biểu nhấn mạnh, phải cương quyết thu hồi những dự án không triển khai, chậm triển khai, có dấu hiệu găm đất và các quy hoạch treo ở các địa phương, đặc biệt là các quỹ đất liên quan đến an ninh, quốc phòng nhiều năm bị lấn chiếm (20-30 năm) không đưa vào sử dụng nên thu hồi giao cho địa phương phát triển KT-XH.
Trên thực tế, câu chuyện giải quyết dự án treo dù nói nhiều nhưng vẫn nóng. Dự án treo không chỉ ở một hay hai địa phương mà tồn tại nhiều năm qua tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, đáng lưu ý phải kể đến TP. Hà Nội với 383 dự án; TP. HCM 126 dự án; tỉnh Hòa Bình 105 dự án; tỉnh Thái Nguyên 22 dự án...
Các địa phương dù quyết tâm ra tay nhưng thực tế việc xử lý dự án treo vẫn "dậm chân tại chỗ". Đơn cử như tại Hà Nội, gần 3 năm thực hiện kiến nghị giám sát của HĐND thành phố nhưng kết quả xử lý dự án treo đạt rất thấp. Báo cáo của HĐND TP Hà Nội cũng cho thấy còn tình trạng tồn tại những dự án quy hoạch có tuổi đời từ 10 đến 20 năm vẫn nằm "đắp chiếu".
Dự án Habico Tower vang bóng một thời giờ chỉ là khối bê tông làm xấu xí bộ mặt đô thị Hà Nội
Tăng cường kiểm tra, rà soát
Ông Đào Trung Chính, Tổng Cục phó Tổng cục Đất đai (Bộ TN&MT) phân tích, Luật Đất đai năm 2003 quy định, việc xử lý đối với trường hợp đất đã được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong 12 tháng liền, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án bị nhà nước thực hiện thu hồi đất. Trong đó, người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán trị giá đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
"Quy định là vậy nhưng thực hiện rất khó bởi doanh nghiệp tìm đủ mọi cách xin gia hạn để không bị thu hồi. Hơn nữa, việc thu hồi cũng không được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt, kiên quyết", vị này nói.
Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung - Phó Ban Pháp chế (Hiệp hội BĐS Việt Nam), bên cạnh thu hồi, trong nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung chế tài đối với hành vi: "nếu gây thiệt hại cho người dân khi chậm triển khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì phải bồi thường cho người sử dụng đất".
Đối với các quy hoạch và các dự án đang "bị treo", Bộ Xây dựng cần tăng cường kiểm tra, rà soát để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm với một hạn định rõ ràng, tránh việc chỉ đạo xong rồi để đấy.
Tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành tài nguyên và môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, hiện nay số lượng dự án tồn đọng cần xử lý ở các địa phương rất lớn. Các dự án treo, dự án sử dụng đất sai mục đích còn nhiều, trong đó nhiều dự án chiếm vị trí đất lợi thế, đắc địa nhưng hiện nay chưa tháo gỡ được.
"Năm 2022, Bộ TN&MT cần rà soát kỹ, phân nhóm dự án, dự án vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm minh đúng quy định, tránh tình trạng vụ việc kéo dài, khắc phục không được, khiến hàng ngàn ha đất ở các khu đô thị để chờ hàng chục năm, lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ mà ngành tài nguyên và môi trường cần tham mưu xử lý để sớm đưa nguồn lực lớn này vào phục vụ phát triển", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quán triệt.
Bất động sản đầy đủ pháp lý "hút" nhà đầu tư Thị trường vàng, chứng khoán thăng trầm khiến nhiều nhà đầu tư e ngại rủi ro. Bất động sản rộ tin sốt ảo, đẩy giá, có những dự án pháp lý mập mờ buộc các nhà đầu tư phải sáng suốt trong việc lựa chọn phân khúc đầu tư để an toàn cho dòng tiền giữa bối cảnh hiện tại. Cơ hội đầu...