Có 2 idol đến từ hai nhóm SM được xem là ’sở hữu sự nghiệp lý tưởng của một thần tượng KPOP’
Họ được chọn ra bởi ý kiến của cư dân mạng.
Đầu tiên, đại diện cho các nữ nghệ sĩ SM – Taeyeon ( SNSD).
Taeyeon ra mắt ở tuổi 19 với tư cách là trưởng nhóm SNSD, nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng nhờ kỹ năng thanh nhạc và tính cách đáng yêu.
Dưới sự dẫn dắt của Taeyeon, SNSD trở thành “girlgroup quốc dân”, nhóm nữ số 1 Hàn Quốc, càn quét tất cả các giải thưởng trong các lễ trao giải cuối năm và thiết lập vô số kỷ lục mới.
Người hâm mộ tin rằng trong số 9 thành viên của SNSD, Taeyeon cũng là thành viên có fandom cá nhân lớn nhất, không thua kém gì các cây hút fan đình đám như Yoona, Jessica…
Taeyeon không chỉ đạt được thành công khi hoạt động với nhóm, ngay cả các bản nhạc phim mà cô thể hiện cũng trở thành các bản hit lớn.
Vào thời điểm SNSD đã ra mắt được 8 năm, Taeyeon khởi động sự nghiệp một lần nữa với vai trò ca sĩ solo. Không ngoài dự đoán, nữ thần tượng trở thành một trong những idol có sự nghiệp solo thành công nhất mọi thời đại.
Điều đáng khen ngợi là dù gặt hái rất nhiều danh tiếng và thành tích nhưng Taeyeon vẫn tích cực quảng bá với SNSD, cô chưa bao giờ có dấu hiệu “trở nên lười biếng” hay “muốn từ bỏ” nhóm nhạc của mình.
Dù rằng SNSD đã tồn tại hơn một thập kỷ, Taeyeon vẫn duy trì được vị thế của mình, kể cả ở cương vị một idol solo, hay một idol đến từ girlgroup đình đám. Nữ thần tượng chinh phục được cả giới chuyên môn, công chúng lẫn đông đảo người hâm mộ (trong nước và ngoài nước).
Vừa rồi là Taeyeon. Đối với các nam nghệ sĩ SM, chúng ta cần phải nhắc đến sự nghiệp lý tưởng của Taemin ( SHINee).
Taemin ra mắt khi chỉ vừa tròn 16 tuổi (tuổi Hàn), tuy nhiên, anh chàng đã đảm nhận vai trò center của nhóm với tư cách main dancer. Khán giả rất ấn tượng với Taemin, bởi hình tượng mà anh chàng đem đến khác xa so với chuẩn mực về một vũ công chính, thường là hầm hố, chất lừ. Taemin thì khác, đáng yêu và vô cùng trong sáng.
SHINee sau đó tiến từng bước vững chắc để trở thành ngôi sao KPOP hàng đầu, họ sở hữu fandom mạnh mẽ, có thể hỗ trợ thần tượng tối đa trên con đường sự nghiệp.
Tương tự như Taeyeon, cư dân mạng tin chắc rằng maknae Taemin cũng là thành viên có fandom cá nhân lớn nhất SHINee.
7 năm sau khi ra mắt với tư cách là thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng, Taemin bắt đầu sự nghiệp solo và ngay lập tức nổi bật trong giới nhờ phong cách độc đáo, cá tính. Một điều không thể phủ nhận là ngoài khả năng vũ đạo đỉnh cao, trình ca hát của Taemin đã được cải thiện vượt bậc, rất đáng khen ngợi.
Tuyệt vời hơn nữa, các đợt quảng bá solo của Taemin được lồng ghép khéo léo với các chiến dịch của SHINee, thế nên anh chàng chưa bao giờ để sự nghiệp cá nhân cản trở đến các hoạt động nhóm. Nhờ thế, dù ở vai trò solo hay idol nhóm nhạc, tên tuổi của Taemin cũng khiến người khác phải ngưỡng mộ.
Cuối cùng, “thế mạnh” siêu đỉnh mà Taemin sở hữu đó là anh chàng chỉ mới 27 tuổi, ngang tầm tuổi tác với nhiều idol đồng nghiệp, nhưng vị thế thì ở một chân trời khác nhờ hơn chục năm thâm niên trong nghề.
Một lý do chung khiến Taeyeon và Taemin trở thành những idol có sự nghiệp lý tưởng, không ngoài việc họ được công nhận thực lực ở sở trường của mình: Taeyeon – “idol nữ có giọng ca xuất sắc nhất”, Taemin – “idol nam có vũ đạo tuyệt vời nhất”. Hai người họ, chính là những tiền bối mà các tân binh luôn khao khát được tiếp bước, trở thành những thần tượng có sức ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.
Theo tin nhac
Phải chăng các công ty quản lý vẫn đang nắm quyền lực quá lớn trong việc định đoạt cuộc đời và sự nghiệp của các thần tượng Kpop?
Đã qua rồi cái thời các công ty trói buộc 'gà nhà' bằng những bản hợp đồng kéo dài đến hơn 1 thập kỷ! Thế nhưng, khi mà chuyện idol gián đoạn hoạt động hay thậm chí là không thể xuất hiện trên truyền hình xuất hiện ngày càng nhiều, ai cũng hiểu được 'thế lực' nào đang đứng đằng sau và điều khiển mọi thứ!
Vào một ngày cuối tháng 9 của năm 2014, các fan SNSD trên toàn thế giới bị đánh thức bởi một tin tức không thể chấn động hơn. Jessica, 1 trong 9 mảnh ghép tạo nên nhóm nhạc nữ huyền thoại của Kpop, được thông báo là đã rời nhóm. Ngay lập tức, thông tin này đã làm dấy lên một loạt tin đồn và suy đoán về lý do thực sự khiến Jessica phải rời đi, đặc biệt là sau những tuyên bố đầy mâu thuẫn giữa cô và công ty quản lý SM Entertainment.
Như tất cả chúng ta đều đã biết, SNSD là một trong những "công thần" góp phần định hình nên cả một thế hệ lừng lẫy bậc nhất trong lịch sử Kpop. Cho đến nay, họ vẫn luôn được xem là nhóm nhạc nữ hàng đầu Hàn Quốc, là hình mẫu lý tưởng mà bất kỳ girlgroup hậu bối nào cũng mong muốn hướng đến. Chính vì tầm ảnh hưởng lớn lao ấy của SNSD, sự ra đi của Jessica không chỉ gây sốc cho đông đảo người hâm mộ mà còn khiến cộng đồng fan Kpop được một phen hoang mang lẫn ngỡ ngàng.
Ngay sau đó, vụ việc đau lòng này bỗng nhiên bị bủa vây bởi rất nhiều lời đồn đoán lan rộng trên Internet. Một số người lên tiếng cáo buộc các thành viên còn lại của SNSD bắt nạt và cô lập Jessica. Nhiều người khác lại cho rằng Tyler Kwon cùng mối quan hệ giữa Jessica với người đàn ông này chính là nguyên nhân khiến cô phải rời đi. Trong khi đó, không ít ý kiến lại đổ lỗi cho kế hoạch kinh doanh thời trang của chính Jessica và cái cách nó khiến cô không thể tập trung hoàn toàn cho các hoạt động của SNSD.
Và khi mà tất cả những tin đồn ấy vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Jessica quyết định dứt áo ra đi khỏi SM Entertainment đúng 1 năm sau đó, tức là vào năm 2015. Đến năm 2016, dưới sự quản lý của công ty mới Coridel Entertainment, cựu thành viên SNSD chính thức phát hành album solo đầu tiên mang tên " With Love, J" và ca khúc chủ đề " Fly". Sản phẩm này ngay lập tức tạo được tiếng vang tích cực, đến mức nhiều người tin rằng rời SM chính là quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp của Jessica.
Câu chuyện này rõ ràng đã quá quen thuộc với những người yêu mến hoặc thường xuyên theo dõi tin tức về SNSD. Tuy nhiên, có một câu hỏi mà đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời hợp lý: Tại sao khán giả lại không thể nhìn thấy Jessica xuất hiện nhiều hơn trên TV? Không chỉ hoàn toàn vắng bóng trên các chương trình truyền hình của nhiều đài lớn, Jessica cũng chưa một lần xuất hiện trên các show âm nhạc phổ biến kể từ khi rời khỏi SM, dù cô đã phát hành không ít sản phẩm mới từ đó đến nay. Trên thực tế, Jessica đã đưa ra một câu trả lời khá khó hiểu cho câu hỏi của một người hâm mộ về việc quảng bá trên các show âm nhạc. Câu trả lời của cô, xét cho cùng, thậm chí còn tạo ra nhiều câu hỏi phức tạp hơn thế.
Một thời gian sau đó, câu trả lời khó hiểu của Jessica bắt đầu khiến nhiều người băn khoăn về tình trạng hợp đồng hiện tại giữa các thần tượng Kpop và công ty quản lý của họ. Có một điều đáng chú ý hơn cả trong trường hợp của Jessica, đó chính là việc cô rời khỏi SM Entertainment không dính líu đến bất kỳ vụ kiện nào từ hai bên như những gì đã xảy ra với 3 cựu thành viên TVXQ trong năm 2009, cũng như 3 cựu thành viên EXO trong khoảng thời gian 2014 - 2015. Kết cục của JYJ cũng như Kris, Luhan và Tao đều tương tự như Jessica - phải rời khỏi nhóm và rời khỏi công ty mà họ từng gắn bó. Tuy nhiên, sự ra đi của Jessica lại diễn ra rất bình lặng khi mà hợp đồng của cô với SM Entertainment hết hạn và cô quyết định không ký tiếp (vì những lý do mà ai cũng hiểu).
Thế nhưng, nếu mọi thứ dừng lại ở đây, vụ việc của Jessica có lẽ đã không lọt vào danh sách những vụ bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Kpop. Trên thực tế, rất có thể hợp đồng mà Jessica đã có với SM và SNSD phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ đến. Ai cũng biết rằng Jessica từng bị trói buộc với một công ty giải trí có đầy đủ sức mạnh và quyền lực để ngăn cấm cô xuất hiện trên các chương trình âm nhạc và truyền hình một khi cô làm phật lòng họ. Và sau những gì đã xảy ra, dù chưa một bên nào lên tiếng xác nhận rõ ràng, nhưng dường như ai cũng hiểu rằng sự vắng bóng khó hiểu của Jessica trên sóng truyền hình Hàn Quốc có liên quan đến SM Entertainment.
Đến lúc này, một câu hỏi lớn hơn và đầy tính trăn trở hơn lại được dư luận đặt ra: Liệu các công ty giải trí có đang lạm dụng quyền lực quá mức trong việc định đoạn con đường sự nghiệp của idol kpop thông qua những quy định hiện hành trong các bản hợp đồng "chết người" hay không?
Vào năm 2017, Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc, thông qua việc điều tra các công ty giải trí lớn như SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment, đã sửa đổi các điều khoản áp dụng trong hợp đồng của giới thần tượng. Những điều khoản này chủ yếu liên quan đến việc huỷ bỏ hợp đồng, từ các tác động tài chính đến các tác động pháp lý. Trước đó, một thay đổi lớn khác trong quy định về hợp đồng tiêu chuẩn đã được đưa ra sau vụ kiện chấn động Kpop của 3 cựu thành viên TVXQ trong năm 2009, qua đó giới hạn độ dài hợp đồng trong vòng 7 năm thay vì 13 năm như giới hạn ban đầu.
Những thay đổi này, mặc dù rất được chào mừng ở thời gian đầu, nhưng sau đó lại hứng chịu một loạt chỉ trích nặng nề vì không đủ sức giải quyết các vấn đề nhức nhối khác. Cho đến năm 2017, sau những sửa đổi trong quy định hợp đồng ký kết với các thần tượng, nhiều công ty nổi tiếng như JYP Entertainment, Cube Entertainment và DSP Media đã cấm idol ký hợp đồng với các công ty khác ngay cả sau khi họ đã chấm dứt hợp đồng với công ty cũ. Trong một trường hợp khác, SM Entertainment và DSP Media thậm chí còn bị Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc phát hiện đã chấm dứt hợp đồng với nghệ sĩ vì những lý do rất trừu tượng, chẳng hạn như "đạo đức có vấn đề". Điều khiến nhiều người quan ngại nhất về những bản hợp đồng này chính là, dường như không hề tồn tại sự minh bạch hoàn toàn từ các công ty chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và phát triển các nghệ sĩ cũng như nhóm nhạc thần tượng toàn cầu, tất cả đều chỉ dựa trên suy đoán về những điều khoản hợp đồng hiện tại mà thôi.
Mặc dù cái gọi là "hợp đồng nô lệ" đã ít xuất hiện hơn trong thời gian gần đây, nhưng nhiều cuộc trò chuyện giữa người hâm mộ và người trong ngành vẫn đang gián tiếp ám chỉ sức mạnh mà công ty quản lý và những bản hợp đồng của họ đang dùng để gây áp lực cho thần tượng. Ví dụ, cư dân mạng vẫn đang thảo luận sôi nổi về lịch trình comeback không ngừng nghỉ của TWICE, ám chỉ đến việc họ bị trói buộc bởi một bản hợp đồng không có tính người (hoặc chỉ nhằm mục đích phục vụ cho tham vọng của JYP Entertainment trong việc đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa).
Chưa dừng lại ở đó, người hâm mộ liên tục phàn nàn về việc nhiều nghệ sĩ bị "giam cầm" quá lâu mà không có bất kỳ hoạt động nào. Trường hợp tiêu biểu gần đây phải nhắc đến Jeon Somi, người vừa rời khỏi JYP Entertainment mà chưa một lần được ra mắt chính thức dưới trướng công ty này. Fan tin rằng JYP đã nhúng tay vào việc giới hạn các hoạt động của Jeon Somi sau khi cô trở về từ I.O.I, dù đó là lúc tên tuổi của "bông hồng lai" sinh năm 2001 phát triển rực rỡ nhất. Ngoài ra, những lý do không rõ ràng khiến các nhóm nhạc như f(x) - không có bất kỳ hoạt động chung nào từ năm 2015, cũng như những bài đăng ám muội trên mạng xã hội của thành viên Amber đã sớm làm bùng nổ những tin đồn và suy đoán về việc các công ty đã chơi chiêu giữ các thần tượng làm "con tin" cho đến khi hợp đồng của họ hết hạn, để không cần phải đầu tư thêm bất kỳ một khoản phí nào cho các hoạt động của họ.
Mặc dù điều quan trọng là phải xem xét mức độ đầu tư cần thiết để các công ty này gầy dựng sự nghiệp thành công cho một nhóm nhạc thần tượng, thế nhưng, nếu không kể đến những năm đào tạo, cố vấn và phát triển bắt buộc phải có để cho ra mắt một nhóm nhạc hoặc một nghệ sĩ mới, các công ty quản lý hiện nay vẫn đang nắm giữ quá nhiều quyền lực trong việc định đoạt cuộc đời và sự nghiệp của giới thần tượng. Mọi thứ sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi sức mạnh ấy bị lạm dụng đến cái mức mà nó có thể bóp chết nhiệt huyết của thần tượng đối với công việc của họ. Việc Jessica không thể biểu diễn trên các chương trình âm nhạc bất kể vì lý do gì, rõ ràng cũng đã bóp nghẹt sự nghiệp solo của cô. Ngay cả khi chỉ cho phép biểu diễn một bài hát, các chương trình âm nhạc như SBS "Inkigayo" hay KBS "Music Bank" thực sự đã mang đến cơ hội để các nghệ sĩ quảng bá âm nhạc của mình thông qua một nền tảng có tầm cỡ tác động trải dài trên khắp đất nước Hàn Quốc và lan rộng sang nhiều khu vực khác trên thế giới. Không chỉ vậy, các chương trình âm nhạc cũng cho phép nghệ sĩ kết nối với người hâm mộ của họ mà không cần phải chờ đến các concert solo vốn chỉ diễn ra nhiều nhất là 1-2 lần trong năm. Với tổng cộng 6 chương trình âm nhạc hiện đang phát sóng mỗi tuần, rõ ràng việc ngăn cấm quảng bá chính là chiêu bài hữu hiệu nhất nếu một công ty muốn bóp nát sự nghiệp của một nghệ sĩ nào đó.
Dù với bất kỳ nguyên nhân hay dẫn chứng pháp lý nào, hành động cấm các nghệ sĩ như Jessica biểu diễn trên các chương trình âm nhạc vẫn bị đánh giá là quá tàn nhẫn, không cần thiết và lạm dụng quyền lực quá mức cho phép. Nó cho thấy rằng các công ty lớn như SM Entertainment hoàn toàn có thể "triệt hạ" bất kỳ cái gai nào trong mắt họ, đơn giản là bởi vì họ có tiền và có quyền. Với việc Kpop đang ngày càng trở thành một hiện tượng toàn cầu được nhắc đến nhiều hơn, nên chăng các tổ chức như Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc phải nhanh chóng bắt tay vào việc cải thiện luật lao động và quy định của các công ty giải trí. Cốt lõi của vấn đề nằm ở việc, các thần tượng Kpop bắt đầu sự nghiệp của mình với mong muốn được chia sẻ với công chúng và người hâm mộ những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời mà họ đã đổ biết bao mồ hôi và công sức để sáng tạo nên. Vì lý do đó, giấc mơ và nhiệt huyết nghề nghiệp của các thần tượng không được và không nên bị chà đạp bởi những bản "hợp đồng nô lệ" hoặc hành động lạm dụng quyền lực của các công ty giải trí một khi nghệ sĩ đã không còn bất kỳ giá trị nào trong mắt họ.
Theo tinnhac
Bạn đã nhìn 10 năm sự nghiệp thăng hoa của Justin Bieber? Anh ấy sẵn sàng rồi! Bạn đã sẵn sàng nhận món quà tri ân từ Justin Bieber chưa? Thời gian thấm thoắt trôi qua mà đã đến ngày này - ngày kỉ niệm 10 năm sự nghiệp của hoàng tử nhạc Pop Justin Bieber. Bắt đầu sự nghiệp từ năm 2009, đã 10 năm từ ngày đó, 10 năm sóng gió khó khăn cũng là 10 năm rực...