Có 10m2 bể, nuôi được cả tấn lươn không bùn, thu hàng trăm triệu
Tuy chỉ mới “bắt đầu” nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở khóm Vĩnh Sử, phường 3 (TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) đang rất thành công với mô hình nuôi lươn không bùn. Đây là một trong những mô hình nuôi lươn mới ở Sóc Trăng giúp giảm chi phí trong chăn nuôi, mang lại nguồn thu nhập cao.
Trước khi đến với mô hình nuôi lươn không bùn, anh Phương đã từng nuôi lươn có bùn, nhưng không thành công do thiếu kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, yếu về kỹ thuật nuôi lươn không bùn.
Theo anh Phương, nuôi lươn có bùn do khó quan sát lươn nên chăm sóc không đơn giản dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao. Sau này, nhờ người thân giới thiệu nên anh đã qua huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tìm hiểu mô hình nuôi lươn không bùn.
Sau khi nắm được quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn từ mô hình thực tế và tìm hiểu qua sách, báo, internet, năm 2018, anh Phương quyết định phát triển mô hình nuôi lươn không bùn.
Trước khi thả nuôi lươn, anh Phương ươm lươn giống để khi nuôi thành phẩm lươn thịt phát triển khỏe mạnh.
Anh Phương cho biết: “Lúc mới thực hiện mô hình gặp khó khăn về vốn nhưng tôi được Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay 30 triệu đồng. Sau khi có vốn, tôi đầu tư mua lươn giống và tận dụng sửa lại bể nuôi từ chuồng nuôi heo cũ để giảm chi phí…”.
Trước khi thả nuôi lươn không bùn, anh Phương phải tráng lớp hồ dầu giúp bề mặt bể nuôi trơn láng, hạn chế lươn bị sây sát. Bể nuôi lươn anh thiết kế một đường cấp nước và phải có ống thoát nước ra bên ngoài để chủ động trong vấn đề cấp nước và thoát nước liên tục trong bể nuôi lươn.
Video đang HOT
Để nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả kinh tế cao, theo anh Phương khâu chọn con giống đặc biệt quan trọng. Vì vậy, anh tìm mua lươn giống ở một cơ sở có uy tín ở tỉnh Hậu Giang để đảm bảo chất lượng, tránh tỷ lệ hao hụt. Khi mới mua lươn giống về, anh Phương dùng một bể rộng 4m2 để ươm, giúp lươn phát triển khỏe mạnh, sau đó mới thả vào bể nuôi thành lươn thịt.
Chúng tôi thắc mắc, anh Phương giải thích: “Đặc tính của lươn là thích trú ẩn nên phải dùng những tấm phên tre đan lại với nhau để tạo chỗ trú ẩn cho lươn. Một ngày tôi cho lươn ăn 3 cữ nhưng phải đúng giờ để tạo phản xạ tốt cho lươn. Thức ăn sẽ điều chỉnh theo thời gian nuôi, trước khi cho lươn ăn phải xả mực nước xuống khoảng 2cm và thức ăn bỏ trên tấm phên tre…”.
Anh Phương cho hay “Trong quá trình cho lươn ăn phải quan sát lươn, nếu thức ăn thiếu cần bổ sung vì lươn lớn sẽ ăn lươn bé, để thức ăn dư sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nuôi lươn mà không thấy chúng bò ra ngoài thì coi như êm, còn chúng nổi nhanh lên mặt nước và bò ra ngoài nhiều là lươn đang bị bệnh. Hiện nay, nuôi được hơn 8 tháng nhưng lươn phát triển rất tốt coi như đã thành công rồi”.
Ngoài cho ăn đúng giờ thì lúc nào cũng phải giữ nước nuôi lươn sạch vì nước bẩn sẽ dễ gây bệnh cho lươn. Do vậy, mỗi ngày anh Phương phải thay nước cho lươn 3 lần, quan trọng là phải thay nước đúng giờ, nếu để quá giờ nước bẩn lươn sẽ chết.
Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả khi nuôi lươn không bùn thì công tác phòng bệnh rất quan trọng. Vì vậy, cần phải chọn lươn giống khỏe mạnh để nuôi, thức ăn đủ dinh dưỡng, xử lý hồ nuôi, sát trùng nước trước khi thả giống không dùng thức ăn thiu, tẩy giun cho lươn, bổ sung vitamin và khoáng chất, khử trùng nguồn nước định kỳ, thường xuyên kiểm tra lươn nuôi để khi phát hiện bệnh đem ra nuôi riêng.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình anh Phương không bị hao hụt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, lươn nuôi khoảng trên 8 tháng nhưng trọng lượng lươn đạt từ 200g/con đến 300g/con.
Theo ước tính của anh Phương, với giá thị trường hiện nay khoảng 170.000 đồng/kg thì vụ lươn này anh cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy, thì hiệu quả mô hình nuôi lươn không bùn của anh Phương là khá cao so với một số đối tượng thủy sản khác tại địa phương. Anh Phương dự tính, sau khi thu hoạch vụ lươn đợt này, anh sẽ xây thêm bể để nâng diện tích nuôi.
Thành công từ mô hình nuôi lươn không bùn của anh Phương sẽ giúp địa phương đa dạng hóa đối tượng nuôi. Nhất là trong tình hình hiện nay, giá cả một số đối tượng thủy sản khác ngày càng bấp bênh thì mô hình nuôi lươn không bùn lại có đầu ra ổn định, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, mô hình cần được nhân rộng, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân.
Theo K.Thoa (Báo Sóc Trăng)
Nuôi lươn không bùn: Cứ bán 1 lứa thu 150 triệu, lãi ròng 70 triệu
Ông Lê Văn Đấu (sinh năm 1947) ở ấp Long An A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong những người nuôi lươn không bùn trong bể xi măng thành công. Trung bình, cứ 1 lứa nuôi lươn không bùn trong bể xi măng khi xuất bán ông Đấu thu về 150 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng 70 triệu đồng.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây bể xi măng để nuôi lươn. Hiện toàn huyện có hàng trăm hộ đang nuôi lươn trong hơn 300 bể xi măng và bồn lót bạt...; tập trung nhiều tại các xã An Long, Phú Thọ, Phú Thành A và Phú Thành B. Trung bình, mỗi đợt nuôi từ 6 - 8 tháng, nông dân xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu lãi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Ông Đấu đang theo dõi đàn lươn nuôi trong bể xi măng
Ông Lê Văn Đấu (sinh năm 1947) ở ấp Long An A, xã Phú Thành A là một trong những người nuôi lươn trong bể xi măng thành công của huyện Tam Nông. Bể nuôi lươn được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây tường xi măng lên cao 1m thành hình chữ nhật, có thể thay nước dễ dàng. Với 72m2 mặt nước, ông Đấu ngăn ra từng ô nhỏ 24m2...
Về kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng: Phía đáy bể nuôi lươn, ông phủ một lớp bùn cao khoảng 1 tấc, rồi bơm nước vào bể và thả 15.000 con lươn giống ương nuôi. Bên trên mặt nước hồ được phủ kín bởi một mảng lục bình, rau muống và các thân cây bắp sau thu hoạch... để tạo bóng mát cho lươn có nơi bám vào nghỉ ngơi - trú ẩn.
Mỗi góc bể ông Đấu chừa một khoảng trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn ăn. Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm trộn với cá tạp, cua, ốc bươu vàng nấu chín. Lúc đầu, ông mua lươn giống của những người xúc ụ, đặt dớn... đem về thả lươn giống vào bể ương nuôi.
Hơn một tháng sau, ông tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh thả đều khắp vào 3 cái bể để nuôi đại trà và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của lươn. Theo ông Đấu thì cứ đầu tư khoảng 3,5 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg lươn thương phẩm.
Về kinh nghiệm nuôi lươn không bùn: Ông Đấu còn thường xuyên thay nước bể nuôi lươn mỗi ngày, chăm sóc đàn lươn nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh cho lươn kịp thời để giúp lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công...
Cuối tháng 12/2018, sau hơn 6 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng bình quân từ 4 - 5 con/kg, ông Đấu cho tát bể và thu hoạch 7.000 con cho trọng lượng được gần 1 tấn lươn thương phẩm, bán giá 135.000 - 165.000đồng/kg, thu nhập 150 triệu đồng.
Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc ông Lê Văn Đấu còn lãi hơn 70 triệu đồng. Ông Đấu hiện đang nuôi tiếp 8.000 con lươn trong 3 bể xi măng cạnh nhà. Đàn lươn nuôi của ông đang được chăm sóc cẩn thận và lươn đang tăng trưởng tốt, không có dấu hiệu bị bệnh.
Nuôi lươn trong bể xi măng của ông Lê Văn Đấu và các hộ nuôi lươn ở xã Phú Thành A vừa giúp người dân có nguồn thu nhập cao, vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi. Đây là mô hình hay đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng.
Ông Huỳnh Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thành B cho biết: "Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng và bể lót bạt đã đạt hiệu quả đáng kể. Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động những hộ nuôi lươn tham gia vào Tổ nuôi lươn để từng bước hình thành Tổ hợp tác nuôi lươn ở địa phương....
"Hội sẽ kiến nghị mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn và tiếp tục vận động thành lập Tổ nhân giống ở địa phương để từng bước cung cấp lươn giống cho các Tổ nuôi lươn trên địa bàn. Hội cũng sẽ hỗ trợ một phần vốn cho nông dân và tích cực phối hợp các ngành chức năng tìm kiếm đầu ra ổn định để những hộ nuôi lươn an tâm sản xuất, qua đó giúp phong trào nuôi lươn ở địa phương phát triển bền vững", ông Huỳnh Thanh Hùng.
Theo Trần Trọng Trung (KNQG)
Nuôi loài trơn nhớt ở bể không bùn, mỗi năm bán ra 2,5 tấn Anh Lê Văn Hưng ở xóm Màn, xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) thường nuôi 13.000 con lươn giống, sau 10 tháng nuôi anh bắt được 2,5 tấn lươn thịt, bán với giá 150.000 đồng/kg...Từ ngày anh làm chuồng nuôi lươn không bùn, thu nhập khá hẳn lên, lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Một bể nuôi lươn không cần đến bùn...