Có 1 không 2: Chè nhồi ống nứa, hơ lửa, gác bếp ở Hà Giang
Trong dịp đến xã Cao Bồ (Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), quê hương của những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi; chúng tôi được thưởng thức loại chè chế biến theo lối cổ xưa của đồng bào Dao – chè ống lam.
Hẳn nhiều người đã nghe đến cơm lam, thứ đặc sản dân dã nhưng đậm hương vị núi rừng của bà con miền núi, thì chè ống lam được chế biến gần như vậy.
Đây là sản phẩm chỉ có ở vùng Hà Giang, nơi những ngươi Dao từ lâu có lối bảo quản chè đơn giản nhưng lại có tác dụng giữ được hương và vị của chè.
Chè ống lam hiểu đơn giản là sản phẩm chè được bảo quản trong ống cây nứa, vầu tươi; vừa giúp chè không bị hỏng, còn làm cho vị trà được nâng tầm khi có chất nhựa từ cây nứa tươi tiết ra qua các công đoạn chế biến.
Anh Lý Văn Ly chế biến chè ống lam truyền thống.
Theo anh Lý Văn Ly, người Dao áo dài sinh sống ở vùng chè Nà Thác, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang): Chè ống lam có từ thời những người già đầu tiên biết làm chè. Ban đầu chè đã sao rồi cho vào trong ống nứa là một cách bảo quản chè đơn giản nhất tận dụng các nguyên liệu từ tự nhiên như ống cây nứa, vầu, trúc để giữ được chè lâu hơn.
Hiện nay, cơ sở sản xuất của gia đình anh Ly đang chế biến các loại chè ống lam, như: Ống lam chè tiên, ống lam hoa chè, ống lam chè đuôi rồng, ông lam chè Shan tuyết 1 tôm 1 lá và 2 lá.
Video đang HOT
Quan trọng nhất quyết định hương vị chè ống lam chính là khâu chế biến, từ công đoạn chọn ống nứa, nguyên liệu chè và nhất là quá trình sấy chè qua lửa vừa cầu kỳ vừa đậm chất riêng có của người vùng cao; giúp tạo ra sản phẩm chè thượng hạng mà ít lối chế biến nào có được.
Chè Shan tuyết được hái về sao chế ngay, sau khi được nhồi vào ống nứa sẽ hơ qua lửa cho đến khi ống nứa bắt lửa đều mà không bị cháy vỏ ngoài, những búp chè lèn chặt bên trong hút lấy nhựa cây bắt đầu lên men và tiếp tục lên men sau khi được hơ trên gác bếp cao hơn.
Chè Shan tuyết Hà Giang vốn đã có hương cốm và vị ngọt hậu trời ban, khi được nhồi vào ống lam tươi làm nóng qua hơi lửa cùng quá trình lên men tự nhiên đã giúp giữ được vị và trở thành sản phẩm riêng biệt trong các phương thức chế biến.
Chè ống lam khi pha được nước hơn trà thường, hương khói bếp quyện với hương cốm nứa gói gọn tinh túy của những búp Shan tuyết thượng hạng trong ống lam. Việc vận chuyển và bảo quản chè ống lam đơn giản hơn các loại chè thông thường.
Với phong trào sản xuất sạch, bảo vệ thiên nhiên và hạn chế sử dụng túi nhựa, thì việc bảo quản mà vẫn giữ được hương vị như chè ống lam là một lựa chọn hợp lý, nếu không muốn nói là tuyệt vời.
Ngày nay, sản xuất chè ống lam vẫn được bà con các vùng chè Thượng Sơn, Cao Bồ (Vị Xuyên); Phương Độ, Phương Thiện (thành phố Hà Giang) duy trì và phát triển thành sản phẩm hàng hóa.
Lưu truyền trong dân gian và tưởng như bị thất truyền vì sự xuất hiện của các phương thức chế biến, bảo quản chè mới hiện đại hơn; nhưng chè ống lam vẫn đang được nhiều người làm chè phát triển và quảng bá ra trị trường, góp phần tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, giúp chè Shan tuyết Hà Giang vươn xa.
Theo Trọng Toan (Báo Hà Giang)
Hạnh phúc đến với các mảnh đời khốn khó qua kết nối của Báo Gia đình và Xã hội
"Nhờ sự kết nối của báo mà mọi người biết đến con tôi để chia sẻ, con tôi mới có những tiến triển như ngày hôm nay. Điều đó với gia đình tôi thật sự rất đáng quý mà không bao giờ quên được" - mẹ của em Lê Thị Thắm (nhân vật Vòng tay nhân ái MS 450) tâm sự.
Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, hoàn cảnh gia đình nhà em Lê Thị Thắm ở thôn Văn Quán, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội rất khốn khó. Thắm mang trong mình căn bệnh ung thư xương. Căn bệnh đã khiến em mất đi một chân trái.
Hiện Thắm đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện K3 Tân Triều với những đợt truyền hóa chất dài ngày. Dù có bảo hiểm hỗ trợ 80% chi phí nhưng do bệnh quá nặng, Thắm vẫn cần dùng đến những loại thuốc ngoài danh mục với giá đắt đỏ. Có loại thuốc phải mua ngoài tới cả triệu đồng/hộp khiến gia đình khánh kiệt.
Trong khi kinh tế gia đình lại gặp khó khăn, bố mẹ Thắm đều làm nông, thu nhập dựa vào 2 sào ruộng và mảnh vườn trồng đào. Năm vừa qua hàng loạt cây bị chết, rụng lá nên thua lỗ nặng.
Đau lòng hơn là ngày Thắm bước vào phẫu thuật, bố của Thắm đi khám lại phát hiện mắc bệnh tim. Các bác sĩ khuyên gia đình cần phẫu thuật sớm cho bố của Thắm. Nhưng nghĩ đến con gái đang cần tiền chữa bệnh, bố của Thắm đã cắn răng chịu đựng, dành tiền lo cho con điều trị.
PV Phương Thuận - đại diện chương trình Vòng tay nhân ái trao số tiền 3.305.000 đồng cho Thắm
Khi hoàn cảnh của gia đình Thắm được kết nối nhờ chuyên mục Vòng tay nhân ái, nhiều bạn đọc hảo tâm đã hỗ trợ cho gia đình Thắm. Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, chị Lê Thị Học - mẹ của Thắm cho biết: "Thời gian đầu sau khi phẫu thuật cắt chân, Thắm rất yếu. Đêm ngủ rất ít, ăn cũng không được nhiều. Ổn định được hơn, bác sĩ cho ra viện về nhà. Tuy nhiên, khi về nhà được thời gian ngắn, sức khỏe yếu lại phải quay lại viện.
Ngày hôm qua, các bác sỹ đã tiến hành tái khám lại. Hiện sức khỏe của cháu cũng đã ổn hơn. Cháu giờ chỉ ao ước mình sẽ được lắp chân giả. Giữa lúc gia đình gặp hoạn nạn, hoàn cảnh khó khăn nhờ sự kết nối của báo đến bạn đọc hảo tâm, mọi người đã chia sẻ động viên và ủng hộ. Nhờ điều đó mà cháu đã có những tiến triển như hôm nay. Điều này với gia đình tôi thật sự rất đáng quý, không bao giờ quên...".
Một hoàn cảnh khác vô cùng bi đát là bé Giàng Thị Ngọc, 7 tuổi, ở Bản Phố, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang bị bỏng điện. Những vết bỏng bé mắc phải ở diện rộng với 22%, trong đó 10% độ 4 - 5 nên việc điều trị phải kéo dài.
Câu chuyện về gia cảnh của bé Ngọc mà Báo Gia đình & Xã hội đăng tải cách đây không lâu đã được bạn đọc, các tổ chức cá nhân gần xa biết đến sẻ chia. Được biết, gia đình bé Ngọc nhận trực tiếp được gần 100.000.000 đồng của bạn đọc hảo tâm.
Ông Nguyễn Ngọc Đức - Phó Tổng biên tập Báo Gia đình và Xã hội cùng bà Đỗ Thị Thúy đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái, PGS.TS Hồ Thị Xuân Hương - Khoa Bỏng trẻ em trao tiền cho gia đình bé Ngọc. Ảnh PT
Vừa qua, trong lần đến Viện Bỏng Quốc gia trực tiếp thăm các hoàn cảnh bị bỏng mà Báo GĐ&XH đã đăng tải đang điều trị tại đây, ông Nguyễn Ngọc Đức - Phó Tổng biên tập báo đã tiếp tục mang những phần quà của bạn đọc hảo tâm đến với gia đình bé Ngọc với số tiền 9.475.000 đồng.
Mẹ bé Ngọc xúc động xin gửi lời cảm ơn tới các bác sĩ của Viện Bỏng Quốc gia thời gian qua đã tích cực cứu chữa cho bé Ngọc. Đồng thời, gia đình cũng xin gửi lời cảm ơn qua báo Gia đình và Xã hội tới tất cả những tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ cho bé Ngọc có điều kiện để chữa trị đầy đủ, kịp thời.
P.Thuận
Theo Giadinh.net
Cơ ngơi chục tỷ đồng ở Hà Giang hoang tàn vì thủy điện dâng nước Một số hộ dân ở xã Đạo Đức (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) đang rơi cảnh điêu đứng khi cơ ngơi chục tỷ đồng nguy cơ bị phá hủy do thủy điện Sông Lô dâng nước. Video: Điêu đứng nhìn cơ ngơi chục tỷ hoang tàn vì thủy điện dâng nước Lò gạch của gia đình anh Phùng Tiến Nam (SN 1984, xã...