CNRP “tạm gác” chống Việt Nam, lại thêm đảng cực đoan bài Việt ngóc dậy
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế của một bộ phận những kẻ muốn làm chính trị ở Campuchia bằng máu và nước mắt của đồng bào mình.
“Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia”Sam Rainsy vẫn tiếp tục tuyên truyền chống phá Việt Nam từ ÚcNghị sĩ đối lập Campuchia tiếp tục xúc phạm Việt Nam, chống phá biên giới
Thua trận “bản đồ”, CNRP đổi chiến thuật – tạm gác vấn đề chống phá biên giới với Việt Nam
The Phnom Penh Post ngày 10/9 đưa tin, sau 3 tuần đi nước ngoài gây quỹ cùng với Sam Rainsy – Chủ tịch CNRP, hôm qua Kem Sokha, Phó Chủ tịch đảng này đã trở về Campuchia và đến nhà tù thăm các nghị sĩ bị bắt giữ vì tuyên truyền xuyên tạc, làm giả tài liệu về biên giới Campuchia – Việt Nam.
Kem Sokha tại sân bay quốc tế Phnom Penh sau khi trở về từ Úc. Ảnh: The Phnom Penh Post.
Phát biểu với báo giới bên ngoài nhà tù Prey Sar, Sokha nói rằng đảng CNRP sẽ “thay đổi quan điểm của mình” khỏi chủ đề nhạy cảm về chính trị, thay vào đó tập trung vào việc tìm kiếm chiến thắng cho cuộc bầu cử sắp tới. Kem Sokha từ chối thảo luận các vấn đề về biên giới với Việt Nam mà CNRP đã đào xới suốt mấy tháng qua để chống đảng cầm quyền CPP.
“Kế hoạch của tôi là để cho bầu không khí chính trị nguội xuống. CNRP sẽ tập trung vào bầu cử. Bản thân tôi chưa bao giờ đưa ra vấn đề về bản đồ biên giới vì tôi nghĩ rằng nó không phải mấu chốt vấn đề. Mọi việc sẽ được giải quyết khi CNRP thắng cử”, The Phnom Penh Post thuật lại lời Kem Sokha.
Còn theo tường thuật của The Cambodia Daily ngày 10/9, Kem Sokha giải thích với báo giới rằng ông ta không bao giờ kêu gọi chú ý đến (cái gọi là) xâm nhập của người Việt Nam sang Campuchia vì ông ta cho rằng, nâng cao chủ đề này dưới thời Hun Sen là vô dụng?!
“Bản thân tôi chưa bao giờ đưa ra các bản đồ biên giới, bởi vì tôi nghĩ rằng đó không phải là giải pháp, mà giải pháp là CNRP phải thắng cử. Khi chúng tôi điều hành đất nước, chúng tôi có thể giải quyết các vấn đề quốc gia một cách phù hợp. Bây giờ chúng tôi phải đi chung với CPP và chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì”, Kem Sokha được The Cambodia Daily dẫn lời tuyên bố.
Phó Chủ tịch phe đối lập CNRP nói rằng những “anh em trong tù” của ông ta ủng hộ quan điểm này, làm “nguội” bầu không khí chính trị Campuchia trước bầu cử. Bình luận về động thái này của CNRP, Meas Nee, một giáo sư về khoa học xã hội nói với Khmer Times hôm 9/9, CNRP chỉ thay đổi chiến lược vì họ đã thua trong “trận chiến bản đồ”.
Khi CPP chứng minh được bản đồ họ dùng đàm phán, phân giới với Việt nam là chính xác, CNRP đã mất cái cớ để tấn công đảng cầm quyền. Bây giờ CPP cho dư luận thấy rằng họ đáng tin cậy hơn CNRP về vấn đề bản đồ biên giới với Việt Nam.
Phay Siphan, người phát ngôn chính phủ Campuchia được Khmer Times dẫn lời bình luận: “Các nhà lãnh đạo CNRP đang lừa đảo người dân Campuchia, họ không giải quyết các vấn đề của địa phương”. Ông cho rằng phe đối lập đã sử dụng thủ đoạn “chính trị bẩn thỉu” để tạo ra xung đột xã hội và sau đó tuyên bố họ có thể giải quyết các tệ nạn xã hội nếu họ chiến thắng. Điều này chỉ khiến CNRP chuốc lấy thất bại.
Campuchia lại thêm 1 đảng chính trị cực đoan bài Việt ngóc đầu dậy
Mam Sonando, ảnh: The Cambodia Daily.
The Cambodia Daily ngày 10/9 cho biết, Mam Sonando, cựu Giám đốc đài phát thanh Beehive ở Campuchia hôm qua đã tổ chức đại hội thành lập đảng Dân chủ xã hội (BSDP) với chủ trương chính trị cực đoan, điên cuồng chống phá kịch liệt quan hệ Việt Nam – Campuchia và “đòi” cả Nam Bộ, Thổ Chu, Phú Quốc của Việt Nam?!
Khoảng một ngàn người đã có mặt trong bữa tiệc giảm giá mà Sonando tổ chức tại nhà mình ở tỉnh Kandal. Mam Sonando 73 tuổi được bầu làm Chủ tịch đảng BSDP, ông ta nói rằng CNRP đã quá “mềm yếu” trước CPP, chỉ trích Sam Rainsy và Kem Sokha đã hứa xuông.
Nhân vật này hùng hồn tuyên bố: “Cho dù là biên giới hay bất cứ vấn đề gì khác, tôi có giải pháp. Cả Sam Rainsy và Kem Sokha không thể tìm ra giải pháp, nhưng Mam Sonando có thể.”
Video đang HOT
Sonando tuyên bố ông ta sẽ đi xa hơn CNRP nếu được bầu, trong đó sẽ “lấy lại” Nam Bộ, Phú Quốc của Việt Nam (?!). Nhân vật này còn tung ra những lời lẽ miệt thị, xúc phạm Việt Nam ghê gớm, nhuốm màu phân biệt chủng tộc, cực đoan và thù hận.
“Để giải quyết điều này, tôi sẽ khiếu nại với chính phủ Pháp vì Khmer nằm dưới sự cai trị thuộc địa của Pháp. Khi họ kết thúc cai trị với người Khmer, đó là đất của Khmer, tại sao họ lại cho phép Yuon có nó”, Mam Sonando nói, sử dụng một danh từ miệt thị để chỉ người Việt.
Theo Khmer Times ngày 9/10, đại hội của BSDP tổ chức tại trụ sở đảng này ở huyên Kean Svay tỉnh Kandal với khoảng 300 người tham dự. Trong cuộc bầu cử năm 2013, Mam Sonando ủng hộ chiến dịch vận động, biểu tình bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia mà CNRP khơi mào.
Nhưng trước sự thất bại của CNRP trong việc sử dụng chiêu bài bản đồ chống phá CPP và quan hệ Campuchia – Việt Nam, Mam Sonando quay sang chỉ trích Kem Sokha và Sam Rainsy “mị dân”, “thằn lằn”.
“Tôi là một kẻ cầm đầu và đã có một vai trò quan trọng trong việc kết nối Sam Rainsy với đảng Nhân quyền năm 2012 để trở thành một đảng chính trị mạnh mẽ – CNRP để cạnh tranh với CPP. Vào thời điểm đó, tôi hoàn toàn ủng hộ họ – CNRP”, Khmer Times dẫn lời Mam Sonando tuyên bố.
Campuchia cần cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Bình luận về động thái mới này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: “Đúng là CNRP đã thất bại hoàn toàn trong việc sử dụng thủ đoạn bản đồ bôi nhọ CPP chiêu bài kích động bài Việt, chống phá Việt Nam và nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để kiếm phiếu bầu. Nhưng tư tưởng bài Việt và con bài chính trị kích động chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia của CNRP chỉ tạm thời “gác lại”.
Họ sẽ tiếp tục sử dụng nó một khi giành được lợi thế nào đó trong cuộc bầu cử sắp tới. Nhưng người dân, cử tri Campuchia đã thấy rõ bộ mặt thật của CNRP, đảng này chẳng làm được gì cho cuộc sống của người dân mà chỉ kích động, lôi kéo họ vào một vòng xoáy không lối thoát của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. CNRP đã làm mụ mẫm đầu óc không ít người Campuchia hiền lành chân chất vì những thủ đoạn tuyên truyền nhồi sọ hết sức sai trái và nguy hiểm rằng Việt Nam “cướp đất” của Campuchia.
Và khi CNRP tạm thời “gác kiếm” thì lại nảy nòi ra một đảng phái chính trị quái thai khác, BSDP với chủ trương chính trị không những không khác, mà còn cực đoan hơn, hung hăng hơn CNRP trong việc tuyên truyền bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia.
Điều này cho thấy mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế của một bộ phận những kẻ muốn làm chính trị ở Campuchia bằng máu và nước mắt của đồng bào mình, lấy sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin và thừa bất mãn của một số người để làm vốn liếng chính trị ra tranh hùng với thiên hạ.
Dù là một đất nước đa đảng, nhưng thiết nghĩ nhà nước Campuchia nên hết sức thận trọng và cảnh giác với những gã “lái buôn chính trị” như Mam Sonando, Sam Rainsy, Kem Sokha. Hy vọng người dân Campuchia cũng nên tỉnh táo, đừng tự đẩy mình vào cảnh nồi da xáo thịt chỉ để thỏa mãn mưu đồ chính trị đen tối của một số kẻ cực đoan, đẩy đất nước chùa tháp vào loạn lạc không lối thoát.”
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Ts Trần Công Trục: Ám ảnh "em bé Syria" và cảnh tỉnh với người Việt
Tôn giáo sắc tộc, biên giới lãnh thổ, bất ổn kinh tế là những nguyên nhân phổ biến gây nên các cuộc bạo loạn xã hội, nội chiến dai dẳng không lối thoát.
Ts Trần Công Trục: Chuyện "đi đêm" trên Biển ĐôngTs Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ "đi đêm" ở Biển Đông?Ts Trần Công Trục: Hun Sen cần cảnh giác với thủ đoạn "sửa Hiến pháp"
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ chia sẻ một vài điều cảnh tỉnh về một số phần tử chính trị đối lập đang lợi dụng vấn đề biên giới lãnh thổ để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gây chia rẽ và bất ổn xã hội sau hình ảnh thi thể em bé Syria thiệt mạng trên đường tị nạn gây chấn động dư luận thế giới tuần qua, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Hình ảnh chấn động thế giới tuần qua về cái chết của em bé Syria trên đường chạy nạn cùng cha mẹ. Ảnh: Britainfirst.org.
Cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu bắt đầu từ tháng 4 năm 2015 khi ít nhất 5 tàu chở gần 2000 người tìm cách di cư đến châu lục này bị chìm ở Địa Trung Hải. Nội loạn Syria năm 2011 nhanh chóng diễn biến thành nội chiến đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 ngàn người mà chủ yếu là thường dân vô tội. Những thông tin như vậy cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày trên các bản tin thời sự khiến người xem dường như chai dần cảm xúc.
Nhưng chỉ với vài bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thi thể một em bé Syria dạt vào bãi biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do đắm tàu trên đường cùng cha mẹ tìm nơi tị nạn, chạy khỏi quê hương đang điêu tàn vì khói lửa chiến tranh và bất ổn đã làm cho rất nhiều người, trong đó có tôi cảm thấy bàng hoàng, đau xót.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở sự thương cảm khôn cùng khi phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng này mà trong tôi còn đau đáu trong tôi câu hỏi cần phải được trả lời: Tại sao và vì ai?
Giới lãnh đạo các nước châu Âu đang phải căng óc tính cách đối phó với cuộc khủng hoảng người nhập cư tồi tệ nhất trong mấy thập kỷ qua và những hệ lụy của nó chắc còn đeo đẳng kéo dài, châu Âu sẽ là nơi chịu tác động ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhưng sẽ chỉ là bỏ gốc tìm ngọn nếu người ta chỉ biết "phân bổ hạn ngạch nhập cư" cho các nước thành viên châu Âu nếu không tìm hiểu tận gốc vấn đề ở đâu và giải quyết nó.
Thật khó để có thể nói chính xác và ngắn gọn về nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Nhưng có một điều rõ ràng là người dân vô tội của các nước đang chiến tranh loạn lạc mới là nạn nhân. Và cả người dân các nước đang đối mặt với làn sóng người nhập cư cũng là nạn nhân bởi hàng loạt vấn đề xã hội, kinh tế, văn hóa sẽ phát sinh khi có một cộng đồng mới tràn vào nơi họ sinh sống.
Một sự thật khác cũng hiển lộ qua hình ảnh Em bé Syria, đó là hòa bình và ổn định xã hội đáng trân trọng biết nhường nào. Câu hỏi đặt ra là ai đã phá hoại nền hòa bình, ổn định ấy của Syria, của Iraq, của Trung Đông hay gần chúng ta nhất là Biển Đông?
Đó chính là chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, tranh giành ảnh hưởng và lợi ích địa chính trị giữa các siêu cường.
Đó là những bộ óc lãnh đạo diều hâu của một số nhà chính trị mà đứng đằng sau đó là những "tên lái súng" tầm cỡ quốc tế. Tất nhiên trong nguyên nhân gây ra chuyện này cũng không thể thiếu sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia mà dân chúng phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng tìm nơi lánh nạn....
Lời cảnh tỉnh cho Việt Nam
Nỗi ám ảnh về Em bé Syria không chỉ là niềm thương cảm và lời nhắc nhở về sự khủng khiếp của chiến tranh, nó còn là lời cảnh tỉnh cho chính chúng ta trước những âm mưu kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gây rối loạn xã hội.
Từ rối loạn xã hội đến chiến tranh loạn lạc không bao xa, như những gì đã và đang xảy ra ở Syria. Một trong những vấn đề dễ kích động nhất đối với chúng ta là vấn đề biên giới, lãnh thổ và chủ quyền quyền quốc gia!
Chúng ta hẳn còn nhớ trong cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 năm ngoái, Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhà nước cũng như dư luận trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, theo kịch bản đã tính trước, một số kẻ đục nước béo cò đã lợi dụng tình cảm này để kích động đập phá tài sản của doanh nghiệp nước ngoài vốn mang đến công ăn việc làm cho chính mình, gây ra hậu quả và hệ lụy không nhỏ.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Những hành vi như vậy nếu không kiểm soát kịp thời và mạnh mẽ có thể bùng phát thành bạo loạn khó bề kiểm soát nổi. Và một khi bạo loạn xảy ra, tránh sao được cảnh nồi da xáo thịt, khói lửa hoang tàn và cả những hình ảnh ám ảnh như Em bé Syria này?
Ngày nay trên biên giới Tây Nam, lực lượng chính trị đối lập Campuchia cũng đang ra sức tuyên truyền bài Việt, chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia và quan hệ hữu nghị giữa hai nước, bất chấp mọi sự thật lịch sử, bất chấp luật pháp cũng như thông lệ quốc tế.
Hôm qua 7/9 truyền thông Campuchia đưa tin cảnh sát của họ vừa bắt Chhea Taing Sorn, một thành viên đảng CNRP phụ trách tổ chức đảng này ở huyện Takeo tỉnh Pray Kabbas vì tội rải truyền đơn kích động người dân Campuchia chống Việt Nam.
Ông ta đã tải những nội dung vu khống, bịa đặt và xúc phạm Việt Nam từ Facebook để in sao phân phát cho các thành viên CNRP và người dân trong huyện với luận điệu xuyên tạc không thể tin nổi về cái gọi là "20 chiến lược của Việt Nam chiếm đất Campuchia", bao gồm cả tuồn thực phầm đầu độc người Khmer?!
Lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy trước đó hôm 4/9 tiếp tục kêu gọi trên Facebook cá nhân ông ta rằng, CNRP và CPP nên "đoàn kết chống Việt Nam" với quan điểm lật lại lịch sử sai trái và nguy hiểm: Campuchia bắt đầu để mất lãnh thổ cho Việt Nam từ 400 năm trước, giai đoạn vua Chey Chettha II trị vì (1618-1627), khi đó cả CNRP và CPP chưa ra đời, và bây giờ họ phải hợp sức "đòi lại" Nam Bộ?!
Tất nhiên các nhà lãnh đạo đất nước chùa tháp đủ tỉnh táo để nhận ra luận điệu kích động, gây bất ổn phi logic, phi lý ấy của Sam Rainsy, nhưng nó vẫn hàng ngày hàng giờ rót vào tai một bộ phận người dân Campuchia thiếu thông tin, thiếu kiến thức trong lúc đang gặp phải vấn đề nào đó bất mãn trong cuộc sống, công việc, nhất là bất mãn với bộ máy chính quyền.
Dù vô lý, sai trái, nhưng mầm mống chủ nghĩa dân tộc cực đoan ấy vẫn cứ tồn tại, nhen nhóm hàng ngày và sẽ bùng phát nếu gặp "điều kiện thuận lợi".
Giải pháp nào để tránh chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây kích động bất ổn, rối loạn xã hội?
Nhìn người mà nghĩ đến ta, muốn tránh những thảm cảnh tương tự mà người dân Trung Đông, Ukraine, châu Phi đang phải gánh chịu thì hơn ai hết, chúng ta phải hết sức tỉnh táo.
Ngoài việc tự lực tự cường xây dựng nước nhà phát triển cường thịnh, không hy vọng dựa dẫm nước này để chống nước kia, tránh trở thành "con tin của các tay lái súng quốc tế", hạn chế và đẩy lùi các mặt tiêu cực của đời sống xã hội, minh bạch hóa các hoạt động quản lý nhà nước để ngăn ngừa tham nhũng lãng phí, công tác giáo dục và đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông trong tình hình hiện nay là cần hết sức tỉnh táo, khoa học, khách quan, cầu thị.
Đối với các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng liên quan đến biên giới, lãnh thổ, an ninh quốc gia cần có sự tìm hiểu thấu đáo, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản, hệ thống, chính xác, khoa học và khách quan về chủ quyền, lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu chính đáng và ngày càng cao của người dân.
Đặc biệt là các căn cứ pháp lý cho thấy tính hợp pháp của Việt Nam trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, Biển Đông, biên giới phía Bắc cũng như biên giới Tây Nam và quy trình xác lập, phân giới cắm mốc... Có như vậy thì dù bất cứ thế lực nào nói xấu hay xuyên tạc cũng không kích động được ai.
Với dư luận xã hội, chúng ta cần có cái nhìn tỉnh táo, tìm hiểu ngọn ngành về biên giới, lãnh thổ, chớ hùa theo đám đông tìm cầu "cách mạng màu" hay "mùa xuân Ả Rập", bởi những gì người dân Trung Đông, Bắc Phi đang phải trả giá là câu trả lời rõ nhất.
Với giới truyền thông càng phải thể hiện rõ trách nhiệm cũng như tinh thần khách quan, khoa học, chính xác khi đưa tin tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là khi khai thác từ nguồn báo chí nước ngoài.
Trước các hiện tượng mặt trái của xã hội cần lên án, tìm nguyên nhân và giải pháp thay vì miêu tả ly kỳ rùng rợn, giật gân câu khách bởi tác động của mạng xã hội, biển thông tin trên internet đối với đời sống thực của chúng ta là vô cùng lớn. Những thông tin bất cẩn và nguy hiểm dù vô tình hay cố ý cũng có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Chúng ta muốn bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì điều đầu tiên phải nắm rõ lãnh thổ quốc gia của chúng ta bao gồm những bộ phận nào và phạm vi đến đâu? Quyền và lợi ích hợp pháp của chính chúng ta, dựa trên căn cứ tài liệu pháp lý nào? Đừng để lòng yêu nước và tình cảm thiêng liêng lại trở thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan như ai đó mong muốn.
Nếu ai đó vẫn còn hoài nghi, cho rằng Việt Nam bị "mất" thác Bản Giốc hay ải Nam Quan vào tay Trung Quốc, xin hãy vui lòng tìm hiểu ngọn ngành quá trình phân giới cắm mốc biên giới phía Bắc mà tôi đã nhiều lần trình bày. Và xin hãy lưu ý, nếu chúng ta chỉ mang sử sách thuần túy ra để đòi, thì một nhóm người Campuchia như Sam Rainsy cũng đang viện dẫn "sử sách" của họ để "đòi" cả Nam Bộ, Thổ Chu, Phú Quốc của Việt Nam.
Hãy cảnh giác, đừng tự biến mình thành "Sam Rainsy phiên bản Việt Nam" một cách mù quáng.
Tôn giáo sắc tộc, biên giới lãnh thổ, bất ổn kinh tế là những nguyên nhân phổ biến gây nên các cuộc bạo loạn xã hội, nội chiến dai dẳng không lối thoát. Việt Nam chúng ta may mắn giữ được ổn định, nhưng đất nước có tiếp tục ổn định và phát triển hay không lại phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ và hành động của chính chúng ta. Ngoại bang dù lòng lang dạ sói đến đâu cũng không thể làm gì nếu chúng ta cường thịnh và đoàn kết, nội xâm mới thực sự là loại giặc nguy hiểm và đáng sợ hơn ngoại xâm.
Ts Trần Công Trục
Theo giaoduc
Trưởng nhóm đối chiếu bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam bị dọa giết Vụ đe dọa "lấy mạng" Tiến sĩ Sok Touch cho thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan vì những kích động về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Campuchia, Nghị sĩ đối lập Campuchia tiếp tục xúc phạm Việt Nam, chống phá biên giớiHoạt động giao thương qua biên giới Việt Nam-Campuchia sẽ phát triển mạnhHun Sen gửi...