CNN tiết lộ kế hoạch phòng thủ tổng thể của Đức chuẩn bị cho một cuộc chiến ở châu Âu
Tòng quân bắt buộc, chuyển đổi công năng ga tàu ngầm thành hầm trú bom là những cập nhật mới nhất trong kế hoạch phòng thủ tổng thể của Đức đề phòng một cuộc xung đột nổ ra ở châu Âu.
Binh sĩ Đức tại thủ đô Berlin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, tập tài liệu 67 trang có tên gọi Khung Chỉ thị Phòng thủ Tổng thể được công bố trong tuần qua của Đức đã phần nào cho thấy những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân Đức trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy Đức buộc phải điều chỉnh chính sách an ninh và quân sự của mình sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, chế độ tòng quân bắt buộc sẽ được khôi phục. Các bác sĩ, nhà tâm lý học, y tá và bác sĩ thú y có thể được tái bổ nhiệm vào các vai trò quân sự và dân sự.
Theo tài liệu, chế độ khẩu phần ăn cũng sẽ được áp dụng. Trong trường hợp nguồn cung cấp thực phẩm cạn kiệt, chính phủ sẽ dự trữ thực phẩm để cung cấp cho người dân “một bữa ăn mỗi ngày”. Khoảng thời gian áp dụng chính sách này không được nêu rõ. Khẩu phần ăn dự trữ liên bang sẽ bao gồm các loại thực phẩm gạo, đậu và sữa đặc. Các nguồn tài nguyên quan trọng khác như xăng dầu cũng có thể được phân bổ bằng phiếu nếu chúng trở nên khan hiếm.
Tài liệu cũng đề cập tới các biện pháp bảo vệ dân sự bao gồm chuyển đổi các tầng hầm, bãi đỗ xe, ga tàu điện ngầm thành hầm trú ẩn tạm thời và chuẩn bị bệnh viện dã chiến. Tài liệu cảnh báo các bệnh viện ở Đức sẽ phải chuẩn bị điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân trong thời gian dài.
Video đang HOT
Trong buổi họp báo công bố tài liệu, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết đất nước cần phải trang bị vũ khí tốt hơn trước mối đe doạ tiềm tàng từ Nga.
“Chiến dịch của Nga đã thay đổi hoàn toàn tình hình an ninh ở châu Âu – trước hết là giữa các đối tác phía đông EU và NATO của chúng ta như ở các nước vùng Baltic, bên cạnh các mối đe dọa khác như tấn công mạng, gián điệp và thông tin sai lệch”, Bộ trưởng Nancy nhấn mạnh ngoài tất cả các biện pháp bảo vệ của cơ quan an ninh cũng như răn đe và phòng thủ quân sự, Đức phải tăng cường hơn nữa hoạt động bảo vệ dân sự.
Tài liệu cũng nói thêm nếu chiến tranh nổ ra, người dân Đức không thể quá phụ thuộc vào chính phủ mà phải sẵn sàng tự giúp mình trước, cũng như giúp đỡ những người hàng xóm nếu có thể. Các nhà chức trách có quyền sơ tán dân thường đến một số khu vực nhất định.
Luật pháp yêu cầu các cơ quan truyền thông phát sóng và kỹ thuật số của Đức phải chia sẻ thông tin quan trọng của chính phủ ngay lập tức. Với tư cách là đài truyền hình nhà nước của Đức, Deutsche Welle sẽ có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp cho chính phủ thông tin về thời gian phát sóng để thông báo các luật, quy định và cập nhật mới.
Kế hoạch thời chiến cập nhật của Đức được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra cảnh báo đối với các nước phương Tây. Cuộc chiến ở Ukraine đã bước sang năm thứ ba, chưa có hồi kết rõ ràng và lo ngại rằng cuộc xung đột có thể lan sang một cuộc chiến rộng hơn liên quan đến NATO.
Ngày 5/6, tờ Der Spiegel dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho hay: “Chúng ta phải sẵn sàng cho chiến tranh vào năm 2029″.
Không chỉ Đức, một số nước như Anh cũng bày tỏ sự cần thiết mức độ sẵn sàng chiến tranh. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hồi tháng 2 cảnh báo “chiến tranh đang đến” với Anh vào cuối thập kỷ này và cần đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng.
Trong những tuần gần đây, Nga đã đưa ra một số cảnh báo rõ ràng nhất tới phương Tây, sau khi một số đồng minh của Ukraine cho phép Kiev sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu hạn chế bên trong lãnh thổ Nga.
Tổng thống Putin miêu tả động thái cung cấp vũ khí của phương Tây là một “bước đi rất nghiêm trọng và nguy hiểm”, có thể dẫn đến việc Moskva có những bước đáp trả tương xứng.
Mục đích NATO phát triển các 'hành lang đất liền' dẫn tới sườn phía Đông
NATO đang phát triển nhiều "hành lang trên bộ" để có thể đưa quân đội và thiết giáp của Mỹ ra tiền tuyến đề phòng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu với Nga.
NATO muốn 300.000 binh sĩ luôn trong trạng thái sẵn sàng. Ảnh minh họa: The Telegraph
Dẫn các nguồn tin khác nhau, báo Anh The Telegraph ngày 4/6 đưa tin lính Mỹ sẽ đổ bộ tại một trong năm cảng then chốt và di chuyển dọc theo các tuyến đường hậu cần được lên kế hoạch từ trước, chuẩn bị sẵn sàng trước một cuộc tấn công tiềm tàng từ Moskva.
Diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh các nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên minh cảnh báo rằng các chính phủ phương Tây phải tự chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga trong hai thập kỷ tới. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh phân quyền và hỗ trợ chung (JSEC) của liên minh từng cảnh báo NATO chỉ có 5% lực lượng phòng không cần thiết để bảo vệ sườn phía Đông.
Chính vì vậy, các tuyến đường hậu cần đã trở thành ưu tiên hàng đầu kể từ khi các nhà lãnh đạo NATO thống nhất điều động 300.000 quân luôn trong tình trạng sẵn sàng cao độ để bảo vệ liên minh tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Litva vào năm ngoái.
Để làm được điều đó, kế hoạch của NATO yêu cầu quân đội Mỹ đổ bộ vào các cảng của Hà Lan và sau đó đi tàu tới Đức và Ba Lan. Cụ thể, trong trường hợp xảy ra giao tranh với Nga, quân đội Mỹ sẽ đến cảng Rotterdam trước khi được điều động về phía Đông.
Tuy nhiên, các thỏa thuận khác cũng đang được thực hiện ngầm nhằm mở rộng các tuyến đường đến các cảng nhằm đảm bảo lực lượng quân nhân sẵn sàng không bị cắt đứt.
Trong trường hợp lực lượng NATO xuất phát từ Hà Lan bị gián đoạn hoặc các cảng Bắc Âu bị phá hủy, liên minh này sẽ chuyển trọng tâm sang các cảng ở Italy, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ các cảng của Italy, quân đội Mỹ có thể đi đường bộ qua Slovenia, Croatia tới Hungary - quốc gia có chung biên giới với Ukraine.
Các kế hoạch tương tự cũng được đưa ra nhằm vận chuyển lực lượng từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp qua Bulgaria và Romania để tiếp cận sườn phía Đông, hay qua các cảng ở vùng Balkan, cũng như qua Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.
Trong các hành lang này, binh sĩ NATO sẽ không bị hạn chế bởi quy định địa phương và sẽ được tự do vận chuyển các lô hàng.
Trước đây, chính phủ Pháp từng phàn nàn rằng xe tăng của họ đã bị mắc kẹt ở biên giới nước ngoài bởi các quy trình quan liêu trong khi cố gắng triển khai ở Romania.
Moskva cáo buộc NATO huấn luyện tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga Người đứng đầu cơ quan biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Vladimir Kulishov cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang huấn luyện tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí hạt nhân gần biên giới nước này. Binh sĩ Đức tham gia cuộc tập trận quân sự chung Litva-Đức tại Pabrade (Litva), ngày...