CNN, ông Obama, nhà Clinton và hàng loạt quan chức Mỹ nhận được bưu kiện chứa bom
Washington lên án việc gửi hàng loạt bưu kiện có chứa thiết bị nổ tới trụ sở CNN và các quan chức, chính khách nổi tiếng của Mỹ là hành vi khủng bố.
Nhà Trắng ra thông cáo lên án các âm mưu tấn công bạo lực nhằm vào các chính khách nổi tiếng đảng Dân chủ của Mỹ như cựu Tổng thống Barack Obama, cựu Tổng thống Bill Clinton cùng vợ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã mở một cuộc điều tra về các vụ việc này.
Hàng loạt quan chức Mỹ nhận gói hàng nghi chứa bom. (Ảnh: CNN)
Theo Reuters, các gói hàng khả nghi được bọc giống nhau với một túi nilon bên trong và đề địa chỉ người gửi là Debbie Wasserman Schultz, một dân biểu Mỹ và cựu chủ tịch đảng Dân chủ, FBI nói.
Như truyền thông Mỹ ngày 24/10 đưa tin các gói bưu kiện chứa bom được gửi tới nhà riêng của vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ở ngoại ô thành phố New York và Văn phòng cựu Tổng thống Barack Obama ở Washington D.C.
Gói hàng chứa bom được gửi tới các quan chức Mỹ và CNN. (Ảnh: CNN)
Video đang HOT
Cùng ngày, văn phòng CNN tại New York cũng nhận được một gói hàng khiến cảnh sát phải sơ tán tòa nhà Time Warner tại một khu vực đông đúc gần Central Park, New York. “Đến nay các thiết bị nổ được xác nhận là bom ống” – John Miller từ ủy ban tình báo và chống khủng bố cảnh sát New York cho biết.
Theo kênh NBC News, bưu kiện chứa một quả bom hình ống, giống bưu kiện được tìm thấy trong hòm thư tại nhà riêng của tỷ phú George Soros vài ngày trước đó.
Sự cố xảy ra ngay trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ ngày 6/11 – sự kiện sẽ quyết định liệu Đảng Dân chủ có thể lấy lại được đa số ghế Quốc hội từ Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump hay không.
“Đây rõ ràng là một hành động khủng bố cố gắng phá hoại tự do báo chí và các lãnh đạo đất nước thông qua bạo lực” – Thị trưởng New York Bill de Blasio nói trong một cuộc họp báo. Ông phủ nhận thông tin cho rằng thông tin về các gói hàng là một trò lừa đảo. “Nó là những quả bom thật, thực sự là đồ thật” – ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lên tiếng sau hàng loạt sự cố xảy ra: “Trong những lúc như thế này, chúng ta phải đoàn kết, chúng ta phải đi cùng nhau, để gửi một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ và vững chắc rằng những hành vi đó hoặc những mối đe dọa bạo lực chính trị dưới bất kỳ hình thức nào đều không có chỗ tồn tại ở nước Mỹ. Chúng tôi vô cùng tức giận, buồn và thất vọng về những gì chứng kiến sáng nay và sẽ đi đến tận cùng sự việc”.
(Nguồn: CNN, Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhà điều tra Pháp phát hiện chi tiết mới liên quan sự mất tích bí ẩn của MH370
Các nhà điều tra Pháp hé lộ thêm những chi tiết mới liên quan tới sự mất tích bí ẩn chiếc máy bay của Malaysia Airlines hơn 4 năm trước.
Theo Sputnik, trong quá trình rà soát lại thông tin về các hành khách của MH370, các nhà điều tra Pháp đã phát hiện ra những tình tiết mới đáng ngờ.
Vụ máy bay MH370 mất tích vẫn còn là một điều bí ẩn. (Ảnh: AP/Ng Han Guan)
Những hành khách'khác thường'
Người phụ trách điều tra của Cơ quan Vận tải hàng không Pháp (Air Transport Gendarmerie - ATG), cho biết các nhà điều tra Pháp đã phát hiện được một hành khách Malaysia có kiến thức về hàng không ngồi bên dưới module liên lạc vệ tinh, điều này giúp củng cố thêm cho nhận định máy bay đã bị không tặc cướp.
Những hành khách khả nghi khác có mặt trên chuyến bay bao gồm hai người Ukraine và một người Mỹ với "hồ sơ khác thường", bên cạnh đó là một người Iran, người này được cho là đã lên Facebook kêu gọi mọi người cầu nguyện cho anh ta trước chuyến bay.
Cuộc tìm kiếm MH370 mở rộng đến Mỹ
Nhà điều tra Pháp cũng hy vọng FBI Mỹ có thể vào cuộc, giúp phân tích dữ liệu ổ cứng từ chương trình mô phỏng bay tại nhà của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và gặp các đại diện của Boeing để kiểm tra lại các dữ liệu gốc. Một chuyến đi hồi tháng 9 trước đó bị hủy do FBI phản đối các điều khoản bảo mật và bí mật thương mại của Boeing.
"Chúng tôi hơi tức giận một chút và giờ chúng tôi muốn nói hãy dừng lại, đã thực sự là lúc Mỹ cần hợp tác về vấn đề này. Chúng tôi cần đến đó vì có 3 đơn vị nắm giữ những thông tin quan trọng để chúng tôi có thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra trên chuyến bay cách đây hơn 4 năm", nhà điều tra Pháp nói.
Một "đơn vị thứ ba" nắm dữ liệu bí mật?
Các nhà điều tra ATG cũng tìm ra một bên thứ ba, được gọi là SITA, công ty tại Thụy Sỹ cung cấp dịch vụ liên lạc vệ tinh cho hãng hàng không Malaysia. Nhiệm vụ hiện tại là tìm xem liệu phần mềm của SITA có khả năng xâm nhập vào Satcom - ăng-ten kết nối tín hiệu từ máy bay đến vệ tinh Inmarsat hay không.
Ngoài ra, một người khác được cho là đã gọi điện thoại từ di động cá nhân ngay trước khi máy bay biến mất khỏi radar, nhưng không có dữ liệu tương tự nào khác được tìm thấy về 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn.
Theo Sputnik, Pháp là nước duy nhất vẫn tiếp tục điều tra vụ máy bay MH370 mất tích, sau khi Malaysia kết thúc quá trình tìm kiếm kéo dài 4 năm tiêu tốn hàng triệu USD. Tháng 7/2018, trong công bố điều tra cuối cùng Chính phủ Malaysia thừa nhận không biết điều gì đã xảy ra trên chuyến bay, đồng thời cho biết máy bay được chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay trước khi biến mất khỏi radar.
MH370 mất tích ngày 8/3/2014 trên đường từ Kuala Lumpur, Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc tuyến đường bay đi qua các trạm điều khiển không lưu ở Malaysia và Việt Nam. Chỉ một số mảnh vỡ, được cho là từ máy bay này, được tìm thấy ở một số địa điểm khác nhau, bao gồm đảo Reunion Pháp ở Ấn Độ Dương, Nam Phi và Mozambique.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Liệu có quá muộn để Mỹ kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy? Trong những năm gần đây, tranh luận về chính sách Trung Quốc ở Mỹ bắt đầu phản ánh thực tế hơn khi nhận ra tham vọng của Trung Quốc trong việc thay thế Mỹ trở thành siêu cường dẫn đầu toàn cầu. "Liệu có quá muộn để Mỹ kiềm chế đối thủ địa chính trị?" - câu hỏi được chuyên gia Brahma Chellaney,...