CNN: Loạt ảnh cuộc chiến của Cảnh sát biển Việt Nam
Nằm trong nhóm 40 phóng viên trong và ngoài nước được phép tiếp cận nơi giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, phóng viên đài CNN đã ghi lại những hình ảnh đời thường của tàu cảnh sát biển Việt Nam
Có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8003, phóng viên Euan McKirdy của CNN tận mắt chứng kiến cảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng và cố tình va chạm tàu Việt Nam.
Ngoài những giây phút căng thẳng, hình ảnh giản dị trên tàu cũng được ống kính phóng viên ghi lại.
Mỗi lần tuần tra của tàu Cảnh sát biển trên vùng biển này kéo dài một tuần
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc nhìn từ tàu 8003.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Vạch kế hoạch ứng phó
Video đang HOT
Một nhóm khoảng 40 phóng viên trong và ngoài nước có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam để ghi hình.
Giàn khoan Hải Dương 981 cách tàu 8003 mà McKirdy đang đứng khoảng 10 hải lý
Tình yêu nước của một chiến sĩ Cảnh sát Biển và một phóng viên Việt Nam
Tàu Trung Quốc rình rập tàu Việt Nam
Thượng úy Bùi Văn Sơn làm việc trên tàu 8003
Đánh bóng bàn trên tàu
Cảnh sát biển Việt Nam phơi cá khô dùng làm lương thực tại chỗ.
Thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu, kể cả gà, được tiếp tế cho lực lượng Cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa
Một phóng viên quay phim từ mũi tàu 8003
8003 là một trong những tàu lớn và tốt nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Tàu được trang bị pháo cỡ 25 mm và 14,5 mm…
…và đang làm nhiệm vụ tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Theo Người Lao Động
Việt Nam lên án Trung Quốc gây 'nhân họa' tại ASEM
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng ví hành vi của Bắc Kinh trên Biển Đông như một "thảm họa do con người gây ra", đồng thời khẳng định quyết tâm giữ vững quyền chủ quyền của Việt Nam.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị ASEM hôm qua. Ảnh: Rappler
Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng hôm qua có bài phát biểu tại Hội nghị Á-Âu (ASEM) về quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Manila, Philippines.
Trước mặt 50 quan chức chính phủ từ hai châu lục, trong đó có đại biểu Trung Quốc, Thứ trưởng có những tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông trong bài diễn văn của mình.
"Từ ngày 1/5, Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vị trí sâu hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam", Rappler dẫn lời Thứ trưởng. "Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đây là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc tham gia ký kết".
Ông Hoàng Văn Thắng khẳng định hành động đặt giàn khoan trái phép, đồng thời điều hơn 130 tàu và máy bay đến hộ vệ, là ví dụ điển hình của "thảm họa gây ra bởi con người".
"Việt Nam mong muốn hòa bình, hữu nghị, nhưng chúng tôi kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền bằng các biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế". Cuối cùng, Thứ trưởng kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục ủng hộ những yêu cầu chính đáng, hợp lý của Việt Nam.
Trước nhận xét này, đại diện từ Trung Quốc đã lên tiếng phản biện. "Tàu Việt Nam khiêu khích trước, Trung Quốc luôn hết sức kiềm chế", đại biểu này cố gắng bao biện cho hành động đâm húc tàu Việt Nam từ phía Trung Quốc. "Chúng tôi hy vọng hội nghị này không đi lạc hướng".
Hội nghị ASEM được tổ chức trong hai ngày 5-6/6 ở Philippines, giữa bối cảnh căng thẳng Biển Đông vẫn chưa hạ nhiệt. Trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhận định tàu Trung Quốc hoạt động mạnh trong vùng biển mà Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Manila. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng cho biết quốc gia này có thể sớm làm thêm một đơn kháng nghị Bắc Kinh về vấn đề biển đảo.
Theo Vnexpress
Học giả Trung Quốc: Quá yếu không bảo vệ được lãnh thổ mới phải kiện?! Trong cơn mê sảng, giới học giả nước này đã thừa nhận rằng, mặc dù là một thành viên phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ nó vào sọt rác. Khúc Tinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc. China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 6/6 đưa tin, một số học giả Trung Quốc hôm qua...